Giáo án ngữ văn 6: Bài Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết theo PPCT: 4
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Định nghĩa về từ đơn, từ phức, các loại từ phức, đơn vị cấu tạo từ Tiếng Việt.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện phân biệt được: Từ và tiếng, Từ đơn và từ phức, Từ ghép và từ láy.
- Phân tích cấu tạo của từ.
3. Thái độ: Giáo dục các em biết yêu quý và giữ gìn sự trong sáng của vốn từ tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, học bài, soạn bài.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV vào bài : Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu chủ đề Từ vựng. Trước hết cô trò chúng ta sẽ đến với nội dung đầu tiên của chủ đề này: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm về từ
I. Từ là gì?
1. Phân tích ngữ liệu (SGK/13)
- Bước 1: GV cho HS quan sát ngữ liệu
Thần /dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/, chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở/.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi cho học sinh : Câu văn trên trích từ văn bản nào? Mỗi từ đã được phân cách bằng dấu gạch chéo. Vậy câu văn có bao nhiêu từ? Bao nhiêu tiếng?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Câu văn thuộc vb Con Rồng cháu Tiên
Tiếng Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở
Từ Thần dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở
 12 tiếng, 9 từ
- GV sử dụng phương pháp vấn đáp, đặt câu hỏi:
+ Nhận xét cấu tạo của các từ trong câu văn trên?
Do 1 hoặc nhiều tiếng tạo thành
+ Tiếng dùng để làm gì?
• Tiếng dùng để tạo từ
+ 9 từ trong VD trên khi kết hợp với nhau tạo ra câu có ý nghĩa. Vậy từ dùng để làm gì?
• Từ dùng để tạo câu.
+ Từ nhận xét trên em hãy rút ra khái niệm từ là gì?
• Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu
- Bước 3: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/13
- HS đọc và GV nhấn mạnh và ghi bảng 2. Ghi nhớ (SGK/13)
- Bước 4: GV cho HS làm bài tập để củng cố kiến thức
Câu sau đây có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ?
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
- HS trả lời, HS khác nhận xét và bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức: Câu trên gồm 14 tiếng, 9 từ

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm từ đơn, từ phức
- Bước 1: GV cho HS quan sát ngữ liệu
Từ/ đấy/ nước/ ta/ chăm/ nghề/ trồng trọt/, chăn nuôi /và /có/ tục/ ngày/ Tết/ làm/ bánh chưng/, bánh giầy/.
- GV đặt câu hỏi và yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi:
+ Câu văn trên trích từ văn bản nào?
+ Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, em hãy điền các từ thích hợp vào bảng phân loại?
- Các nhóm thảo luận và trả lời
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
Kiểu
cấu tạo từ Ví dụ

Từ đơn Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm

Từ phức Từ ghép
chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
Từ
láy Trồng trọt
II. Từ đơn và từ phức
1. Phân tích ngữ liệu
(SGK/13)

- Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp: Qua ví dụ trên, từ đơn và từ phức khác nhau như thế nào?
- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: Từ đơn do một tiếng tạo thành, còn từ phức do hai hay nhiều tiếng tạo thành
- GV mở rộng vấn đề: Từ phức gồm từ ghép và từ láy, vậy hai loại từ trên giống và khác nhau như thế nào?
• Giống nhau: Đều là từ phức
• Khác nhau:
+ Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
+ Từ láy là những từ phức được tạo ra nhờ phép láy âm
- Bước 3: GV yêu cầu HS lấy them ví dụ để làm rõ từ ghép và từ láy.
- Bước 4: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/14
HS đọc
- GV chuẩn kiến thức và ghi bảng

2. Ghi nhớ (SGK/14)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
- Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân làm Bài tập 1 SGK/14
- HS thực hiện nhiệm vụ và GV chuẩn kiến thức.

- Bước 2: GV yêu cầu HS hoạt động theo tổ BT3 SGK/14
- Tổ 1: Tìm các từ ghép nêu tên bánh theo cách chế biến
- Tổ 2: Tìm các từ ghép nêu tên bánh theo tên chất liệu của bánh
- Tổ 3: Tìm các từ ghép nêu tên bánh theo tính chất của bánh
- Tổ 4: Tìm các từ ghép nêu tên bánh theo hình dáng của bánh
- HS thực hiện nhiệm vụ. GV chuẩn kiến thức
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc và làm BT4 SGK/15
HS thực hiện nhiệm vụ. GV chuẩn kiến thức III. Luyện tập

BT1 SGK/14
a) Từ nguồn gốc, con cháu thuộc loại từ ghép
b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác...
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mợ, cô gì, chú bác, anh em...
BT3 SGK/14
- Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh tráng…
- Chất liệu làm bánh: bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh sắn…
- Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh xốp…
- Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh thừng, bánh tai voi…

BT4 SGK/15
- Miêu tả tiếng khóc của người.
- Những từ láy cũng có tác dụng miêu tả đó: nức nở, sụt sùi, rưng rức…
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 2p
- GV giao nhiệm vụ HS: viết 1 đoạn văn ngắn miêu tả quê hương em ( 3-5 câu ) có sử dụng từ láy và yêu cầu HS chỉ ra các từ ghép hoặc từ láy có trong đoạn văn của em.
- HS làm việc và trình bày. GV nhận xét và chấm điểm khuyến khích.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Thời gian: 3p
- GV tổ chức thi theo nhóm: Tìm những câu thơ, câu văn có từ láy. Trong thời gian 2 phút, nhóm nào tìm được nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
- Học thuộc ghi nhớ SGK/13 + Hoàn thành các bài tập trong phần luyện tập
- Chuẩn bị bài Từ mượn:
+ Trả lời theo các câu hỏi SGK
+ Chuẩn bị Từ điển Tiếng việt

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.