Giáo án vnen bài Ôn tập về dấu câu

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ôn tập về dấu câu. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích.

Ngày soạn:…/…/20…
Ngày dạy: …/…/20…
Tiết 123 -> 126
BÀI 30: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: hệ thống hóa kiến thức về dấu câu.
2. Kĩ năng: sử dụng dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than). Tự đánh giá ưu, nhược điểm của bài văn miêu tả sáng tạo.
3. Thái độ: yêu tiếng Việt. có ý thức ôn tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, phiếu học tập
• Bảng phụ ,máy chiếu
2. Học sinh: Xem trước bài, đọc kĩ bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu- Nội dung- Phương thức Yêu cầu cần đạt Dự kiến tình huống
A. Hoạt động khởi động:
Gv cho h/s hoạt động cá nhân
H/s đọc mục A và thực hiện yêu cầu
? Câu chuyện nói lên điều gì?
*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, hoạt động cá nhân.
Gv chuẩn kiến thức, chuyển
B. Hoạt động luyện tập:
Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần
a. Đặt dấu (.), dấu (?), dấu (!) vào vị trí thích hợp? Giải thích vì sao em lại đặt các dấu câu như vậy?
b. Cách dùng dấu chấm, chấm hỏi, chấm than có gì đặc biệt?
c. So sánh cách sử dụng dấu câu trong từng cặp, cách nào là hợp lí?
d. cách dùng dấu chấm, chấm than có đúng không? Nếu k hãy sửa lại cho đúng.
e. Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp?
g. Trong đoạn đối thoại có dấu chấm hỏi nào dùng k đúng? Vì sao?

*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp.

Gv cho h/s hoạt động cá nhân
H/s đọc mục A và thực hiện yêu cầu
? Đọc lại bài văn? Nhận xét các nội dung: ý, bố cục...
Nghe nhận xét.
*Phương pháp , kĩ thuật dạy học :Thuyết trình , hoạt động cá nhân.
Gv chuẩn kiến thức , chuyển

Gv cho h/s hoạt động cặp đôi tìm hiểu chú thích về tác giả tác phẩm
H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện
GV quan sát trợ giúp khi cần
a. Xác định từ loại?
b. Xác định cụm dt, cđt, ctt?
c. Xác định phép tu từ?

*Phương pháp, kĩ thuật dạy học: PP thảo luận cặp, vấn đáp.
Gv chuẩn kiến thức.

C. Hoạt động vận dụng:
Gv giao nhiệm vụ cho từng cá nhân về nhà thực hiện yêu cầu mục C, D/106
1. Chỉ ra sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa của mỗi câu trong từng cặp
a - Mẹ đã về. -> thông báo
- Mẹ đã về! -> thể hiện sự vui mừng.
b - Đến bao giờ mẹ mới được gặp con? -> muốn biết rõ về thời gian.
- Đến bao giờ mẹ mới được gặp con! -> buồn vì k biết đến bao giờ mới đc gặp con.

2. Đặt dấu chấm, dấu chấm than,dấu chấm hỏi vào những vị trí thích hợp trong chỗ có dấu ngoặc đơn ở đoạn văn.
3. Viết đoạn văn (5-7 câu) miêu tả 1 nhân vật mà e yêu thích, trong đó có sd dấu chấm hỏi, dấu chấm than?
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Đọc lại một văn bản truyện kí đã học ở kì 2 và nhận xét cách sử dụng từ loại ,các cụm từ ,tự rút ra bài học về cách sử dụng từ ngữ

1. Ôn tập dấu câu:
a. Đặt dấu câu thích hợp
(1) Ôi thôi, chú mày ơi(!) Chú ….. khôn.
-> Dùng dấu! kết thúc câu cảm thán
(2) Con….không(?)
-> Dùng dấu? kết thúc câu hỏi
(3) Cá …với(!) Thương… với(!)
-> Dùng dấu ! kết thúc câu khiến
(4) Giời…hè(.) Cây…tùm(.) Cả…thơm(.)
-> Dùng dấu . kết thúc câu trần thuật
b. Cách dùng đặc biệt
(1) Được….nào . ->Tỏ thái độ sẵn sàng lắng nghe
Thôi ….đi. ->Tỏ thái độ giễu cợt, khinh thường
->Dùng dấu (.) kết thúc câu câu khiến khi ngữ điệu cầu khiến không được nhấn mạnh
(2) AFT đưa….gầy (!?)
Dùng dấu chấm than kết thúc câu trần thuật biểu thị thái độ mỉa mai về nội dung thông tin
Dùng dấu chấm hỏi biểu thị ý nghi ngờ về tính xác thực của thông tin
c. So sánh cách dùng dấu câu
(1)
Cách 1 - Dùng dấu câu sau từ Quảng Bình là hợp lí.Vì mỗi câu mang một thông tin Câu 1: Vị trí động, Câu 2 : Cách tới động
- Dùng dấu phẩy sau từ Quảng Bình là không hợp lí vì:
+ Biến câu thành câu ghép có hai vế nhưng ý nghĩa của hai vế này lại rời rạc, không liên quan chặt chẽ với nhau.
+ Câu dài không cần thiết.
(2)
Cách 1- Dùng dấu chấm sau từ bí hiểm là không hợp lí vì:
+ Tách VN2 khỏi CN.
+ Cắt đôi cặp quan hệ từ vừa...vừa...
Cách 2- Dùng dấu chấm phẩy là hợp lí vì đây là 2 vế câu ghép
d. Chữa lỗi dùng dấu câu:
Câu1: Tôi chẳng…..gì(.)->Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn.
Câu 2: Và…nữa(.)->Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn.
Câu 3. Chỉ…lên(.)Dùng dấu chấm vì đây là câu trần thuật chứ không phải là câu cảm
e. Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp:
-Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi!
- Động Phong Nha thật đúng là "Đệ nhất kì quan" của nước ta!
- Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấo dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.
g. Nhận xét về cách dùng dấu chấm hỏi
- Bạn đã đến động Phong Nha chưa? (Đúng)
- Chưa? (Sai) -> thay bằng (.)
Thế còn bạn đã đến chưa? (Đ)
- Mình đến rồi.Nếu....đến thăm động như vậy? (S) ->thay bằng(.)

h. Dùng dấu câu thích hợp:
Chị Cốc liền quát lớn
- Mày nói gì(?)
- Lạy chị, em có nói gì đâu(!)
Rồi Dế Choắt lủi vào(.)
- Chối hả(?) Chối này(!) Chối này(!)
- Mỗi câu "Chối này" chị Cốc lại giáng một mỏ xuống(.)

2. Rút kinh nghiệm bài tập làm văn miêu tả sáng tạo:
a. Đọc bài văn tự rút ra ưu nhược điểm cho bài viết của mình
b. Rút kinh nghiệm cho bạn

3. Luyện tập về từ loại và các phép tu từ tiếng Việt:
a.
Từ loại Ví dụ
DT Khoeo chân, râu, cào cào...
ĐT Đi, đứng ,đá,núp...
TT Oai vệ , tợn, to...
Số từ Hai
Lượng từ Mỗi, mấy....
Chỉ từ ấy vậy
Phó từ Lắm, cũng , không
b. Cụm DT,Cụm động từ, Cụm tính từ Cụm DT
- Hai chiếc râu
- Mấy chị cào cào
- Những gã xốc nổi .
Cụm động từ
Rung lên, rung xuống , Cũng nhịn, đã quát...
Cụm tính từ
- Tợn lắm, vừa ngơ ngác dưới đầm lên
c. Phép tu từ
Phép tu từ Ví dụ
So sánh Không nói có lẽ họ nể hơn là sợ
Nhân hóa Chị cào cào , anh gọng vó,...
Ẩn dụ
Hoán dụ Tay ghê gớm

Hs có thể k xác định được dấu câu đc sd có gì đặc biệt? gv định hướng.

Hs có thể k nêu được sự hợp lí trong sd dấu câu.

Hs có thể chưa đưa ra nhận xét chính xác. Gv định hướng.

Hs có thể xác định sai phép tu từ. Gv định hướng.

*Nhật kí qua bài dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.