Giáo án vnen bài Đêm nay Bác không ngủ

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Đêm nay Bác không ngủ. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn:…/…/20…
Ngày dạy: …/…/20…
Tiết 89 -> 92
BÀI 22: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
I. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh tác giả ,tác phẩm , phiếu học tập
• Bảng phụ ,máy chiếu
2. Học sinh: Xem trước bài, đọc kĩ bài

II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò
Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp thi đọc diễn cảm thơ ,ca về Bác, liệt kê bài hát ,thơ , truyện về Bác
Đại diện nhóm thể hiện. Giám khảo cho điểm công khai

Cho h/ s hoạt động cá nhân
GV: Với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe?
Giáo viên yêu cầu 2 h/s đọc tiếp nối
Yêu cầu H/s nhận xét, Gv nhận xét bổ sung
- Thể loại? Phương thức biểu đạt ? Bố cục?

- Cho biết những nét chính về tác giả và tác phẩm ?
GV cho hs hoạt động cá nhân
GV quan sát trợ giúp khi cần
GV yêu cầu học sinh sắp xếp kể lại. A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản
- Đọc: rõ ràng, diễn cảm.
- Chú thích: sgk

- Thể loại: Thơ 5 chữ
- Phương thức biểu đạt : Tự sự + Miêu tả + biểu cảm
- Bố cục: 3 phần
+ Khổ 1: Thắc mắc của anh đội viên vì sao bác Hồ không ngủ được.
+ Khổ 2 - 15: Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác Hồ trong đêm.
+ Khổ 16: Lí do không ngủ của Bác Hồ
- Tác giả:
+ Minh Huệ: Tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh 1927, quê Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Tác phẩm :
+ Viết dựa theo truyện có thật. Kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch biên giới Thu – Đông.
Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn theo yêu cầu mục B.2 - Sgk/69
GV quan sát hỗ trợ khi cần
Yêu cầu học sinh trình bày đại diện
HS nhận xét bổ sung
GV chuẩn kiến thức.

GV cho h/s hoạt động cá nhân
GV quan sát trợ giúp khi cần

GV cho h/s hoạt động cặp đôi
GV tiếp cận h/s cần giúp đỡ
Yêu cầu h/s trình bày, gv chốt

GV cho h/s hoạt động cá nhân
GV giao nhiệm vụ và quan sát trợ giúp khi cần

GV cho h/s hoạt động chung cả lớp
GV tiếp cận h/s cần giúp đỡ
Yêu cầu h/s trình bày
H/s khác lắng nghe, nhận xét bổ sung.

GV hướng dẫn hs thực hiện mục D,E 2. Tìm hiểu văn bản
a. Bài thơ kể về câu chuyện:
- Bài thơ kể chuyện một đêm không ngủ của Bác trên đường đi chiến dịch.
b. Trình tự đúng: (1)-(2)-(5)-(6)-(4)-(3)-(7)Trong một lần được đi chiến dịchcùng Bác ,anh đội viên đã tận mắt chứng kiến một đêm không ngủ của người.Anh thức dậy trời đã khuya anh thấy Bác vẫn ngồi bên bếp vẻ mặt trầm ngâm, Bác đốt lửa và đi dém chăn cho từng người …anh hỏi Bác có lạnh ko . Bác bảo anh cứ ngủ ngon để mai đi đánh giặc anh nằm lo Bác ốm. Lần thứ 3 thức dậy anh hốt hoảng thấy Bác ngồi đinh ninh,anh nằng nặc mời Bác đi ngủ nhưng Bác không ngủ vì thương dân công ngủ ngoài rừng.Cảm động trước tấm lòng của Bác , anh đã thức luôn cùng Bác
c. Tình cảm của Bác với quân dân ta : yêu thương sâu sắc, lớn lao ,chăm lo từng chút một như người cha chăm lo cho con cái
d.Tâm trạng cảm nghĩ của anh đội viên trong hai lần thức dậy
* Lần thức dậy thứ nhất:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
…………………………..
Anh đội viên mơ màng
………………………….
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài.
- NT so sánh:
+ Gợi tả hình ảnh Bác Hồ vừa vĩ đại, vừa gần gũi.
+ Thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác.
 Thương yêu, cảm phục trước tấm lòng yêu thương bộ đội của Bác.
* Lần thức dậy thứ ba:
Anh hốt hoảng giật mình
Anh vội vàng nằng nặc
Mời bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!.......
- Đảo trật tự từ, lặp lại các cụm từ.

 Lòng yêu kính, sự cảm phục, ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.
e. Ý nghĩa đoạn kết
(1) - Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
-> Việc Bác không ngủ vì lo cho nước cho dân là lẽ thường tình, đây chỉ là một đêm trong nhiều đêm không ngủ của Bác.
=> Người cha thân yêu của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân.
(2) Hình tượng Bác
Hình ảnh của Bác hiện lên thật chân thực, gần gũi, giản dị, mà lớn lao, vĩ đại in sâu trong tâm trí mỗi người.
(3)
+ Dùng thể thơ năm tiếng có vần, điệu, dễ đọc, dễ nhớ gieo vần chân
Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc)
g. Yếu tố miêu tả:
…lặng yên
….. trầm ngâm
…..mái tóc bạc
Đốt lửa ….
…..dém chăn
….nhẹ nhàng
Bóng …cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa…
….ngồi đinh ninh,
chòm râu im phăng phắc
…thương dân công
…… sốt ruột
Hình ảnh Bác Hồ
* Không gian, thời gian: Trời khuya, bên bếp lửa, mưa lâm thâm, mái lều xơ xác…
* Hình dáng, tư thế: lặng yên, trầm ngâm, mái tóc bạc, ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc…
-> Sự suy nghĩ, lo lắng về cuộc kháng chiến.
* Cử chỉ, hành động: đốt lửa, đi dém chăn,
nhón chân nhẹ nhàng.
-> Tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của Bác đối với các chiến sĩ
* Lời nói:
Chú cứ việc ngủ ngon
……………………….
Bác ngủ không an lòng.
* Tâm tư:
Bác thương đoàn dân công
……………………………
Càng thương càng nóng ruột
-> Nỗi lòng, sự lo lắng của Bác đối với bộ đội và dân quân
Cách miêu tả :
- Từ nhiều phương diện: Hình dáng, tư thế, vẻ mặt, cử chỉ, hành động và lời nói, tâm tư…
- Trình tự miêu tả:
+ Không gian, thời gian, cử chỉ, lời nói, tâm trạng.
+ Dùng thể thơ năm tiếng có vần chân liền, , dễ đọc, dễ nhớ.
+ Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, đinh ninh, phăng phắc)
+ Cách miêu tả: chi tiết chọn lọc
h. Viết suy nghĩ của bản thân về văn bản Đêm nay Bác không ngủ
3.Tìm hiểu về phép ẩn dụ
a. Cụm từ Người Cha chỉ Bác Hồ:Vì Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau(tuổi , tình yêu thương, sự chăm sóc chu đáo với các con.)
b.
-Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí trí.
- Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh lại.
- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá Bác là người cha
Cách diễn đạt 3 hay hơn. Tạo ra sự gần gũi gắn bó giữa anh đội viên và Bác
c. Ẩn dụ và tác dụng:
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt
C. Hoạt động luyện tập.
1. Phân tích văn bản
Tại sao bài thơ không kể lần thứ 2 thức dậy của anh đội viên mà lại kể lần thứ ba luôn?
Bài thơ không kể lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển sang lần thứ 3.
- Tránh lặp ý thơ gây nhàm chán
- Điều đó cho thấy anh thức nhiều lần, nhưng từ lần 1 đến lần 3, tâm trạng và cảm nghĩ của anh mới có sự biến đổi rõ rệt.
2. Thực hành về phép ẩn dụ
a. Tìm ẩn dụ
(1) Thuyền : Chàng trai
Bến : Cô gái
-> Khẳng định lòng thủy chung của cô gái
(2)Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt
- Thấy mùi: từ khứu giác (mũi) chuyển sang thị giác (mắt)
- Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ xúc giác (Cảm giác khi ta tiếp xúc với vật khác) chuyển qua khứu giác.-> Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ.
B
(1). Ánh nắng chảy đầy vai
- Xúc giác  thị giác-> Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ
(2)Ướt tiếng cười của bố - Xúc giác, thị giác  thính giác -> Tác dụng: mới lạ, sinh động
3. Thực hành về văn miêu tả
a. Tưởng tượng mình là anh đội viên tả lại bằng miệng hình ảnh Bác Hồ trong đêm thức trắng vì thương dân công, thương bộ đội
b. Tả lại bằng miệng cho bạn nghe quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng
c. Tả lại bằng miệng Dế Mèn hoặc Dế Choắt qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiền”

D. Hoạt động vận dụng bài 1 SGK/64
1.Viết bài văn , thơ ( vẽ tranh) thể hiện cảm nhận của em sau khi đọc xong Đêm nay Bác không ngủ .
2. Tả lại bằng miệng một người mà em yêu quý . Trong khi tả có sử dụng ẩn dụ
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Đọc thêm : Việt Bắc (Tố Hữu) , Chí Phèo (Nam Cao) Hai đứa trẻ (Thạch Lam

*Nhật kí giờ lên lớp
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.