Giáo án ngữ văn 6: Bài Luyện nói kể chuyện

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Luyện nói kể chuyện. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết :
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- HS nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Nắm được yêu cầu của việc kể một câu chuyện; Biết trình bày diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
3. Thái độ
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Kĩ năng giao tiếp, k/ năng ứng xử: trình bày suy nghĩ, ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể một câu chuyện theo yêu cầu phù hợp với mục đích giao tiếp...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thực hành có hướng dẫn, thuyết trình..: GV gợi mở, nêu vấn đề - nhóm thảo luận, cá nhân đại diện nhóm trình bày miệng trước tập thể...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN, bảng phụ
2. Học sinh: Chuẩn bị bài tập luyện nói, xây dựng dàn ý, tập viết bài đề số 1 – 3 Sgk
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV nêu câu hỏi:
a. Có những thứ tự kể nào thường dùng trong văn tự sự?
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu kể lại một lần mắc khuyết điểm theo thứ tự ngược?
* Trả lời:
Câu 1: Có 2 cách kể: Thứ tự tự nhiên, thứ tự ngược
Câu 2: HS viết được đoạn văn: nội dung đúng theo yêu cầu, diễn đạt rõ ràng mạch lạc; hình thức đoạn văn đảm bảo viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng chấm xuống dòng, có câu mở đoạn, phát triển và kết đoạn.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 2 phút
- Giáo viên tổ chức cuộc thi: Kể về ấn tượng dưới mái trường tiểu học
HS sẽ hồi tưởng nhanh và kể về một kỉ niệm để lại nhiều ấn tượng nhất ( gọi khoảng 3 HS)
- Lớp sẽ bình chọn bạn nào có lời kể hay và ấn tượng nhất.
- Giáo viên dẫn dắt: Các con đã kể lại những kỉ niệm vui hoặc buồn của mình, tuy nhiên, có bạn vẫn còn chưa tự tin, diễn đạt chưa được trơn tru, trôi chảy nên hôm nay lớp chúng ta tiếp tục tiết : Luyện nói kể chuyện để bài thuyết trinh của mỗi bạn sẽ được trôi chảy hơn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
- Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và ôn lại các đặc điểm về văn tự sự
- Các nhóm thảo luận và trả lời.
GV chuẩn kiến thức
Nhóm 1: nhắc lại kiến thức đã học về tự sự: chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
- HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
+ Chủ đề: là vấn đề chủ yếu, là
ý chính mà người viết muốn thể hiện trong văn bản.
+ Chủ đề thể hiện trực tiếp qua câu văn ... Chủ đề thể hiện qua ngôn ngữ, qua hành động của nhân vật ... I. Củng cố lí thuyết
1. Chủ đề trong văn tự sự

Nhóm 2: Dàn ý bài văn tự sự gồm mấy phần?
- HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
+ MB: Giải thích chung về nhân vật và sự việc..
+ TB: Kể diễn biến sự việc ...
+ KB: Kết thúc sự việc ....
=> Trong 3 phần, phần đầu và cuối thường ngắn gọn, phần thân bài dài hơn, chi tiết hơn. 2. Dàn bài văn tự sự
Nhóm 3: Lời văn, đoạn văn trong văn tự sự có đặc điểm gì?
- Lời văn ...
+ Khi kể người ... thường giới thiệu tên họ, lai lịch, qhệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật ... Các câu văn giới thiệu nhân vật thường có từ: “có” “là” và câu văn kể ngôi thứ 3 “người ta gọi là”.
+ Khi kể sự việc: Hoạt động của nhân vật được kể theo thứ tự từ trước -> sau, sự việc này -> kia. Khi kể việc: kể các hành động việc làm, kết quả, và sự đổi thay do các hoạt động ấy đem lại.
- Đoạn văn: Câu nêu ý chính gọi là câu chủ đề.
-> Các câu khác giải thích, bổ sung, làm rõ ý chính của câu chủ đề. 3. Lời văn, đoạn văn văn tự sự

Nhóm 4: Xác định ngôi kể trong văn tự sự
à vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
+ Ngôi kể thứ ba, người kể có thể linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với nhân vật -> Tính khách quan.
+ Ngôi kể thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình -> Tính chủ quan.
- GV yêu cầu HS lấy VD trong 1 truyện cổ tích đã học
HS thực hiện 4. Ngôi kể trong văn tự sự

- Bước 2: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và nhắc lại yêu cầu của một bài nói kể chuyện?
- HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
• Sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lí để kể.
• Bám sát nội dung đề yêu cầu; Ngữ điệu phù hợp với nhân vật và diễn biến của truyện.
• Sử dụng tốt các yếu tố phi ngôn ngữ: điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt...
• Lời kể to, rõ ràng, phong thái tự tin, đàng hoàng... * Yêu cầu của một bài nói kể chuyện

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
Hoạt động 2: Luyện tập
- Bước 1: GV yêu cầu HS xác định thể loại và yêu cầu của đề?
- HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
+ Thể loại: Văn tự sư
+ Yêu cầu: Kể lại một chuyến về thăm quê của em II. Luyện tập
1. Chuẩn bị
a. Đề bài: Kể về 1 chuyến về quê.

- Bước 2: GV cho HS trao đổi dàn bài đã làm ở nhà theo nhóm bàn. (5 phút)
- HS thực hiện, trình bày
- GV đánh giá, chốt

b. Lập dàn ý
* Mở bài:
- Nêu hoàn cảnh và lí do về thăm quê: về quê nhân dịp nào? về quê với ai?
* Thân bài:
- Những chuẩn bị cho chuyến đi
(đi bằng phương tiện nào? mang theo những gì...?)
- Tâm trạng trước khi về quê: hồi hộp, chờ mong...
- Trên đường về quê có suy nghĩ, cảm xúc như nghĩ như thế nào? Cảnh vật ...
- Cảnh vật ở quê có gì khác với nơi em ở, hay có gì đổi mới so với những lần trước em về ? Đổi mới ntn?
- Con người ở quê .... Gặp họ hàng, ruột thịt, ....
(Nếu là nơi em đã học hồi nhỏ thì có thể kể tả việc thăm lại mái trường, thầy cô, bạn bè cũ)
- Sống dưới mái nhà người thân ntn?
* Kết bài:
- Chia tay với quê hương, họ hàng sau bao lâu.
- Suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng khi chia tay.
- Mong ước điều gì khi chia tay.

- Bước 3: GV tổ chức cho HS luyện nói trong nhóm
- Thời gian: 10 phút
- Phân công: 3 nhóm – 3 tổ
- Nội dung: học sinh kể cho nhau nghe theo nội dung bốc thăm, cử đại diện lên trình bày
- Kết quả: tổng hợp theo phiếu học tập (phụ lục 1) 2. Luyện nói trên lớp
a. Luyện nói trong nhóm

- Bước 4: GV tổ chức cho HS luyện nói trước lớp
- Thời gian: 15 phút
- Phân công: Đại diện từng nhóm đứng lên trình bày dàn bài ở nhà của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nội dung: học sinh kể cho nhau nghe theo nội dung bốc thăm, cử đại diện lên trình bày
- Kết quả: các nhóm cử đại diện làm ban giám khảo đánh giá nhóm bạn
- Yêu cầu:
+ Cách thức lời nói kết hợp với thái độ cử chỉ thích hợp khi kể miệng.
+ Nói to, rõ ràng, nhìn thẳng vào người nghe, chú ý kể diễn cảm; không nói như đọc thuộc lòng ...
+ Lắng nghe và nhận xét phần trình bày của bạn về những ưu, nhược điểm và những điểm cần khắc phục trong phần trình bày. b. Luyện nói trước lớp

GV và HS theo dõi, nhận xét, sửa chữa các mặt sau:
+ Phát âm dễ nghe, rõ ràng.
+ Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai.
+ Sửa cách diễn đạt vụng về.
+ Biểu dương những diễn đạt hay, ngắn gọn.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- GV củng cố cho HS thông qua hai câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Khi kể miệng theo một đề bài cho sẵn cần phải làm gì?
A. Kể theo một dàn bài chuẩn bị trước
B. Học thuộc lòng rồi đọc lại truyện cần kể
C. Viết trước toàn bộ bài rồi đọc trước tập thể
D. Không cần chuẩ bị trước, chỉ cần kể miệng thật tự nhiên
Câu 2: Trong khi kể miệng không cần rèn luyện kĩ năng nào?
A. Phát âm rõ ràng, dễ nghe
B. Trình bày sự việc có thứ tự
C. Biết dùng từ đặt câu diễn ý hay, gợi cảm
D. Biết diễn đạt điệu đà
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 5 phút
- GV giao nhiệm vụ về nhà: kể cho bố mẹ nghe bài văn của mình và tự khác phục những hạn chế đó.
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
- Học bài cũ: Hoàn chỉnh bài tập số 1, dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình; Lập dàn ý cho đề số 2 và tập nói (kể) trước bố mẹ, gia đình.
- Chuẩn bị bài mới: Đọc thêm “Chân, tay, tai, mắt, miệng”

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.