Giáo án vnen bài Kiểm tra giữa học kì I

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Kiểm tra giữa học kì I. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn :…/…/20… Ngày dạy: …/…/20…

TIẾT 35 – 36: KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Củng cố kiến thức truyền thuyết, truyện cổ tích, từ, cấu tạo từ, từ mượn, nghĩa của từ, hiwwnj tượng chuyển nghĩa của từ, chữa lỗi dùng từ, danh từ và văn kể chuyện, cách làm và các bước làm văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện, kĩ năng tiếng Việt.
3. Thái độ: Giao dục hs tình cảm, thái độ, yêu mến những con người xung quanh chúng ta.
4. Định hướng phẩm chất, năng lực: Trung thực khi làm bài, yêu quý trân trọng con người,tổng hợp khái quát kiến thức.
II. Hình thức kiểm tra: Tự luận
III. Ma trận:

Mức độ

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Phần văn bản
Nhớ tên văn bản, thể loại và PTBĐ Nêu được ý nhĩa của chi tiết cây đàn và niêu cơm
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ % 1
1,5
15% 1
2
20% Số câu: 2
Số điểm: 3,5
Tỉ lệ % : 35%
Phần tiếng Việt Tìm được ba từ Hán Việt có trong đoạn văn
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ % 1
1,5
15% Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ %: 15%
Phần tập làm văn Kể được một truyện đã học đúng cốt truyện bằng lời văn của mình
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ % 1
5
50% Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ %: 50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % 2
3
30% 1
2
20% 1
5
50% Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỉ lệ %:100%

PHÒNG GD - ĐT …………
TRƯỜNG THCS …………….
_ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ _ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 20... – 20...
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.”
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì? Đoạn văn trình bày theo phương thức biểu đạt nào? (1,5 điểm)
Câu 2: Tìm ba từ Hán Việt có trong đoạn văn trên? (1,5 điểm)
Câu 3: Nêu ý nghĩa của chi tiết cây đàn và niêu cơm trong đoạn văn? ( 2điểm)
Câu 4. Hãy viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết mà em đã được học hoặc đọc thêm.(5điểm ).

HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu Nội dung Điểm
1 - Đoạn trích thuộc văn bản “Thạch Sanh”.
- Thể loại : truyện cổ tích.
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
0,5
0,5
0,5
2 Tìm đúng được ba từ Hán Việt có trong đoạn văn 1,5
3 - ý nghĩa chi tiết cây đàn: tiếng đàn du dương cảm hóa được kẻ thù đó là tiếng đàn nhân đạo, tỡnh yờu hoà bình của nhõn dõn ta.
- ý nghĩa chi tiết Niêu cơm:
+ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình, làm cho quân giặc ngạc nhiên, khâm phục.
+ Thể hiện ước mơ về cuộc sống ấm no của nhân dân ta. 1

0,5

0,5
4 a. Hình thức:
- Bố cục bài viết rõ ràng
- Trình bày sạch sẽ, khoa học, không sai chính tả.
b.Nội dung :
- Kể được một truyện đã được học hoặc đọc thêm
- Kể đúng ngôi kể, đảm bảo đúng cốt truyện.
- Lời kể có sự sáng tạo.
- Phần mở bài và kết bài có sự sáng tạo. 1
1
1
1
1

Duyệt ngày … tháng … năm 20…

………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......
………………………………………………………………………………......

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.