Giáo án ngữ văn 6: Bài Bánh chưng, bánh giầy

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bánh chưng, bánh giầy. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo PPCT: 2
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Bước đầu nắm được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, bánh giầy:
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm – kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ của mình.
- Nhận ra những sự việc chính của truyện.
- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
3. Thái độ
- Tôn trọng, đề cao lao động và nghề nông, yêu và tự hào về phong tục tập quán của dân tộc.
- Có tinh thần tự tin, sáng tạo, vượt khó
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; chuẩn bị tranh ảnh về cảnh nhân dân ta gói bánh chưng, bánh giầy…
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
-Nêu các sự việc chính trong văn bản “Con Rồng cháu tiên”
- Lạc Long Quân và Âu Cơ kết duyên
- Việc sinh con của nàng Âu Cơ và chia tay của Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang
3. Bài mới:

 Hoạt động hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5p
GV đặt câu hỏi: Vào ngày tết cổ truyền, dân tộc ta thường gói loại bánh nào để cúng lễ tổ tiên? Em có suy nghĩ gì về phong tục này?
GV gọi một số HS trả lời.
GV dẫn dắt vào bài mới: Hàng năm mỗi khi tết đến xuân về, nhân dân ta, con cháu của vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo để gói bánh chưng. Quang cảnh ấy làm sống lại truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. Vậy truyền thuyết có nội dung như thế nào, ý nghĩa ra sao,… chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay để giải đáp những câu hỏi đó.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 25p

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản “Bánh chưng, bánh giầy”
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Văn bản Bánh chưng bánh giầy thuộc thể loại gì?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV chuẩn kiến thức. I. Hướng dẫn tìm hiểu chung

Bánh chưng, bánh giầy” thuộc thể loại truyền thuyết (thời đại Hùng Vương dựng nước)
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc bài: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở lời nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu
- GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
- Bước 2: GV yêu cầu HS: Hãy kể tóm tắt truyện bằng lời văn của em?
- HS thực hiện, HS khác nhận xét
- GV chuẩn kiến thức

- Bước 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích trong SGK II. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
1.Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích

- Tóm tắt :
- Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho người con nào tài giỏi.
- Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh dâng vua.
- Vua cha chọn bánh của lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng.
- Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
- Bước 4 : GV đặt tiếp câu hỏi : Theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức. 2. Bố cục
- 3 phần :
+ P1: Từ đầu đến chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi
+ P2: Tiếp đến hình tròn: Lang Liêu được thần giúp đỡ
+ P3: Còn lại: Lang Liêu được chọn nối ngôi
- Bước 4 : GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời :
+ Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
+ Ý định của vua ra sao ?
+ Vua Hùng đã chọn người nối ngôi bằng hình thức gì?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV chuẩn kiến thức.

- Bước 5 : GV mở rộng vấn đề
Từ truyện Con Rồng, cháu Tiên, cho thất việc truyền ngôi được thực hiện: Khi cha chết ngôi được truyền cho con trưởng. Tuy nhiên, vị vua Hùng này chú trọng tài trí hơn là trưởng, thứ. Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố để thử tài. Người xưa thường chọn câu đố để thử, chọn nhân tài. Viẹc chọn lễ Tiên vương để các Lang dâng lễ trổ tài còn là một việc làm rất có ý nghĩa bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta. Mặt khác nó cũng là mạch nối để câu chuyện phát triển.
=> Vị vua yêu dân, công minh, coi trọng hiền tài 3. Hướng dẫn phân tích
a. Vua Hùng chọn người nối ngôi

- Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, vua có thể chăm lo cho dân được no ấm; vua đã già, muốn truyền ngôi.
- Ý định: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
- Hình thức: Nhân lễ Tiên vương, ai vừa ý vua sẽ được truyền ngôi
- Bước 6: GV đặt tiếp các câu hỏi:
+ Các ông Lang đã làm gì để mong vừa ý vua cha?
+ Lang Liêu được thần giúp đỡ thế nào? LL đã thực hiện lời mách bảo của thần như thế nào?
- Gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức.
LL lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương. Chọn nếp vo sạch, lấy thịt lợn, đậu xanh làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông nấu nhừ & lấy gạo vo đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. b. Lang Liêu được thần giúp đỡ

- LL lấy gạo làm bánh lễ Tiên vương.
- Bước 7: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, trong thời gian 3 phút:
+ Tổ 1: Vì sao trong các hoàng tử chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
+ Tổ 2: Vì sao thần chỉ mách bảo mà không làm giúp lễ vật cho Lang Liêu? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
+ Tổ 3: Chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng đã thể hiện quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta trong cuộc sống?
- HS thực hiện nhiệm vụ, đại diện nhóm trình bày, nhận xét cho nhau
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
1. Vì chàng tuy là lang nhưng từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm việc đồng áng, trồng lúa trồng khoai, gần gũi với dân thường. Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần (“Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo… Các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà người không làm ra được”). Còn các lang khác chỉ biết mang tiến vua sơn hào hải vị - những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được  Thần ở đây chính là nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.
2. Thần vẫn dành chỗ cho tài năng sáng tạo của Lang Liêu. Nếu được chọn thì ngôi vị ấy xứng đáng với tài năng, trí tuệ và tấm lòng của chàng -> Từ gợi ý của Thần, Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh.
3. Chi tiết tưởng tượng => Đề cao lao động, đề cao trí thông minh sáng tạo của con người
- Bước 8: GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp: Vì sao vua Hùng lại chọn bánh của Lang Liêu?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Hai thứ bánh của Lang Liêu tuy giản dị đạm bạc, nhưng vừa có ý nghĩa thực tế: quý hạt gạo, trọng nghề nông (là nghề gốc của đất nước làm cho ND được no ấm); vừa có ý nghĩa sâu xa: Đề cao phong tục thờ kính Trời, Đất, và tổ tiên của nhân dân ta.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Kết quả của cuộc thi tài nói lên ước mơ gì của nhân dân?
- HS trình bày. GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV mở rộng kiến thức, cho HS quan sát một số hình ảnh gói bánh chưng, bánh giày của nhân dân trong ngày tết. c. Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi

- Hai thứ bánh của Lang Liêu tuy đạm bạc nhưng có ý nghĩa sâu xa.

=> Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân: mong muốn về một vị vua anh minh, yêu dân, lấy dân làm gốc.
- Bước 9: GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của truyện?
- HS suy nghĩ, trả lời
GV chuẩn kiến thức. 4. Hướng dẫn tổng kết
a. Nội dung – Ý nghĩa
* Nội dung: Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy.
* Ý nghĩa:
- Đề cao lao động sáng tạo của con người.
- Sự tôn kính trời, đất, tổ tiên.
b. Nghệ thuật
- Chi tiết tưởng tượng đặc sắc.
- Lối kể chuyện dân gian (theo trình tự thời gian)
- Bước 10: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/12 c. Ghi nhớ (SGK/12)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
Câu 1: Truyền thuyết “Bánh chưng, Bánh giầy” thuộc thể loại gì?
A. Nghị luận
B. Truyền thuyết
C. Tự sự
D. Miêu tả
Câu 2: Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, vua Hùng có nhắc đến quân giặc nhiều lần xâm lấn nước ta nhưng bị nhân dân ta đánh bại. Đó là giặc nào?
A. Giặc Ân phương Bắc.
B. Giặc Trần
C. Giặc Ngô.
D. Giặc Minh.
Câu 3: Lang Liêu là người như thế nào?
A. Độc tài, vô dụng.
B. âm hưu, hiểm ác.
C. Cao quý, giàu sang.
D. Thông minh, tháo vát, biết lấy gạo làm bánh.
Câu 4: Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là gì?
A. Bánh chưng bánh giầy là thức ăn trang trọng, cao quý nhất để cúng Tổ tiên
B. thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công trời đất
C. nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và hiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.
D. Tất cả đều đúng
Câu 5: Vua cha chọn cách nối ngôi như thế nào?
A. Chế tạo một đồ vật có ích cho nhân dân.
B. Làm một món ăn mà vua cha thấy vừa miệng nhất.
C. Bằng một câu đố để thử tài.
D. Làm một bài văn mà vua cha vừa chí nhất.
Câu 6: Ý nghĩa văn bản “Bánh chưng, Bánh giầy” :
A. Ca ngợi truyền thống yêu nước, yêu thương con người của dân tộc ta.
B. Là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất của con người trong việc xây dựng đất nước.
C. Ca ngợi truyền thống đoàn kết, bền vững và thống nhất của dân tộc ta.
D. Truyện ca ngợi ý chí, sức mạnh phi thường của nhân dân ta thời đại Hùng Vương.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
GV đặt câu hỏi: Hiện nay nhiều gia đình Việt không còn gói bánh chưng. Theo em, phong tục gói bánh chưng ngày Tết có nên duy trì không?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung: Đây là một nét văn hoá cổ truyền có ý nghãi nhân văn sâu sắc, nhắc nhở con cháu nhớ về truyền thống và biết ơn tổ tiên. Vì vậy, các thế hệ của dân tộc cần duy trì phong tục truyền thống cao đẹp này.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm bàn và ghi vào phiếu học tập: Sưu tầm những câu chuyện kể về nét đẹp, truyền thống văn hóa của dân tộc hoặc địa phương em?

4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)
a. Học bài cũ: Học thuộc ý nghĩa của truyện; tập đọc diễn cảm truyện
b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.