Giáo án ngữ văn 6: Bài Cây tre Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cây tre Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
CÂY TRE VIỆT NAM
(Tiết 1)
- Thép Mới -

I. TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt.
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu. ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ với giọng đọc phù hợp.
- Đọc - hiểu văn bản kí hiệu hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
Yêu con người và cảnh vật thiên nhiên, đất nước.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ)
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
Giáo viên nêu vấn đề: Nếu được chọn một loài cây biểu trưng cho đất nước và con người Việt Nam em sẽ chọn loài cây nào? Vì sao?
- HS thảo luận và đưa ra ý kiến.
- GV dẫn dắt: Mỗi loài hoa các em chọn đều là những loài cây đẹp, thể hiện nét đẹp duyên dáng và đặc trưng cho đất nước ta nhưng nếu chọn loài cây nào biểu trưng cho sự kiên cường, đoàn kết, chịu thương chịu khó...của con người VN thì đó chắc chắn sẽ là cây tre. Bài học hôm nay sẽ cùng tìm hiểu về loài cây thân thương này, gắn bó với con người và tâm hồn Việt qua biết bao thế hệ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Thép Mới?
- HS đọc chú thích và trình bày .
- GV cho HS quan sát chân dung nhà văn.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
(+) Chân dung + một số thông tin về tác giả.
- Bút danh Thép Mới...(Thép ... mới ...)
- Huân chượng độc lập hạng nhì (1992) I/ Giới thiệu chung:
1. Tác giả:

- Tên: Thép Mới – Hà Văn Lộc
- Năm sinh – năm mất: (1925-1991)
- GV dẫn dắt: Văn bản thuộc thể loại bút kí ghi chép nhưng thiên về tuỳ bút chính luận trữ tình.( Nghị luận chính trị - biểu cảm trữ tình)
- Bước 3: GV yêu cầu HS dựa vào SGK: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và của bài kí “Cây tre VN”
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức
- GV bổ sung: 1955 đạo diễn R.Các-Men cùng các nhà làm phim Ba Lan đã xây dựng bộ phim “Cây tre VN” dựa theo bài kí “Cây tre bạn đường”của Nguyễn Tuân. Bộ phim được coi là khúc tráng ca về cây tre, về nhân dân VN trong lao động xây dựng đất nước và trong chiến đấu chống giặc. Thép Mới viết bài kí “Cây tre VN”làm lời bình thuyết minh cho bộ phim ấy. Bài văn như một cuốn phim quay chậm giúp người đọc có cái nhìn toàn cảnh về cây tre VN.
- Vbản trong Sgk có lược bỏ 1 đoạn. 2. Tác phẩm:
- Thể loại : bút kí - tuỳ bút chính luận trữ tình

- Sáng tác: 1955

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc:
Đọc với giọng nhẹ nhàng, lúc trầm lắng suy tư, lúc khẩn trương sôi nổi. Chú ý nhấn giọng ở các điệp từ, điệp ngữ.
- GV đọc mẫu 1 đoạn – Hs đọc ... GV nhận xét cách đọc của HS.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó:
+ Em hiểu gì về cụm từ “một thế kỉ văn minh khai hoá”.
- Dùng với ý mỉa mai thực dân Pháp ....
+ Tầm vông là loại cây như thế nào.
- Bước 3: GV yêu cầu HS xác định đoạn kí sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
( GV có thể yêu cầu hs lấy ví dụ về câu miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận trong bài văn) II/ Đọc hiểu văn bản:
1. Đọc – Tìm hiểu chú thích:

- PTBD: Miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận ...
- Bước 4: GV yêu cầu HS: Nêu đại ý của bài văn. Xác định bố cục văn bản và nội dung chính từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV lưu ý: Bài có nhiều cách chia đoạn -> Chia 3 phần ... phân tích: 3 phần MB – TB – KB.

- GV chuyển ý: Cùng với “Cô Tô” của nguyễn Tuân, bài kí “Cây tre VN” của Thép Mới cũng được coi là một trang hoa, tờ hoa bởi những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. 2. Kết cấu - Bố cục.
- 3 phần:
+ P1: Giới thiệu về cây tre ...
+ P2: Tre gắn bó với con người: trong lao động, trong đời sống, trong CĐ, hiện tại và tương lai.
+ P3: Cảm nghĩ về cây tre.

- Bước 5: GV yêu cầu HS dọc thầm phần 1 (Từ đầu – “Chí khí như người” T95) và trả lời câu hỏi: Trong phần 1, ngay từ câu mở đầu Thép Mới đã giới thiệu khái quát về cây tre VN như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Em hiểu “bạn thân” là như thế nào.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: là gắn bó, chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ ...
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nhận xét cấu trúc câu văn (Câu văn tách làm hai phần, nhưng có điều gì đặc biệt ?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung : Lặp lại, chỉ thay 1 chữ, câu văn chính luận, khái quát ...  có tác dụng nhấn mạnh, mở rộng và nâng cao vấn đề.
Nói tre là bạn của nông dân VN là rất đúng, nhưng dường như chưa đủ, chính vì thế nhà văn khái quát lên một tầm cao mới “bạn của nhân dân VN”. Và đây chính là chủ đề trọng tâm của toàn bài. Cách mở đầu bằng một câu luận đề giới thiệu khái quát hình ảnh cây tre là cách mở trực tiếp làm nổi bật đối tượng và góp phần mở lối hợp lí để làm rõ hình ảnh cây tre ... 3. Phân tích văn bản:
3.1, Giới thiệu cây tre VN.

+ Tre là bạn thân của nông dân VN, là bạn thân của nd VN.

 chủ đề trọng tâm của toàn bài

- Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: Tiếp theo, nhà văn giới thiệu về đặc điểm của cây tre ... Hãy tìm các từ ngữ miêu tả giới thiệu về đặc điểm sinh sống, dáng vẻ, màu sắc, phẩm chất của cây tre.
- HS thực hiện và trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

+ Tre ở khắp nơi ... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
+ Tre có mấy chục loại nhưng đều ... mọc thẳng, vào đâu cũng ... ở đâu cũng, dáng tre ... màu tre ..., cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí ...
- GV đặt tiếp câu hỏi: Câu văn “Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt” là nói đến điều gì ở tre.?
 Sức sống mãnh liệt ...
- Bước 7: GV yêu cầu HS: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và từ loại được tác giả sử dụng trong đoạn văn?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Tính từ được dùng: thân, xanh, đẹp, quý, thẳng, mộc mạc, nhũn nhặn ...
- Bước 8: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Đoạn văn giúp em cảm nhận những gì về cây tre VN.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV: Cho HS quan sát hình ảnh tre.
- GV bình:
Tre có mặt ở khắp mọi nơi trên mảnh đất Việt, từ vung núi cằn cỗi đến vung đồng bằng phù sa Bắc Bộ, từ Bắc vô Nam, từ thanh thị đến nông thôn đều thấp thoang dáng tre ngả bóng. Không chỉ Thép Mới, mà 15 năm sau nhà thơ Nguyễn Duy cũng ca ngợi:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi,
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu.
Rễ siêng không ngại đất nghèo,
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu,
Cây kham khổ, vẫn hát ru lá cành.”
Tre thanh cao giản dị chí khí như người; tre mộc mạc, tinh tế trong tâm hồn, sự bền bỉ mạnh mẽ trong lối sống của con người đã được truyền vào thiên nhiên cây cỏ. Tre cùng con người Việt Nam đi qua bao thăng trầm của lịch sử. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần 2 để thấy rõ điều này.

- Tre ở khắp nơi, mọc thẳng ...
dáng ... màu ... phẩm chất ...

+ Nghệ thuật: Nhân hoá, so sánh, ... tính từ.

=> Cây tre mang vẻ đẹp bình dị, (đơn sơ khỏe khoắn) sức sống mãnh liệt, ...phẩm chất quý báu.

- Bước 9: GV yêu cầu HS đọc thầm: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” T95 đến “sống ... chết có nhau, chung thuỷ” T97 và trả lời câu hỏi:
+ Đoạn 2 mở đầu bằng câu thơ “Bóng tre trùm mát rượi”, câu thơ này của ai?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung:
Trong ca khúc “Làng tôi” của Văn Cao, ta cũng bắt gặp hình ảnh này:
“Làng tôi xanh bóng tre,
Từng tiếng chuông ban chiều,
Tiếng chuông nhà thờ rung.”
Bóng tre trùm mát rượi, bóng tre âu yếm làng bản xóm thôn. Và dưới bóng tre là cuộc sống của cả một dân tộc với nề văn hoá lâu đời.
- Bước 10: GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và hãy tìm trong phần ... văn bản những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày. (Câu hỏi 2 – SGK)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV đưa nội dung ra bảng phụ các câu văn kết hợp ghi bảng:
+ Dưới bóng tre xanh:
Ta giữ gìn ... văn hoá ....
Người dân ... dựng nhà ... cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
+ Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp ...
+ Trong lao động: giúp người trăm công nghìn việc ... còn vất vả mãi với người ... là cánh tay của người ...
+ Trong đời sống : là người nhà ...khăng khít với đời sống hằng ngày (Khi vui, lúc buồn); gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi (già - trẻ); thuỷ chung suốt đời người : Thuở lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre.
Tuổi thơ tre là nguồn vui duy nhất, các em nhỏ lấy tre làm que chuyền đánh chắt.
Lớn lên, tre kết nối những mối tình quê mộc mạc. Nam nữ thanh niên tâm tình dưới bóng tre. Giang chẻ lạt buộc mềm khít chặt gói bánh chưng xanh “Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng”.
Đến khi nhắm mắt xuôi tay, lại nằm trên chiếc giường tre.
* GV bổ sung: Đặt trong bối cảnh năm 1955, khi bài kí ra đời, nước ta còn nghèo, người dân còn sử dụng tre thường xuyên: Trẻ em chơi chuyền ... Giường tre, chõng tre, cán cày cuốcbằng tre, rổ rá dần sàng thúng mủng từ tre, tre làm cột dựng nhà, tre đan phên đan liếp lợp nhà, ken vách .... từ những vật dụng nhỏ nhất, cho đến nhà cửa công cụ lao động đều cần đến tre ...).
- Bước 11: GV yêu cầu 1-2 HS đọc diễn cảm những câu văn trên bảng và trả lời câu hỏi:
+ Trong những câu văn trên, cụm từ nào được điệp đi điệp lại.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.: Biện pháp điệp ngữ (Bóng tre - 4 lần)
- GV đặt câu hỏi: Việc điệp từ ngữ và điệp cấu trúc câu ... đã tạo nên giọng điệu thế nào cho lời văn?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Tạo nên vần, nhịp, làm cho lời văn trở nên nhẹ nhàng, giàu sắc thái biểu cảm.
- Bước 12: GV yêu cầu HS chú ý các từ ngữ được đánh dấu trên bảng. Chỉ ra ý nghĩa chung của các cụm từ này. (Chúng đều chỉ gì ?)
- ngàn xưa, mái đình mái chùa cổ kính, nền văn hoá lâu đời, đã từ lâu đời, đời đời, kiếp kiếp, từ nghìn đời nay ...
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung: Chúng đều chỉ thời gian, đó là chiều dài của bốn nghìn năm lịch sử. Ngôn ngữ vô cùng chắt lọc, đầy tài hoa. Đằng sau mỗi câu chữ diễn tả mối thâm tình gắn bó giữa tre và người là chiều sâu văn hoá tinh thần dân tộc, và cũng phần nào thể hiện nỗi nhọc nhằn vất vả dằng dặc mà người nông dân VN đã phải trải qua trong suốt gần một thế kỉ bị thực dân Pháp đô hộ : Cối xay tre, nặng nề quay ... xay nắm thóc (Hình ảnh chiếc cối xay tre, giờ chỉ còn lưu giữ trong viện bảo tàng ... ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi chưa có điện ...)
- Bước 13: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
+ Nêu giá trị của các phép nhân hoá được sử dụng trong phần 2 của bài văn.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV: Từ một vật thể, tre được nhân hoá sinh động, gần gũi như một con người có tính cách, có tâm hồn, biết nết ăn nết ở, gắn bó ăn đời ở kiếp với người, giúp người trăm công nghìn việc, vất vả cùng người. Không chỉ có vậy, những lúc ta buồn, khi sinh li tử biệt, một lần nữa tre lại ở bên ta chở che và an ủi.
 Bằng cách nhân hoá, nhà văn đã nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó thân thiết với con người trong dòng chảy thời gian.
- Bước 14: GV yêu cầu HS khái quát: Qua đoạn văn vừa tìm hiểu, em nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với cây tre VN?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung: Một tình cảm tha thiết, xen lẫn sự biết ơn mến mộ. Trong mạch cảm xúc ấy, Thép Mới đã viết những câu văn có thể xếp vào là một trong những câu văn xuôi hay nhất của nền văn học nước nhà. 3.2, Cây tre gắn bó với đời sống con người.
* Trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày

- Tre ăn ở ... đời đời, kiếp kiếp.
- ... giúp người ... là cánh tay ... là người nhà ...
- ... khăng khít gắn bó với con người thuộc mọi lứa tuổi, thuỷ chung suốt đời người.

-

Điệp từ ngữ, điệp cấu trúc => lời văn nhẹ nhàng, biểu cảm.

+ Ngôn ngữ chắt lọc, tài hoa.

- Nghệ thuật nhân hoá :

 Hình ảnh cây tre sinh động, gần gũi nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó thân thiết với con người trong dòng chảy thời gian.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
- GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra ý kiến: Qua văn bản, em học tập được gì về cách viết văn của tác giả Thép Mới?
 Lựa chọn từ ngữ đặc sắc, các biện pháp nghệ thuật đa dạng và phù hợp làm nổi bật đặc điểm, đối tượng miêu tả.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ các chi tiết hình ảnh nhân hoá so sánh đặc sắc. Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại, và tương lai. Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre VN
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước đoạn 3 của bài và trả lời các câu hỏi phần soạn văn.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.