Giáo án vnen bài Treo biển

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Treo biển. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…

BÀI 12: TREO BIỂN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
• Xác định được ý nghĩa,nội dung của truyện Treo biển, phân tích được chi tiết gây cười rõ nhất, rút ra đặc điểm của thể loại truyện cười.
• Trình bày được ý nghĩa và công dụng của số từ, lượng từ.
• Trình bày đặc điểm cách thức kể chuyện đời thường.
2. Kĩ năng: biết cách sử dụng số từ, lượng từ.
3. Thái độ: yêu tiếng Việt.
4. Phẩm chất năng lực: ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, hợp tác...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh , phiếu học tập
• Bảng phụ ,máy chiếu
2. Học sinh : Xem trước bài, soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: nhóm, cặp đôi, thuyết trình vấn đáp...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh
Tuần 12 – Tiết 45-> 50
- Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
- PP, KT: giao và giải quyết vấn đề
- PTHĐ: nhóm
Cho h/s hoạt động chung cả lớp
- Kể tên truyện cười
- Kể lại một truyện cười
GV yêu cầu h/s khác nhận xét phần thể hiện của bạn
GV nhận xét và chuyển hoạt động

Em sẽ đọc văn bản với giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe ?
GV chốt cách đọc : Thể hiện được các lời thoại , giọng hóm hỉnh hài hước
Yêu cầu h/ s đọc văn bản
Yêu cầu h/s nhận xét, gv nhận xét

Thảo luận nhóm lớn
Các nhân vật của truyện ? Nhân vật chính ?
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác bổ sung, gv chốt.

GV cho hs hoạt động cặp đôi
Tìm hiểu bố cục ,sự việc
Yêu cầu hs tráo bài và kiểm tra cho nhau , gv chốt.

GV yêu cầu hs tìm hiểu chú thích
? Biển là gì ?
- Vật dụng làm bằng tre nứa , gỗ, sắt , nhựa,vải ... treo trên cửa hiệu để quảng cáo về mặt hàng

GV cho học sinh hoạt động nhóm lớn thực hiện yêu cầu câu hỏi :
Nhà hàng treo biển để làm gì ?
Nội dung biển ?
Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

Nội dung ấy có cần thiết và phù hợp với công việc của nhà hàng không ?

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chốt

GV cho học sinh hoạt động nhóm lớn thực hiện yêu cầu câu hỏi :
Có mấy người góp ý về tấm biển?
Góp ý về những khía cạnh nào? Phản ứng của nhà hàng
Nhận xét từng ý kiến?
Kết quả ra sao ? Chi tiết nào gây cười?

Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
Truyện có ý nghĩa gì? Bài học được rút ra?
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chốt

Gv cho học sinh hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục a ,b
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chốt
? Em đã đọc câu chuyện hoặc thành ngữ nào liên quan đến câu chuyện “Treo biển ”?
HS:
- Đẽo cày giữa đường
- Bảy cũng ừ ,tư cũng gật
- Gió chiều nào theo chiều ấy

Gv cho hs đọc yêu cầu mục a
Gv phát phiếu học tập cho hs, yêu cầu hoạt động cá nhân
Sau khi làm xong học sinh tự tráo đổi bài kiểm tra kết quả cho nhau
Gv chuẩn kiến thức.
Gv cho hs đọc yêu cầu mục b
? Từ vài chỉ lượng nhiều hay ít?
? Các từ “ các ,những , cả mấy” chỉ lượng ít hay nhiều ?
? Những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật người ta gọi đó là gì ?
Thế nào là lượng từ ?

- Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục b SGK
Xác định lượng từ trong các tập hợp
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

Gv cho hs đọc yêu cầu mục a
- Gv cho hs hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 4a ,b sgk111
Xác định lượng từ trong các tập hợp
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

Gv cho cac nhóm thi đua kể các truyện cười đã học hoặc đã đọc
Gv hướng dẫn học sinh lập dàn ý, viết bài theo dàn ý
Dàn ý : Cuộc gặp gỡ với các chú bộ đội
Mở bài
- Ngày 22-12 năm vừa rồi, trường em đã tổ chức một chuyến đi thăm các chú bộ đội
Thân bài:
- Không khí náo nức, hào hứng phấn chấn chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi.
- Trên đường đi và niềm vui gặp gỡ:
+ Dọc đường: hát hò, hồi hộp…
+ Đến nơi:
- Các chú, các anh bộ đội: vui vẻ, thân thiện, đón tiếp nồng nhiệt.
- Sau màn chào hỏi tưng bừng, tất cả cùng đi tham quan nơi ăn, nơi ở, phòng truyền thống, khu vực luyện tập… của đơn vị.
- Trên hội trường diễn ra cuộc gặp gỡ:
+ Tất cả trở lại hội trưởng để nghe các chú, các anh nói chuyện ( phần trọng tâm ).
+ Giới thiệu người nói chuyện.
+ Nội dung câu chuyện: Kể về ai, về việc gì? Xảy ra ở đâu,trong hoàn cảnh nào? Nhân vật trong chuyện là người đang kể chuyện hay đồng đội, còn sống hay đã hi sinh?...
+ Trong câu chuyện có những tình huống gay cấn, những chi tiết bất ngờ nào?
- Kết thúc cuộc gặp gỡ, đại diện HS lên phát biểu:
+ Thay mặt thầy cô và các bạn cảm ơn sự đón tiếp, cảm ơn người nói chuyện.
+ Phát biểu cảm xúc: cảm động, tự hào, biết ơn…
+ Hứa hẹn: học tập và rèn luyện tốt, xứng đáng với thế hệ cha anh; sẵn sàng tiếp bước cha anh xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Kết bài:
- Hiểu biết hơn về hình ảnh anh bộ đội và ngày 22-12.
- Cảm xúc dạt dào, mong có nhiều dịp gặp gỡ, giao lưu nữa để nâng cao hiểu biết và đời sống tâm hồn thêm phong phú.
GV cho hs bày tỏ suy nghĩ cá nhân, lí giải vì sao ?
GV hướng dẫn hs thực hiện

A. Hoạt động khởi động
- Tên truyện cười :
- Kể truyện cười

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản

- Nhân vật : Chủ cửa hàng , người qua đường, khách 1, khách 2, láng giềng
- Nhân vật chính : Chủ cửa hàng
- Bố cục : 3 phần
+ “Một….tươi”: Nhà hàng treo biển
+ “Biển ….nữa” Những lời góp ý
+ Còn lại : Nhà hàng cất biển
- Sự việc :
+ Nhà hàng treo biển
+ Lời góp ý của người qua đường
+ Lời góp ý của khách 1
+ Lời góp ý của khách 2
+ Góp ý của láng giềng
+ Nhà hàng cất biển

- Chú thích

2. Tìm hiểu văn bản

- Mục đích treo biển: Giới thiệu sản phẩm cần bán
- Nội dung biển : Ở đây có bán cá tươi
+ Ở đây: thông báo địa điểm
+ Có bán: Hoạt động của cửa hàng
+ Cá: Mặt hàng
+ Tươi: chất lượng hàng
=>Phù hợp cần thiết, là cách làm thông thường của mọi cửa hàng buôn bán

- Sự góp ý của khách:
Có bốn người góp ý: lần lượt bỏ các từ trên biển
+ Ý 1:Bỏ “Tươi”
+ Ý 2: “Ở đây”
+ Ý 3: “Có bán”
+ Ý 4: Cá
-> Các ý kiến không hợp lí
- Cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ nhà hàng -> cất biển => Mất hết chủ kiến
Ý nghĩa
- Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến, không suy nghĩ.
- Phê phán những người không có lập trường.

- Nhân vật bị chê cười : chủ nhà hàng bán cá
- Lí do bị chê cười : Không có chủ kiến
- Chi tiết gây cười nhất: Hành vi của nhà hàng bán cá khi cất nốt cái biển
- Truyện cười : là loại truyện dân gian
+ Kể về những hiện tượng đáng cười
+ Nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu
+ Thường có yếu tố hài hước
+ Kết cấu ngắn gọn chặt chẽ
+ Kết thúc bất ngờ .

3. Tìm hiểu số từ, lượng từ
Câu Số từ chỉ số lượng Số từ chỉ thứ tự
a 1 một
a 2 hai ,một trăm,một trăm,chín,chín,chín,một
a 3 Hai thứ sáu
- Về ý nghĩa : Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự
- Về vị trí trong cụm từ : Số từ chỉ số lượng thường đứng trước danh từ ,số từ chỉ thứ tự thường đứng sau danh từ
- Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật

- Những các vài mấy ,dăm, mươi, trăm, nghìn ,triệu

* Lưu ý : Cần phân biệt giữa lượng từ và danh từ chỉ đơn vị

4. Tìm hiểu đặc điểm ,cách thức kể chuyện tưởng tượng:

- Chi tiết thực : Các bộ phận chân ,tay ,tai,mắt,miệng và vai trò của từng bộ phận
- Chi tiết tưởng tượng :Các bộ phận trong cơ thể là những nhân vật riêng được gọi bằng: bác, cô, cậu, lão, có hành động suy nghĩ như con người ,có thể suy bì tị nạnh đình công
-> Lời khuyên : Con người phải sống đoàn kết ,nương tựa vào nhau,không tách rời,không so bì toan tính thiệt hơn ,phải biết trân trọng công sức lao động của nhau
Cách kể chuyện hấp dẫn : Phải dựa trên một số chi tiết của sự thật rồi tưởng tượng ,sáng tạo ra một câu chuyện có ý nghĩa .
=> Tưởng tượng không đựợc tùy tiện mà phải dựa vào lôgíc tự nhiên

C. Hoạt động luyện tập
1. Thi kể truyện cười

2. Xác định số từ lượng từ
Số từ Lượng từ
C1. thứ sáu, một
C2. Tư
C8.một
C9. một Cả
C10. một Tất cả
C11. Vài
C12. Một

3. Luyện viết bài văn kể chuyện đời thường
Đề bài :
a. Hằng ngày em được nghe kể về rất nhiều chuyện người thật việc thật
b. Kể về kỉ niệm đáng nhớ ( được khen bị chê, gặp may, gặp rủi ,bị hiểu nhầm…. )
c. Kể về một cuộc gặp gỡ ( gặp lại một người thân, đi thăm các chú bộ đội, gặp bạn học sinh nghèo vượt khó )

D. Hoạt động vận dụng
1. Giả sử em là người bán cá ,hãy nêu cách sửa lại cái biển theo ý của mình và giải thích vì sao em lại sửa như vậy
2. Cho đề văn : Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện mười năm sau em trở về thăm trường tiểu học hoặc trường THCS của mình
Viết đoạn văn kể chuyện tưởng tượng theo đề trên ,trong đó có sử dụng số từ ,lượng từ . Gạch chân số từ lượng từ .
E: Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc thêm văn bản SGK “ Đẽo cày giữa đường, Lợn cưới áo mới.”
- Học kĩ bài nắm được: Nội dung ý nghĩa truyện treo biển ,hiểu được số từ và lượng từ,nắm được đặc điểm ,cách thức kể chuyện tưởng tượng … .
- Xem trước: Bài 13 Ôn tập truyện dân gian

Duyệt ngày … tháng …năm 20…
* Nhật kí giờ lên lớp
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.