Giáo án ngữ văn 6: Bài Trả bài Tập làm văn số 5

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Trả bài Tập làm văn số 5. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về văn miêu tả: Phương pháp làm bài văn miêu tả, các thao tác cơ bản trong văn miêu tả, các bước làm một bài văn miêu tả, cách lựa chọn trình tự miêu tả, vị trí quan sát...
- Đặc trưng cơ bản của một bài văn tả cảnh. Vai trò của yếu tố quan sát, liên tưởng, so sánh trong một bài văn miêu tả cảnh.
- Nhận ra được ưu - nhược điểm trong bài viết của mình về các mặt: nội dung và hình thức trình bày.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, kĩ năng lập dàn ý, dùng từ – viết câu – dựng đoạn.
3. Thái độ:
- GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập, nhận ra lỗi sai trong bài làm của mình, của bạn để rút kinh nghiệm trong các bài viết tiếp theo.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự nhận thức: Biết nhìn nhận đánh giá đúng về khả năng của mình thông qua một bài viết văn cụ thể.
- Năng lực giao tiếp: bày tỏ ý kiến của bản thân, đồng thời biết lắng nghe tôn trọng ý kiến của người khác; năng lực tư duy phê phán ...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. GV: Chấm, chữa bài, thống kê những lỗi tiêu biểu.
2. HS: Xem lại kiến thức văn miêu tả, xây dựng lại dàn ý đề bài viết số 5.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, p2 thuyết trình...: GV gợi mở hướng dẫn để hs xây dựng dàn ý của bài văn ...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt động 1 : Tái hiện đề bài, tìm ý, xây dựng dàn ý cho bài làm.
- GV đưa đề lên máy chiếu – HS quan sát, đọc lại đề bài.
- GV nhận xét bài làm của học sinh.
Hoạt động 2: GV nhận xét chung ưu nhược điểm bài làm của tập thể lớp, khi nhận xét – GV có thể chiếu một vài đoạn bài làm để hs quan sát.
1. Ưu điểm :
- Đối với câu hỏi nhận biết, nhìn chung các em nắm được yêu cầu của đề, biết cách làm bài, kiến thức tương đối chính xác. Đạt 90%.
- Một số bài làm sạch sẽ, diễn đạt lưu loát.
- Một số em biết cách xây đựng đoạn văn, bài văn miêu tả, thể hiện được những cảm xúc riêng có tính nhân văn.
2. Nhược điểm:
- Một số hs chưa đọc kĩ yêu cầu của đề:
- Một số bài làm chưa đủ ý, chưa nắm chắc kiến thức.
- Câu văn còn gặp lỗi diễn đạt: sai chinh tả, chưa đung ngữ pháp…
- Một số bài miêu tả còn lộn xộn, chưa đảm bảo trình tự hợp lí, chưa biết tái hiện đối tượng thông qua những đặc điểm nổi bật nhất, lời văn dài dòng ... Một số còn sao chép văn mẫu.
Hoạt động 3: Chữa lỗi.
- GV chữa lỗi cụ thể nhưng không nêu tên học sinh phạm lỗi. Tuyên dương bài khá - có tên HS.
- GV chọn một số lỗi tiêu biểu ghi lên bảng phụ, yêu cầu hs xác định lỗi sai, nguyên nhân mắc lỗi, cách chữa và chữa lỗi.
Hoạt động 4: Đọc bài, đoạn, phần tiêu biểu.
- GV Công bố điểm, đọc bài văn hay
- GV đọc một số đoạn văn hay hoặc câu văn hay để cả lớp học hỏi.
- Tuyên dương những HS có cách viết sáng tạo, câu văn trong sang…
Hoạt động 5: Trả bài, thống kê điểm.
- GV trả bài cho HS, y/c HS đọc kĩ bài làm của mình, so sánh với dàn ý đã nêu.
- Yêu cầu hs quan sát, xem bài của mình đã đạt yêu cầu chưa  sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt trong bài làm của mình.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Về nhà tiếp tục sửa bài, chép lại vào vở Tập làm văn.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Các thành phần chính của câu”.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.