Giáo án ngữ văn 6: Bài Tìm hiểu chung về văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự; nắm được đặc điểm của văn tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu và tạo lập vâăn bản.
2. Kĩ năng
- Nhận diện được văn bản tự sự.
- Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
3. Thái độ
- Tự giác, tích cực trong học tập
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
III CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, các văn bản làm ngữ liệu…
2. Học sinh: đọc kĩ SGK, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp(1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3’)
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5 phút
- GV đặt vấn đề: Sau mỗi giờ học, về nhà em có thường kể cho bố mẹ nghe những câu chuyện trong một ngày của mình? Em đã từng được nghe bà hoặc mẹ kể chuyện trước giờ đi ngủ?
- GV gọi một vài HS tự bộc lộ.
- GV dẫn dắt vào bài: Những tình huống trên đều là ví dụ về văn tự sự. Vậy, thế nào là văn tự sự, phương thức biểu đạt này có vai trò như thế nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề…
Kĩ: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian: 33p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm của phương thức tự sự
- Bước 1: GV dẫn một số ví dụ thực tế: Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thường nghe các yêu cầu như:
- Bà ơi, kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!
- Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.
- Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?
- Các bạn ơi, lại đây tớ kể cho nghe chuyện này hay lắm
- GV đặt câu hỏi: Vậy, khi gặp những tình huống như trên, theo em người nghe muốn biết điều gì và người kể phải làm gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV chuẩn kiến thức.
- Người nghe muốn tìm hiểu để biết về người, vật, việc được kể (Câu chuyện cổ tích;…) thì người kể phải thông báo cho biết những thông tin, giải thích về sự vật, sự việc đang được kể.

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
1. Phân tích ngữ liệu
* VD1:
- Hàng ngày chúng ta thường kể chuyện và nghe kể chuyện

- Người nghe muốn tìm hiểu để biết về người, vật, việc được kể  Người kể phải thông báo cho biết những thông tin, giải thích về sự vật, sự việc đang được kể.
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Muốn cho người khác biết, Lan là một người bạn tốt, thì người kể phải kể những sự việc như thế nào về Lan?
- HS trả lời, GV nhận xét:
Muốn cho người khác biết, Lan là một người bạn tốt, thì người kể phải kể những sự việc như thế nào về Lan?
Như vậy, khi kể chuyện, câu chuyện được kể phải có một ý nghĩa nào đó.
- GV đưa thêm ví dụ về việc học sinh làm văn kể chuyện: Kể lung tung các sự việc, không chọn lọc, không định hướng được chủ đề: Định bày tỏ thái độ khen hay chê người vật việc được kể. - Câu chuyện được kể phải có ý nghĩa nào đó

- GV đặt thêm câu hỏi: Khi ai đó muốn biết về lí do An thôi học, mà em kể những sự việc không liên quan đến việc thôi học của An thì đó có phải là một câu chuyện có ý nghĩa không?
Không, vì người nghe muốn biết lí do An thôi học chứ không phải những sự việc khác. Và như vậy, người nghe sẽ không đạt mục đích giao tiếp. - Phải đạt được mục đích giao tiếp
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Truyện Thánh Gióng được viết theo phương thức biểu đạt nào? Vì sao?
- HS trả lời, GV chuẩn kiến thức: Tự sự - trình bày một chuỗi sự việc theo trình tự thời gian
- GV đặt tiếp câu hỏi:
+ Truyện kể về ai? Ở thời nào?
+ Diễn biến câu chuyện gồm những sự việc gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.GV chuẩn kiến thức

- GV đặt câu hỏi: Truyện có ý nghĩa như thế nào?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV chuẩn kiến thức. * VD2: Văn bản Thánh Gióng

- Kể về Thánh Gióng –thời vua Hùng thứ sáu.

- Diễn biến:
+ Hai vợ chồng nông dân nghèo không có con, bà vợ giẫm vết chân lạ => thụ thai 12 tháng, sinh Gióng => ba tuổi không nói cười, cứ đặt đâu nằm đấy.
+ Nghe tiếng sứ giả, cất tiếng nói đầu tiên, đòi đi đánh giặc, yêu cầu vua rèn ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt.
+ TG lớn nhanh như thổi… bà con làng xóm phải góp gạo nuôi.
+ TG vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
+ Giặc tan, TG bay về trời. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.
+ Những dấu tích còn lại...

- Ý nghĩa: Ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng, thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giết giặc cứu nước của dân tộc ta.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Thông qua các ví dụ trên, em thấy các sự việc được sắp xếp như thế nào, chúng có liên quan đến nhau không?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nếu ta đảo trật tự các sự việc: sự việc 4 lên trước, sự việc 3 xuống sau cùng có được không? Vì sao?
 Không được vì phá vỡ trật tự, ý nghĩa không đảm bảo, người nghe sẽ không hiểu.
- GV kết luận: Như vậy, căn cứ vào mục đích giao tiếp mà người ta có thể lựa chọn, sắp xếp các sự việc thành chuỗi. Sự việc này liên quan đến sự việc kia  kết thúc có ý nghĩa. Đó chính là tự sự. - Các sự việc được sắp xếp liên tiếp theo trình tự thời gian, có đầu có cuối, sự việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra sau  tạo thành một chuỗi các sự việc.

- Bước 5: GV tổng kết lại vấn đề thông qua câu hỏi: Qua việc tìm hiểu, em hãy rút ra đặc điểm chung của phương thức tự sự?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức.
- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Bước 6: GV đặt câu hỏi: Tự sự có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức => Giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
- Bước 7: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/28
HS đọc 2. Ghi nhớ (SGK/28)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 15 phút
Bài tập 1 (SGK/28) Tìm hiểu PTBĐ qua mẩu chuyện “Ông già và thần chết”?
- GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1 SGK/28
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV chuẩn kiến thức
PTTS thể hiện: Truyện trình bày 1 chuỗi các sự việc có liên quan đến nhau, cuối cùng, dẫn đến 1 kết thúc.
- Ý nghĩa truyện: Con người muốn thoát khỏi cực nhọc + rất coi trọng sự sống của mình -> rất yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống vẫn hơn chết.

Bài tập 2 (SGK/29)
GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 và gợi ý: ND truyện kể về sự việc gì? Qua đó truyện nêu nên ý nghĩa gì?
- HS tự bộc lộ
- GV nhận xét, bổ sung
Gợi ý:
Kể về mèo và bé Mây rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn nên bị sa bẫy.
Khuyên ta nên tự kiềm chế mình, phân biệt được đúng sai nếu không sẽ bị trả giá và mắc phải sai lầm đáng tiếc. + Bé Mây cùng mèo con nướng cá bẫy chuột.
+ Cả 2 tin là chuột sẽ sa bẫy.
+ Đêm bé Mây mơ thấy mình cùng mèo xử án chuột.
+ Sáng ra Mây thấy mèo con sập bẫy (Mèo thèm quá đã chui vào bẫy ăn tranh phần chuột và ngủ ở trong bẫy).

Bài tập 3 (SGK/29)
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, đọc và làm bài tập 1 SGK/28
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV chuẩn kiến thức
- Hai VB đều có nội dung tự sự vì chúng có đặc điểm t.sự…
- Tự sự ở đây giúp người đọc theo dõi được các sự việc:
+ VB1: Trại điêu khắc qtế lần thứ 3 diễn ra ở Huế được khai mạc như thế nào?
+ VB2: Người Âu Lạc đánh tan quân xâm lược -> là 1 đoạn trong lịch sử 6.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV đặt câu hỏi: Trong cuộc họp lớp đầu năm, Giang đề nghị bầu Minh làm lớp trưởng. Theo em, Giang có nên kể vắn tắt một vài thành tích của Minh để thuyết phục các bạn cùng lớp hay không? Nếu em là Giang em sẽ làm gì?
- HS trả lời, các HS khác bổ sung.
(VD: Vận dụng PTTS để kể vắn tắt thành tích của Minh : Về học tập, về thành tích tham gia các phong trào thi HSG, PT văn nghệ, TDTT…)
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Thời gian: 10p
- GV yêu cầu HS: Sưu tầm 1 văn bản tự sự trên báo/ mạng và nêu ý nghĩa, mục đích giao tiếp của văn bản đó?
- HS thực hiện ở nhà
GV gợi ý: Sưu tầm trong báo đội hoặc các bài viết trên trang mạng xã hội, trên trang dân trí, sau đó xác định PTBĐ và nêu ý nghĩa văn bản.

4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Hướng dẫn học bài cũ: Học ghi nhớ, hoàn thành phần luyện tập
- Hướng dẫn HS soạn bài: Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.