Giáo án ngữ văn 6: Bài Ôn tập văn miêu tả

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập văn miêu tả. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:

ÔN TẬP VĂN MIÊU TẢ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn tự sự.
- Yêu cầu và bố cục của bài văn miêu tả .
2. Kỹ năng:
- Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng.
- Lựa chon trình tự miêu tả hợp lí
- Xác định đúng những đặc điểm tiêu biểu khi miêu tả.
3. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giao tiếp, k/ năng ứng xử, lắng nghe tích cực ....
- Năng lực suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin ...
4. Thái độ:
- Có ý thức chuẩn bị ôn tập tích cực.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bài soạn , tài liệu, đồ dùng DH. Máy chiếu, máy tính.
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, p2 thuyết trình...
- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
- GV dẫn dắt: Trong các tiết học trước, các em đã được tìm hiểu về thể loại văn miêu tả. Nhiều bạn đã xác định đúng thể loại và nhiều bài viết tốt. Tuy nhiêu. Một số bạn khi làm văn miêu tả thường nhầm lẫn với thể loại tự sự. Bài học hôm nay sẽ ôn lại cách làm một bài văn miêu tả
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 15p
Hoạt động 1: Ôn tập văn miêu tả.
- Bước 1: Gv chia lớp thành 3 nhóm, ôn tập lại các đặc điểm của văn miêu tả. (thời gian: 3 phút)
- Các nhóm tiến hanh thảo luận và trinh bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 1. Ôn tập văn miêu tả.
Nhóm 1: Trong văn miêu tả, dù tả cảnh hay tả người, chúng ta cần chú ý những điểm gì?
Dù tả cảnh hay tả người: lựa chọn chi tiết, h/a đặc sắc, tiêu biểu, trìh bày theo thứ tự nhất định.
- Dùng liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh
Dù tả cảnh hay tả người: lựa chọn chi tiết, h/a đặc sắc, tiêu biểu, trìh bày theo thứ tự nhất định.
- Dùng liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh.
Nhóm 2: Em hãy nêu các bước để làm một bài văn miêu tả?
+ Xác định đối tượng cần tả
+ Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
+ Trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí. Các bước để làm một bài văn miêu tả:
+ Xác định đối tượng cần tả
+ Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
+ Trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí.
Nhóm 3: Dàn ý bài văn ta cảnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần tả
+ Thân bài: Tả chi tiết đối tượng
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả. Dàn ý bài văn tả cảnh
+ Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần tả
+ Thân bài: Tả chi tiết đối tượng
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.
- Bước 2: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc, GV nhấn mạnh kiến thức. * Ghi nhớ: SGK
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thực hành
- Thời gian: 20 phút
Hoạt động 2: Luyện tập
Gv hướng dẫn hs luyện tập
Bài tập 1: HS trả lời các câu hỏi
- Học sinh đọc bài tập (SGK) và nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và hoan thanh bài vào vở.
- Các nhóm thảo luận và đại diện trả lời. Nhóm cùng làm bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
- Đoạn văn tả cảnh gì? Nêu nhận xét về cảnh đó?
- Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
- Theo em điều gì đã làm cho đoạn văn hay và độc đáo?
- Đoạn văn hay và độc đáo vì:
+ Các chi tiết được lựa chọn. Các hình ảnh đặc sắc.
+ Những so sánh, liên tưởng mới mẻ, thú vị.
+ Vốn ngôn từ phong phú, sắc sảo
=> Cảnh sống động như thật.
+ Tình cảm, thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
- Đoạn văn trên theo em đẹp nhất là cảnh nào? Vì sao?
Mắt trời mọc trên biển: hình ảnh kì vĩ, đẹp tráng lệ.
- Đoạn văn trên là đoạn văn miêu tả hay tự sự? Vì sao em nhận ra điều đó?
- Mtả: không có sự việc chỉ có cảnh, các từ ngữ so sánh liên tưởng… 2. Luyện tập
Bài tập 1
- Đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
Bài tập 2:
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, lập dàn ý cho đề bài.
- HS thực hiện và trả lời. HS khác bổ sung
- GV chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn: Em hãy viết một vài câu miêu tả chi tiết đầm sen có sd một vài biện pháp nghệ thuật tu từ đã học? Bài tập 2:
Dàn ý tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở: a. Mở bài:
Giới thiệu đầm sen (Đầm sen nào? Mùa nào? ở đâu?)
b. Thân bài: Tả chi tiết:
- Lá, hoa, hương vị, màu sắc…
- Gió, không khí…
(Trình tự tả: Từ bờ ra hay từ giữa đầm vào, hay từ trên cao nhìn xuống).
c. Kết bài: Ấn tượng của em về đầm sen
* Sử dụng phép tu từ khi làm văn miêu tả.
Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS đọc bài tập và nêu yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- HS đọc thầm văn bản.
- GV chia lớp thanh 2 nhóm:
+Nhóm 1: tìm trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+ Nhóm 2: làm bài: Buổi học cuối cùng.
- Đại diện hai nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bài tập 3:
? Căn cứ vào đâu em phân biệt được đoạn văn miêu tả, đoạn văn tự sự?
- Đoạn kể: Chủ yếu là hành động kể.(kể ai? Về việc gì? ở đâu?…
- Đoạn tả: Chủ yếu là hành động tả: Tả ai? Tả cái gì?Cảnh hoặc người đó như thế nào? hoặc có đặc điểm gì nổi bật?….
? Qua việc tìm hiểu bài tập, hãy cho biết: Muốn tả cảnh hoặc người được hay, hấp dẫn ta phải làm thế nào?
- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, trình bày theo thứ tự… Biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh… - Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, trình bày theo thứ tự… Biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh…
- GV giao bài tập về nhà. HS thực hiện tại nhà
- GV hướng dẫn cách viết bài văn miêu tả: Tả người bạn thân của em. Bài tập 4
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ tư duy, củng cố kiến thức về văn miêu tả.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Thời gian: ( )
- GV đưa yêu cầu: Viết một đoạn văn ngắn, chủ đề: Mùa hạ.

4. Hướng dẫn học sinh ở nhà (5 phút)
- Nhớ được các bước làm bài văn miêu tả.
- lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả: bài tập 4
- Chuẩn bị bài: Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.