Giáo án vnen bài Ôn tập truyện dân gian

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ôn tập truyện dân gian. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy: …/…/20…

BÀI 13: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
• Hệ thống hóa kiến thức về các thể loại truyện dân gian đã học, khái quát được nội dung, ý nghĩa và đặc điểm nghệ thuật của mỗi truyện.
• Trình bày được ý nghĩa, công dụng của chỉ từ.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng kể lại truyện dân gian. Biết kể chuyện tưởng tượng.
3. Thái độ: yêu mến văn học dân gian.
4. Phẩm chất, năng lực: ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, hợp tác...
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh , phiếu học tập
• Bảng phụ ,máy chiếu
2. Học sinh: Xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: nhóm, cặp đôi, thuyết trình vấn đáp...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
MT, ND hoạt động, CTTC Sản phẩm DK tình huống
Tuần 14 – Tiết 52, 53
- Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
- PP, KT: giao và giải quyết vấn đề
- PTHĐ: nhóm
1. GV cho học sinh chơi trò “Ai nhanh hơn ”
Nhóm nào trong thời gian nhất định ghi được nhiều tác phẩm dân gian đã đọc ( Không sử dụng truyện đã học ở lớp 6 ) nhóm đó thắng
2. Gv có thể hỏi ý nghĩa của tác phẩm bất kì
3. Tưởng tượng kết thúc mới cho một truyện em yêu thích

- MT: Hiểu được nội dung nghệ thuật truyện dân gian, so sánh được các thể loại truyện dân gian đã học
- PP, KT; giải quyết vấn đề, động não, sơ đồ tư duy
- HTTC: cá nhân, nhóm
Gv cho hs đọc yêu cầu mục 1
- Gv cho hs hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 1, 2
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.

GV cho hs hoạt động chung cả lớp
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chốt theo gợi ý trong SGK

Gv cho hs hoạt động cá nhân
Yêu cầu hs suy nghĩ trả lời các câu hỏi mục a,b

- HD về nhà: tìm hiểu trước về chỉ từ trong câu.

- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa công dụng của chỉ từ, biết cách sử dụng chỉ từ khi nói và viết
- PP, KT: nhóm, đặt câu hỏi
- HTTC: nhóm

- Gv cho hs đọc yêu cầu mục 4
- Gv cho hs hoạt động nhóm lớn
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm theo yêu cầu mục 4
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét , bổ sung
Gv chuẩn kiến thức.
GV cho hs đọc chú ý trong sgk/84

Bài tập: GV cho HS tìm cụm danh từ và xác định chỉ từ trong một số đoạn văn sgk
- HD về nhà: Học bài và xem trước bài tập phần HĐ luyện tập sgk

- MT: củng cố lại kiến thức, kĩ năng về kể chuyện, chỉ từ
- PP, KT: giao nhiệm vụ , giải quyết vấn đề
- HTTC: cặp đôi
Gv cho hs hoạt động cặp đôi theo yêu cầu câu hỏi C.1, 2,3. (SGK)
Yêu cầu hs hoạt động cá nhân sắp xếp các ý viết thành bài hoàn chỉnh
Chú ý GV động viên khích lệ HS

Yêu cầu hs trình bày, bình chọn người kể hay nhất

Gv hướng dẫn hs thực hiện

Yêu cầu học sinh hỏi người thân, bạn bè, cộng đồng để thực hiện yêu cầu.

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nội dung nghệ thuật của truyện dân gian.

2. Sơ đồ tư duy
- Khái niệm : Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn,truyện cười .

-Đặc điểm tiêu biểu:
-Những văn bản truyện dân gian đã học
-Ý nghĩa mỗi tác phẩm

3.
a.Cách đưa chi tiết,sự kiện : Không thể tùy theo ý thích mà phải chọn lọc và vẫn phải dựa trên một số chi tiết của sự thật
b. So sánh thể loại truyền thuyết và cổ tích,truyện ngụ ngôn với truyện cười
*So sánh thể loại truyền thuyết và cổ tích
- Giống nhau:
+ là thể loại tự sự của văn học dân gian
+ Đều có yếu tố tưởng tượg, kì ảo
+ Có nhiều chi tiết giống nhau: ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường.
- Khác:
+ TT Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân. được mọi người tin…
+Truyện cổ tích kể về cuộc đời … thể hiện quan niệm, ước mơ., kể về những nhân vật thuộc một số kiểu khác nhau, không có thật
*So sánh ngụ ngôn và truyện cười
-Giống nhau:
+Phê phán chế giễu những hành động cách ứng xử trái với điều ngưòi ta muốn răn dạy
+ Thuộc thể loại tự sự dân gian
+ Có yếu tố gây cười
-Khác:
+Truyện cười:gây cười để mua vui hoặc chế giễu, phê phán châm biếm những hiện tượng tính cách đáng cười
+ Ngụ ngôn: Khuyên nhủ răn dạy ngưòi đời một bài học nào đó cụ thể trong cuộc sống

4. Tìm hiểu về chỉ từ
a. Từ : kia, đó, ấy, nay, này là chỉ từ
- Chức vụ ngữ pháp : làm phụ ngữ trong cụm danh từ , làm chủ ngữ ,trạng ngữ
b.Tác dụng : dùng để chỉ trỏ vào sự vật ,nhằm xác định ví trí của sự vật trong không gian thời gian
c. Tạo kết thúc mới
- Kết thúc hợp lí
- Vì đó cũng là kết thúc có ý nghĩa ,có giá trị nhân văn
C. Hoạt động luyện tập
1. Cho đề bài và một số ý ,hãy sắp xếp lại các ý(có thể bổ sung) để làm thành dàn bài sơ lược: “mượn lời đồ vật / con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật /con vật đó”
2. Kể chuyện trước lớp
3.Luyện tập về chỉ từ
a. Viết đoạn 3-4 câu theo chủ đề tự chọn (trong mỗi câu có sử dụng một chỉ từ )
b. Những chỉ từ :
- Chức năng ngữ pháp :
-Tác dụng của chỉ từ :
- Nếu lược bỏ có ảnh hưởng :
D. Hoạt động vận dụng
1.giả sử lớp em sắp có buổi sinh hoạt văn nghệ và em được nhận nhiệm vụ chuẩn bị tiết mục kể diễn cảm một truyện dân gian. Hãy lựa chọn một câu chuyện mà em thích để thực hiện yêu cầu đó.
2. Trong vai một họa sĩ ,em hãy tìm ý tưởng cho một bức tranh về nơi em đang ở sau 10 năm nữa . Nói với em về những ý tưởng đó
3. Bình luận về cách sử dụng chỉ từ được in đậm trong câu ca dao
Đấy vàng, đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ

- Đấy : Chỉ người nghe
- Đây : Chỉ người nói
- Cùng giữ vai trò chủ ngữ
- Cách diễn đạt tế nhị khéo léo

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Hỏi người thân về một truyện dân gian mà họ thích nhất. Ghi lại lí do khiến họ thích câu chuyện đó
2. trao đổi với người thân về ý nghĩa thực tiễn của những truyện dân gian đã học.
- Học kĩ bài nắm được : Đặc điểm của các thể loại truyện dân gian đã học ở chương trình lớp 6 kì I,nội dung ý nghĩa các tác phẩm đã học, hiểu về chỉ từ, củng cố kĩ năng làm bài văn kể chuyện tưởng tượng
- Xem trước : Bài 14 Động từ và cụm động từ

Có thể có một số HS chưa hào hứng tham gia trò chơi. GV động viên

Có thể có một số HS còn chưa biết cách sơ đồ hóa kiến thức. GV gợi mở

Có thể có một số hS còn dung từ sai, hoặc chưa hợp lí khi so sánh. GV định hướng lại

Có thể có HS nhầm lẫn chức vụ trong câu của chỉ từ GV lấy VD gợi mở thêm

Có thể có một số HS còn chưa tự tin hoặc kĩ năng kể chuyện còn chưa tốt. GV khuyến khích động viên tư vấn thêm.

* Nhật kí trên lớp học
…………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.