Giáo án ngữ văn 6: Bài Chương trình ngữ văn địa phương

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Chương trình ngữ văn địa phương. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết

CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
( Phần văn và Tập làm văn )

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- HS biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình.
- Thấy được vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về tích lịch(danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng.
- Trình bày lưu loát, bình tĩnh tự tin trước tập thể lớp.
3. Thái độ : HS thêm yêu quý, tự hào và có ý thức giũ gìn các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh ở địa phương.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực tự nhận thức: Tự nhận thức và tự hào về những danh lam thắng cảnh của QN từ đó xác định lối sống có trách nhiệm, bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đât nước nói chung và của QN nói riêng.
- Năng lực giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực: trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao và của truyện.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp đọc diễn cảm nêu vấn đề, thảo luận nhóm, thuyết trình ...
- Kĩ thuật động não: Suy nghĩ về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của các bài ca dao và của truyện.
- Thảo luận nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung, ý nghĩa của văn bản.
- Kĩ thuật cặp đôi, chia sẻ suy nghĩ về giá trị của lối sống có trách nhiệm với các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung và của QN nói riêng.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV : Đọc phần lưu ý SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- HS : Tìm hiểu về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và các biện pháp bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sing sống.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn?
- GV chiếu một số hình ảnh về những cảnh quan tiêu biểu của địa phương. HS giơ tay trả lời. Ai trả lời nhanh và có đáp án đúng sẽ giành được phần thưởng
- GV dẫn dắt vào bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
* HĐ 1: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh:
- GV yêu cầu nhóm trưởng các nhóm báo cáo kết quả chuẩn bị ở nhà:
1. Mỗi tổ chọn một danh lam thắng cảnh và tìm hiểu theo các gợi ý SGK/ T161
- Tên DLTC, ở đâu?
- Có từ bao giờ? Phát hiện khi nào? Nhân tạo hay tự nhiên?
- Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của DLTC?
- ý nghĩa lịch sử?
- Giá trị kinh tế du lịch
* Yêu cầu:
- Viết thành bài thuyết minh, giới thiệu.
- Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca, tư liệu liên quan.
2. Mỗi tổ chuẩn bị bài viết của mình về vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường ở địa phương.)
* HĐ 2: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh
- GV hướng dẫn học sinh trong mỗi tổ trao đổi, thảo luận, chọn bài viết đặc sắc nhất bổ sung… để chuẩn bị trình bày.
- HS có thể trình bày một trong 2 cách:
+ Trình bày giới thiệu bằng miệng, bằng tranh ảnh sưu tầm…
+ Trình bày sử dụng máy chiếu
- HS các tổ khác nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm

- GV đọc một số bài viết hay hoặc các nhận xét về cảnh quan về các danh lam thắng cảnh của địa phương.
* HĐ 3: Tìm hiểu về vấn đề môi trường
- GV gọi một vài học sinh đại diện cho mỗi tổ lên trình bày phần chuẩn bị về vấn đề môi trường
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức

I. Giới thiệu danh lam thắng cảnh
1. Học sinh trao đổi nhóm

2. Học sinh trình bày.

II. Vấn đề môi trường
1. Học sinh trao đổi nhóm

2. Học sinh trình bày
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
- Gv tổ chức trò chơi: Hướng dẫn viên du lịch tài ba
- Yêu cầu HS thực hiện phương pháp đóng vai: Hãy là 1 hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về 1 dam lam thắng cảnh e cảm thấy tâm đắc nhất và muốn giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV giao BTVN: Sưu tầm các video, hình ảnh, thơ văn, bài báo viết về các danh lam thắng cảnh của địa phương.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Tiếp tục quan sát thực tế, tìm hiểu, ghi chép những tri thức về một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Tổng kết phần tiếng Việt”. Lập sơ đồ tư duy kiến thức TV
+ Các từ loại đã học.
+ Các phép tu từ.
+ Các kiểu cấu tạo câu.
+ Các dấu câu đã học

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.