Giáo án vnen bài Cây tre Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Cây tre Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:…/…/20…
Ngày dạy: …/…/20…
Tiết 103 -> 106
BÀI 25: CÂY TRE VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
• Nhận biết và phân tích được nghệ thuật miêu tả kết hợp với bình luận; lời văn giàu hình ảnh và nhịp điệu của Thép Mới trong bài Cây tre Việt Nam; xác định được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của người dân Việt Nam; từ đó hiểu được tình cảm của tác giả với cây tre.
• Nhận diện được đặc điểm của câu trần thuật đơn; hiểu được tác dụng của câu trần thuật đơn trong khi nói và viết.
• Xác định được đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ. Tập làm thơ theo thể thơ này.
2. Kỹ năng
• Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phân tích tác phẩm văn học.
• Kỹ năng sử dụng câu trần thuật trong nói và viết văn.
• Làm thơ 4 chữ
3. Thái độ:
• Yêu quý tự hào về cây tre VN
• Thái độ học tập nghiêm túc
4. Định hướng phẩm chất năng lực :
• Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ
• Năng lực: Ngôn ngữ, tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh tác giả ,tác phẩm , phiếu học tập
• Bảng phụ ,máy chiếu
2. Học sinh: Xem trước bài, đọc kĩ bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu -Nội dung -
Phương thức Hoạt động của trò Dự kiến tình huống
- Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét , bổ sung

1. Đọc văn bản
GV: Với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe?
Giáo viên yêu cầu đọc
Yêu cầu H/s nhận xét, Gv nhận xét bổ sung
- Cho biết những nét chính về tác giả?
GV giới thiệu trên máy chiếu những nét lớn về tác giả , tác phẩm

Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó

Hs hoạt động nhóm:
Xuất xứ của văn bản?
Thể loại? PTBĐ? Bố cục?
Hs hoạt động và chia sẻ
GV chuẩn kiến thức.

GV cho h/s hoạt động cặp đôi
? cây tre có mối quan hệ như thế nào với con người VN? Nghệ thuật sử dụng và tác dụng?
? Cây tre có hình dáng và những phẩm chất đáng quý nào? nhận xét của e về hình dáng và phẩm chất trên?

Hs hoạt động nhóm:
? Tìm những chứng cho thấy cây tren gắn bó với con người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động?
? Nghệ thuật được sử dụng?
? Cây tre có vai trò gì trong cuộc sống và lao động của con người?

Hoạt động cặp đôi
? Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre có vai trò như thế nào?
? Nghệ thuật? tác dụng?

Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn
? Trong tương lai vai trò của tre trong cuộc sống của con người như thế nào?
? Nhận xét về kiểu câu mà tác giả sử dụng?
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét , bổ sung

? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội fung của văn bản

H/s sẽ có cảm nhận chung hoạc riêng về vẻ đẹp của tre tùy theo lí giải cá nhân

? Hãy xác định CN-VN của các câu trần thuật vừa tìm được?
* HS phân tích
? Hãy xếp các câu TT vừa phân tích thành 2 nhóm câu, nhóm có 1 cụm CV và nhóm có 2 cụm CV?
- Nhóm 1 gồm: câu 1, 2, 9 có 1 cụm CV.
- Nhóm 2 gồm: câu 6 có 2 cụm CV. -> câu TT ghép.
-> Như vậy câu 1, 2, 9 là câu TT dùng để giới thiệu, tả và kể…lại là câu chỉ có một cụm CV tạo thành-> ta gọi đây là câu TT đơn.
(? Vì sao câu 6 không phải là câu TT đơn ?)
- Câu 6 là câu do 2 cụm CV tạo thành
-> Câu TT ghép.- GV phân tích thêm VD sau:
- Hôm nay tôi bị điểm kém, nên tôi rất buồn.
C V C V

- Gv cho h/s hoạt động cặp đôi theo yêu cầu Mục B.4 aGK/104
- GV quan sát tiếp cận h/s cần giúp đỡ.

- Gv cho h/s hoạt động cá nhân
- Gv cho h/s đọc kĩ và nêu đặc điểm lấy VD phân tích nhịp vần
* Phương thức
- PP: nêu vấn đề, hoạt động nhóm, cặp đôi, các nhân
- KT: đặt câu hỏi, trình bày, khăn trải bàn...

- GV cho h/s hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục C.1,2 a sgk/105-106
- Gv quan sát trợ giúp khi cần

- Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục C.2 b sgk/106
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét , bổ sung

Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục C. 2c -sgk/106

Đại diện nhóm đọc một đoạn ,bài thơ 5 chữ hay trước lớp ,cả lớp nhận xét đánh giá, xếp loại
* Phương thức
- PP; hoạt động nhóm, cặp đôi,
- KT: trình bày A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Giọng đọc: rõ ràng diễn cảm tự hào đoạn cuối lắng sâu. Chú ý các TT, ĐT miêu tả

* Tác giả, tác phẩm
- Tác giả
+ Thép Mới (1925 – 1991)
+ Tên khai sinh Hà Văn Lộc
+ Quê ở Hà Nội.
+ Là nhà báo viết nhiều bút kí, thuyết minh phim.

2. Tìm hiểu văn bản
a. Tìm hiểu chung
-Xuất xứ: Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
- Thể loại: Bút kí
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả biểu cảm.
- Bố cục: 4 phần
+ Đoạn 1: Từ đầu…như người: Tre gắn bó với người trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động.
+ Đoạn 2: Tiêp…chung thủy: Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý
Đoạn 3:Tiếp…chiến đấu: Cây tre sát cánh với con người trong cuộc sống ,chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
+ Đoạn 4: Còn lại: Tre vẫn là người bạn đồng hành của DT trong hiện tại và tương lai

b. Tìm hiểu văn bản
* Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước và những phẩm chất đáng quý
- Tre là bạn thân của nông dân, nhân dân VN:
NT: nhân hóa
-> Mqh gắn bó thân thiết
- Hình dáng: mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhũn nhặn
-> Vẻ đẹp mộc mạc, giản dị.
- Phẩm chất: vào đâu tre cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, giản dị, chí khí
-> Nt nhân hóa, so sánh, dùng nhiều tính từ, liệt kê
-> sức sống mãnh liệt, kiên cường.

* Tre trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động:
+ Bóng tre trùm lên làng, bản, xóm thôn
+ Dưới bóng tre, ta giữ gìn nền văn hóa lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang…
+ Tre ăn ở đời đời, kiếp kiếp…
+ Cối xay tre, giang chẻ lạt…
+ Tre là nguồn vui của tuổi thơ
+ Suốt một đời, lọt lòng trong chiếc nôi tre, nhắm mắt nằm trên giường tre, sống chết có nhau, chung thủy.
-> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, liệt kê
->Tre bao bọc, che chở, đồng hành và chia sẻ mọi công việc với con người

*Tre trong chiến đấu
- Tre là đồng chí, cùng ta đánh giặc.
-Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre,
- Tre chống lại, Tre xung phong, tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,tre hi sinh bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu…
-> Nt nhân hóa, liệt kê, điệp từ
-> Tre dũng cảm, kiên cường giúp con người chiến thắng.
* Tre vẫn là người bạn đồng hành của DT trong hiện tại và tương lai.

- Nhạc của trúc, của tre
- sáo trúc, sáo tre
-> Nét đẹp văn hoá dân tộc độc đáo của tre, tre nuôi dưỡng tâm hồn người Việt
- Măng mọc trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi VN
- Tre sẽ còn mãi với các em , còn mãi với dân tộc VN, chia sẻ ngọt bùi
-Tre vẫn là bóng mát, vẫn mang khúc nhạc tâm tình, tre sẽ càng tươi những cổng chào tháng lợi
- Sử dụng nhiều câu khẳng định
-> Nhấn mạnh sự gắn bó thân thiết của cây tre với con người và dân tộc VN.

c. Tổng kết
* Nghệ thuật
+ Kết hợp miêu tả , biểu cảm
+ Chi tiết, hình ảnh chọn lọc, ý nghĩa biểu tượng, phép nhân hoá, đan xen thơ câu văn ngắn , hình ảnh đối xứng khiến lời văn giàu cảm xúc, nhịp điệu …
* Nội dung
+ Tre có phẩm chất: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí là những đức tính của người hiền - tượng trưng cao quý của nhân dân Việt Nam
+ Vẻ đẹp của tre : thanh cao giản dị mộc mạc

3. Câu trần thuật đơn
a. Đọc đoạn văn(9 câu)

Câu 1:
Tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài .
C V
Câu 2 : - Tôi / mắng.
C V
Câu 6:
- Chú mày / hôi như cú mèo thế này,
C V
ta / nào chịu được .
C V
Câu 9 :
- Tôi / về, không một chút bận tâm
C V
-> Câu 1, 2, 9 có 1 cụm CV=>Câu trần thuật đơn:
- Câu do một cụm CV tạo thành.
- Dùng để giới thiệu tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
Câu 1. Tả
Câu 2. Kể
Câu 3. Kể , tả
b. Đoạn văn 6 câu

Bóng tre// trùm lên âu yếm làng bản xóm
C V
thôn.
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng
V
//mái đình mái chùa cổ kính
C
Dưới bóng tre xanh, ta //gìn giữ một nền
C
văn hóa lâu đời
V
Dưới bóng tre xanh đã từ lâu đời người dân Việt Nam //dựng…..hoang
C V
Tre //ăn…. kiếp kiếp
C V

Tre,…vầu // giúp ….nhau
C V
Câu 1: Tả
Câu 2.Tả
Câu 3: giới thiệu
Câu 4: giới thiệu
Câu 5: giới thiệu, tả
Câu 6: kể
4. Tìm hiểu về thơ 5 chữ
- Ngắt nhịp
+ Đoạn 1:
3/2,3/2,2/3,2/3
+Đoạn 2:
2/3,2/3,3/2,2/3
+Đoạn 3:
2/3,3/2,2/3,3/2,2/3,2/3
Vần
Đoạn 1:
Màng – nằm
Mộng- lộng – hồng
-> Lưng ,Chân.
Đoạn 2:
-Đấy- hay- giấy –bay-> Vần chân
Rơi -giời -> Lưng
b. Đặc điểm thể thơ 5 chữ

C. Hoạt động luyện tập
1. a
- Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân.
- Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật con ếch.
- Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật bà đỡ Trần.

b.
- Giới thiệu nhân vật sự việc
- Giới thiệu nhân vật còn miêu tả hoạt động của nhân vật.
c. Đặt câu
- Mẹ em là giáo viên
- Làng quê nép mình dưới lũy tre xanh mát
-Thầy Chu Văn An là một nhà giáo đức độ ở thời Trần
- Ai cũng yêu quê hương ,đất nước
- Em nhất trí với kết quả bạn đưa ra

2. Tập làm thơ 5 chữ

D. Hoạt động vận dụng bài 1 SGK/107
1. Cùng người thân tìm hiểu về nghề mây tre đan qua các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Nếu phải giới thiệu cho du khách nước ngoài hoặc những người chưa biết về cây tre Việt nam em sẽ giới thiệu những gì? Lập dàn ý ghi lại những ý chính và tập nói cho bạn bè hoặc người thân trong gia đình cùng nghe.
3. Tập làm bài thơ năm chữ trong chủ đề : Gia đình thầy cô bạn bè…
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Đọc thêm bài Tre Việt Nam (Nguyễn Duy) Viếng lăng Bác (Viễn Phương)Lòng yêu nước (I. Ê-ren-bua)
- Học kĩ bài nắm được : Nội dung nghệ thuật của văn bản
Hiểu được cấu tạo câu trần thuật đơn , đặt câu đủ thành phần tác dụng của câu trần thuật đơn
Hiểu cấu tạo đặc điểm thể thơ 5 chữ tập làm thơ
- Xem trước : Bài 26 Câu trần thuật đơn có từ là
Hs có thể ồn ào mất trật tự đầu giờ

Hs đọc có thể chưa đúng giọng và nhịp điệu

Hs có thể nêu không đầy đủ. GV cần gợi ý

* Nhật kí giờ lên lớp:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.