Giáo án ngữ văn 6: Bài So sánh (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: So sánh (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Tiếng Việt:
SO SÁNH (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm được các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.
- Biết đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
3.Thái độ:
- Có ý thức vËn dụng sử dụng phÐp so s¸nh trong giao tiếp hàng ngày.
4. Thái độ:
- Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi:
1. ThÕ nµo lµ phÐp so s¸nh ? cho vÝ dô
2.Điền tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu sau vào mô hình
Phía chân trời xa, mặt trời rực rỡ như quả cầu lửa đang dần dần đi xuống biển sau một ngày dài.
Vế A
( Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B
( Sự vật dùng để so sánh

3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:
- GV tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 4 nhóm, hãy tìm các câu tục ngữ có dùng phép tu từ so sánh. Nhóm nào kể được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
- HS tham gia trò chơi. GV nhận xét và công bố nhóm chiến thắng.
- Gv dẫn dắt: Các tác phẩm văn học sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhằm tăng giá trị diễn đạt các hình ảnh so sánh, từ đó tạo nên tính hấp dẫn, sinh động trong văn chương. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu các kiểu so sánh và tác dụng của các biện pháp so sánh.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Nắm được các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs tìm hiểu các kiểu so sánh (10 phút)
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc các VD và trả lời câu hỏi: Tìm phép so sánh trong khổ thơ?
(1) Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
(2) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- Những ngôi sao…mẹ đã thức
B (chẳng bằng) A
- Mẹ … ngọn gió
A (là) B

- GV đặt tiếp câu hỏi: Từ chỉ ý so sánh trong 2 ngữ liệu trên có gì khác nhau?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức

- Bước 2: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, tìm những từ chỉ ý so sánh ngang bằng và không ngang bằng?
- HS thảo luận trả lời, GV chuẩn kiến thức:
+Như, tựa như, như là..
+ hơn, thua, không như…
- GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Có mấy kiểu so sánh? Lấy ví dụ về mỗi kiểu so sánh?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức
- Gió thổi là chổi trời
- Nước mưa là cưa trời
(Tục ngữ)
- Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn thịt cá nói nhau nặng lời
(ca dao)
- Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như con bướm…
- Bước 3: GV yêu cầu đọc ghi nhớ.
- HS đọc. GV nhấn mạnh kiến thức I/ Các kiểu so sánh:
1/ Phân tích ngữ liệu:

+ Phép 1:
Vế A: Những ngôi sao
Vế B: Mẹ đã thức
Từ so sánh: Chẳng bằng
+ Phép 2:
A: Mẹ
B: Ngọn gió
T: Là

(1) chẳng bằng (so sánh không ngang bằng)
(2) là (so sánh ngang bằng)

- Hai kiểu so sánh.
- Từ ngữ chỉ ý so sánh
+ Chẳng bằng, không bằng, không như…
+ Là, như, tựa

2/ Ghi nhớ : SGK tr 42

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của so sánh (10 phút)
- Bước 1: Học sinh đọc ngữ liệu phần II/42 và trả lời câu hỏi: Tìm phép so sánh trong đoạn văn?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- GV đặt câu hỏi: Sự việc nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào?
- HS đọc và suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Sự vật được đưa ra ss: Chiếc lá, đã rụng (đã rời cành, đã hết nhựa sống, kết thúc một kiếp sống theo quy luật của tự nhiên)
+ Sự vật được so sánh trong hoàn cảnh:
• Sự vật được đem ra so sánh là những chiếc lá.
• Chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng.
• Chiếc lá là một hoàn cảnh điển hình.
- Bước 2: GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, đặt tiếp các câu hỏi:
+ Tác dụng của các phép so sánh trên?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Phép so sánh đó thể hiện tư tưởng gì của Tác giả?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

+ Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn văn? ?Nhờ đâu mà em có được cảm nghĩ ấy?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và bổ sung:

Đoạn văn giàu hình ảnh gợi cảm xúc và xúc động. Người đọc trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả. Nhờ biện pháp tu từ so sánh được sử dụng hiệu quả, linh hoạt, tài tình: Chỉ là một chiếc lá thôi mà có đủ các cung bậc tình cảm vui, buồn của con người được gửi gắm trong đó: Khi thì như mũi tên, lúc lại như con chim lảo đảo, có khi thì thầm, lại có lúc sợ hãi...
- Bước 3: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Vậy phép so sánh có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- Bước 4: GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. II/ Tác dụng của phép so sánh
1/ Phân tích ngữ liệu:

- Các câu văn có dùng phép so sánh:
+ Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn...
+ Có chiếc lá như con chim...
+ Có chiếc lá như thầm bảo rằng...
+ Có chiếc lá như sợ hãi...

 So sánh tạo ra những hình ảnh sinh động, cụ thể, giúp người đọc, người nghe hình dung về các cách rụng khác nhau của mỗi chiếc lá.

- Thể hiện quan điểm của tác giả về sự sống và cái chết.

- Gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc sinh động, có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

2/ Ghi nhớ 2: SGK/93
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 15 phút
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu BT1: Tìm phép so sánh? Chúng thuộc kiểu so sánh nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: chia lớp thanh 3 nhóm.
- HS lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức
III/ Luyện tập:
1/ BT1: Chỉ ra phép so sánh
a. Tâm hồn …(cái trừu tượng)
là buổi trưa hè (cái cụ thể).
(Trạng thái vui sướng, trìu mến, hoà hợp với quê hương của tâm hồn tác giả).
=> so sánh ngang bằng
b. Con đi…chưa bằng…lòng bầm
con đi …chưa bằng…đời bầm
(Nỗi tái tê, nỗi khó nhọc của đời Bầm. Nó là thước đo để so sánh với nỗi vất vả cụ thể của con người.
=> Khẳng định: Công lao to lớn của người mẹ, thể hiện tấm lòng biết ơn sâu sắc của người con).
=> so sánh ko ngang bằng
c. Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng => so sánh ngang bằng
Bóng bác cao…lửa hồng
=> SS không ngang bằng

Bài tập 2:
- Gọi HS đọc và x/định y/cầu BT2
-Cho học sinh đọc lại bài Vượt thác và đưa ra yêu cầu: Tìm những câu có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”?Em thích hình ảnh nào?Vì sao?

- HS thảo luận. HS lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm bổ sung.
- GV nhận xét - cho điểm. 2/ BT2:
a.Những câu có sử dụng phép so sánh trong bài “Vượt thác”
- Thuyền rẽ sóng…như đang nhớ núi rừng.
- Núi cao như đột ngột hiện ra…
- Những động tác…nhanh như cắt..
- DHT như 1 pho tượng đồng đúc..như một hiệp sĩ của TS..
- DHT đang vượt thác khắc hẳn…
- Dọc sườn núi, những cây to..như những cụ già…
b. Em thích hình ảnh: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc... giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh...
Vì: Qua hình ảnh ta thấy được trí tưởng tượng phong phú của tác giả
- Hình ảnh nhân vật hiện lên khoẻ, đẹp, hào hùng.
- Thể hiện sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người.
Bài tập 3:
- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu bài 3
- GV gợi ý:
- Tả hình dáng: Bắp chân, bắp tay, nét mặt…
- Những động tác:….
Nước từ trên cao phóng xuống giữa hai vách đá dựng đứng như hai bàn tay khổng lồ muốn đẩy thuyền trở lại. DHT cởi trần đứng sau lái co người phóng sào chống trả với sức nước để đưa thuyền tiến lên. Trông DHT không kém gì một hiệp sỹ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ: Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, đôi tay khoẻ khoắn ghì chặt ngón sào. Đến chiều tối, thưyền đã vượt qua thác Cổ Cò. Mọi người trên thuyền đều thở phào nhẹ nhõm.
- Học sinh viết bài (5’)
- Trình bày trước lớp. BT 3:
Dựa vào bài “ Vượt thác” viết đoạn văn (3-5 câu) tả dượng Hương Thư đang vượt thác có sử dụng 2 kiểu so sánh.

Bài tập 4:
- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu bài 4
Đặt câu có sd phép so sánh?
-HS thực hiện và trình bày.
-Gv nhận xét, chấm điểm. BT4:
- Khuôn mặt của cô ấy đẹp như trăng rằm.
- Đôi mắt của con mèo nhà em tròn như hai hòn bi ve.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV đưa ra yêu cầu: Viết một đoạn văn miêu tả nhân vật văn học mà em yêu thích (ví dụ: Thánh Gióng, Mị Nương, Thạch Sanh…) trong đó có sử dụng biện pháp so sánh?
- HS thực hiện. GV chọn 1 -2 bài chữa và nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- GV yêu cầu HS về nhà: Mỗi HS tìm từ 2-3 đoạn văn trong các tác phẩm văn học có sử dụng hình ảnh so sánh để học hỏi cách so sánh hay của các nhà văn.

4.Hướng dẫn về nhà: (3 phút)
* Hướng dẫn học ở nhà;
- Học ghi nhớ, Làm bài tập
-Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.
*Hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
+ Sửa một số lỗi chính tả do phát âm của địa phương.
+ Tìm hiểu và phát hiện những lỗi chính tả ở địa phương khi nói, viết.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.