Giáo án PTNL bài Bắc Sơn (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bắc Sơn (tiết 1). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 9 tập 2. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần 35

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết 166

Văn bản: BẮC SƠN  ( Trích hồi bốn )

                                              Nguyễn Huy Tưởng

  1. A. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

+ Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.

+ Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn sảy ra.

+ Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

  1. Kỹ năng:

+ Đọc- Hiểu một văn bản kịch.

  1. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học, tìm kiếm và xử lí thông tin, ra quyết định, lắng nghe tích cực, hợp tác,...

4 Thái độ:

+ Nhìn nhận đánh giá đúng ý nghĩa của loại hình nghệ thuật này

B.Chuẩn bị:

* Giáo viên: Bài soạn, Tìm  hiểu tác phẩm; chân dung Nguyễn Huy Tưởng

* Học sinh: Tìm hiểu thể loại kịch, tình huống kịch, các câu hỏi sgk, nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản

  1. C. Phương pháp:

+ Nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận nhóm, bình.

+ Kĩ thuật động não, trình bày một phút, v.v.

  1. Tiến trình bài dạy:
  2. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
  3. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học tập
  4. Bài mới:

 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (  )

 

    

 

* GV đặt câu hỏi:  Hình ảnh trên gắn liền với vở kịch nào?

(Quan âm Thị Kính, Trưởng giả học làm sang)

- GV dẫn dắt:

Kịch là một môn nghệ thuật sân khấu, một trong ba phương thức phản ánh hiện thực của văn học. Ở Việt Nam, nhắc đến loại hình nghệ thuật này, người ta nghĩ ngay đến Nguyễn Huy Tưởng. Ông là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng với tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, một số truyện lịch sử cho thiếu nhi: An Dương xây thành ốc, Kể chuyện Quang Trung và các vở kịch lịch sử: Vũ Như Cô, Bắc Sơn...Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên sau cách mạng tháng 8, lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn(1940-1941) oai hùng và bi tráng.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: (   )

* GV đặt câu hỏi:

? Trình bày hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Huy Tưởng?

* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà văn và bổ sung: Từ sau cách mạng tháng 8/1945 Nguyễn Huy Tưởng là một trong những nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng. Tác phẩm phản  ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến. Sáng tác của ông đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Ông được nhà nước truy tặng: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Ông còn viết nhiều  tác phẩm cho thiếu nhi.

* Giáo viên: Chúng ta được tìm hiểu tiếp xúc với 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật ngôn từ: Tự sự, trữ tình và kịch.

? Em hiểu gì về thể loại kịch ? Nó khác với 2 loại hình còn lại như thế nào ?

+ Kịch chủ yếu là loại hình nghệ thuật sân khấu bao gồm chính kịch , bi kịch, hài kịch. Mỗi vở kịch thường được chia thành các hồi. Những mâu thuẫn, xung đột của đời sống được thể hiện qua ngôn ngữ trực tiếp, qua hành động, cử chỉ của các nhân vật.

? Kịch Bắc Sơn được sáng tác vào thời gian nào?

* Giáo viên yêu cầu đọc: ( đọc phân vai)

+ Người dẫn truyện: giọng chậm, khách quan.

+Thái: Bình tĩnh, ôn tồn, lo lắng, tin tưởng

+Cửu: nóng nảy, hấp tấp, chân thành.

+ Thơm: đầy tâm trạng nói Cửu Thái khác nói với Ngọc khác.

+ Ngọc: giọng bỡn cợt, mưu mô, giả tạo

* Giáo viên cho học sinh đọc-> nhận xét

* GV đặt câu hỏi:

? Em hãy tóm tắt vở kịch ?

+ Thái, Cửu 2 chiến sĩ cách mạng chạy trốn sự lùng bắt của bọn quan lại, lính Pháp, tình cờ trong lúc bối rối, chạy vào nhà Thơm, Ngọc. Sau phút lo lắng Thơm quyết định che giấu 2 chiến sĩ cách mạng khi chồng trở về.

* Chú ý các chú thích trong sách giáo khoa

? Đoạn trích này em chia làm mấy phần ?

+ Phần 1: Lớp I. Thái Cửu bị truy lung chạy…

+ Phần 2: Lớp II và lớp III Thơm quyết định che giấu 2 cán bộ cách mạng là Thái và Cửu.

? Trong lúc cuộc khởi nghĩa bị thất bại, Thái và Cửu, hai chiến sĩ cách mạng rơi vào tình thế như thế nào ?

+ Giặc lùng bắt gắt gao.

? Khi bị lung bắt Thái và Cửu có hàng động gì

+ Chạy trốn vào nhà Thơm, Ngọc

? Nhà Thơm và Ngọc là gia đình như thế nào ?

+ Ngọc là tên phản động đi chỉ điểm cũng đang lùng bắt Thái và Cửu.

? Em có nhận xét gì về tình huống xung đột kịch ở đây ?

? Mục đích việc tác giả xây dựng xung đột kịch ?

+ Làm nổi bật bản chất trung thực, lòng thương người, lòng tự trọng của Thơm.

+ Đặt Thơm vào tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa chọn dứt khoát và qua đó thấy rõ bộ mặt phản động của chồng.

? Qua tình huống xung đột kịch làm nổi bật mấy mâu thuẫn ?

+ Mâu thuẫn giữa ta-địch. Xung đột giữa cách mạng và kẻ thù được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc và đồng bọn với Thái, Cửu ( Hai chiến sĩ cách mạng).

+ Mâu thuẫn gia đình: Thơm và Ngọc

? Trong đoạn trích, tác giả đã tạo dựng một tình huống căng thẳng, đó là tình huống nào ?

+ Tình huống: Thái và Cửu trong lúc lẩn trốn sự truy lùng của Ngọc và đồng bọn lại chạy vào đúng nhà Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà, Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự chọn lựa dứt khoát và bằng việc che dấu cho hai người, Thơm đã đứng hẳn về phía cách mạng. Mặt khác tình huống ấy cũng cho Thơm thấy rõ bộ mặt phản động của chồng mình.

? Em có đánh giá gì về cách xây dựng hành động kịch ?

 

 

 

 

 

A. Giới thiệu chung:

1.Tác giả:

+ Nguyễn Huy Tưởng(1912 - 1960) Đông Anh – Hà Nội

+ Những sáng tác của ông thường đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử.

 

 

 

 

 

2. Tác phẩm:

 

 

 

 

 

 

+ Bắc Sơn là vở kịch nói các mạng đầu tiên của nền văn học mới, được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946. Đoạn trích nằm ở hồi bốn của vở kịch.

B. Đọc- Hiểu văn bản:

1. Đọc - hiểu chú thích:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kết cấu- Bố cục:

+ Bố cục: 2 phần

 

 

 

3. Phân tích:

a Xung đột và hành động kịch trong đoạn trích:

 

 

 

 

 

 

+ Xung đột bộc lộ qua tình huống gây cấn, đột ngột và bất ngờ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Hành động kịch: Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau. Đó là hành động kịch qua những lời đối thoại của Thơm với Thái, Cửu, của Thơm với Ngọc; Qua diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm.

  1. Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài sau:

+ Đọc lại đoạn trích học.

+ Phân tích việc xây dựng nhân vật: Xây dựng tình huống.Việc xây dựng nhân vật qua các lớp kich trong đoạn trích của tác giả.

 

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.