Giáo án ngữ văn 6: Bài Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (tiếp)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (tiếp). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:

Tập làm văn:
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, rành mạch, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, năng lực thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
Câu hỏi: Em hãy nhắc lại vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói? Theo em, yêu cầu của việc luyện nói là gì?
* Đáp án:
- Giúp chúng ta tự tin, mạnh dạn trước đông người.
- Biết được kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của bản thân: ưu, nhược trong cách nói của mình.
- Trau dồi kĩ năng viết văn miêu tả
- Yêu cầu của việc luyện nói:
+ Dựa vào dàn ý, nói rõ ràng, rành mạch
+ Biết nói với âm lượng vừa đủ, có ngữ điệu, diễn cảm.
+ Tác phong mạnh dạn, tự tin, mắt nhìn người nghe.
3. Bài mới. (33 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút
- Thời gian: ( )

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 1 phút
- GV dẫn dắt: Giờ trước, cô và các em cùng tìm râ các yếu tố, quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét một số đối tượng MT. Hôm nay, chúng ta cùng tiến hành lập dàn ý chi tiết và luyện nói trước lớp.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Thời gian: 30 phút
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Yêu cầu hs làm việc theo nhóm:
Các nhóm viết kết quả ra bảng phụ.
Nhóm 1, 2: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả người thân.
* Yêu cầu:
- Miêu tả mẹ.
- Lưu ý: Nêu bật các đặc điểm bằng các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, và nhận xét. Không tô vẽ quá.
b. Giới thiệu người được miêu tả :
- Miêu tả khuôn mặt, hình dáng, tính nết
- Các hoạt động (hàng ngày)
- Nhận xét đánh giá yêu, ghét, tình cảm của em với người mình tả. I. Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
II. Luyện tập.
1. Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong việc miêu tả các đối tượng.
2. Lập dàn ý:
a. Miêu tả người thân.

Nhóm 3, 4: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả nhân vật bé Kiều Phương. b. Nhân vật Kiêu Phương:
+ Mở bài:
Giới thiệu chung về nhân vật Kiều Phương.
(Là một em gái hồn nhiên, có tài năng hội hoạ, có tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu.)
+ Thân bài:
Triển khai các ý:
- Hồn nhiên….
- Tài năng hội hoạ…
- Có tâm hồn trong sáng…
- Có tấm lòng nhân hậu….
(Khi nói những điều này HS sẽ nói theo tưởng tượng của mình.)
+ Kết bài:
Suy nghĩ về nhân vật Kiều Phương
...
Nhóm 5,6: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả buổi sớm ở quê em.
+ Yêu cầu:
- Lập dàn ý
- Miêu tả quang cảnh một buổi sáng tiêu biểu
- Dùng các phép liên tưởng so sánh và nhận xét.
+ So sánh, liên tưởng:
- Mặt trời như vầng thái dương chân trời đỏ rực
- Một điểm sáng tung ra màu đen tối bị cuốn hẳn đi.
- Sóng biển nhấp nhô màu trắng bạc như những con rồng đang tiến vào đất liền
- Bãi cát được ánh bình minh soi rọi lấp lánh như một tấm thảm kim cương. c. Miêu tả quang cảnh một buổi sáng
(Bình minh trên biển)
-Biển lặng, đỏ đục như mâm bánh đúc.
- Mặt trời đỏ rực, những vầng sáng như ánh hào quang chung quanh đẹp lộng lẫy và sang trọng…
- Bầu trời trong veo, sáng sủa..
- Bãi cát mịn màng, mát rượi…
- Những con thuyền như cựa mình sau một giấc ngủ ngon, chuẩn bị đón một ngày lao động mới…
Đàn hải âu rập rờn trên mặt biển.
- Các nhóm thảo luận và hoàn thành kết quả.
- GV nhắc lại các yêu cầu khi trình bày bài nói trước tập thể:
+ Chọn vị trí để trình bày sao cho có thể nhìn được người nghe.
+ Ngôn ngữ nói rõ ràng, tự nhiên theo dàn ý đã chuẩn bị.
- Biết nói với âm lượng đủ nghe, có ngữ điệu, biết biểu cảm với đối tượng được miêu tả.
- HS lắng nghe. 3. Luyện nói:
- GV gọi các thanh viên trong từng nhóm lên trình bày.
- Các nhóm nghe và nhận xét phần trình bày của bạn (Về cả ND + Hình thức) để rút kinh nghiệm.
- GV nhận xét, cho điểm.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm
- Thời gian: 10 phút
- GV nêu yêu cầu: Viết 1 đoạn văn ngắn tả cây đào hoặc cây mai vào dịp Tết Nguyên đán.
- HS thực hiện
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút)
- Học lí thuyết.
- Hoàn thành phần lập dàn ý vào trong vở.
- Tiếp tục luyện nói ở nhà (Xác định đối tượng miêu tả cụ thể, nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu).
- Chuẩn bị: Bài Phương pháp tả cảnh.
:

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.