Giáo án ngữ văn 6: Bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy

Tiết :

GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, học sinh có khả năng:
1. Kiến thức
- Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt: sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ; giao tiếp, văn bản, phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
- Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt: sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản; các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
2. Kĩ năng
- Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
- Nhận ra kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt.
- Nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
3. Thái độ
- Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, các văn bản làm ngữ liệu…
2. Học sinh: đọc kĩ SGK, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
Tóm tắt Truyền thuyết “Bánh chưng, Bánh giầy”? Nêu ý nghĩa của truyện.
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh
- Phương pháp: vấn đáp, tạo tình huống có vấn đề
- Thời gian: 1 phút
- GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Khi muốn biểu đạt suy nghĩ, nguyện vọng, tình cảm của mình với ai đó hoặc với mọi người em cần làm gì?
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét và đưa ra vấn đề: Nội dung biểu đạt đó được thực hiện thông qua hoạt động giao tiếp. Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp được sử dụng với mục đích giao tiếp như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Hướng dẫn HS nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt: sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản; các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính - công vụ.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 25p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu về văn bản và PTBĐ
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là giao tiếp?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV bổ sung, chuẩn kiến thức
Nhờ phương tiện ngôn từ mà mọi người hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận được những tình cảm mà em gửi gắm. Đó chính là giao tiếp. Trong cuộc sống, giao tiếp đóng vai trò quan trọng không thể thiếu. Không có giao tiếp, con người không thể hiểu nhau, không thể trao đổi với nhau bất cứ điều gì. Xã hội sẽ không còn tồn tại. I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
1. Văn bản và mục đích giao tiếp
* Phân tích ngữ liệu:

- Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của mình, ta có thể nói hoặc viết ra.

=> Giao tiếp là một hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ.

- Bước 2: GV đặt tiếp câu hỏi: Muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ trọn vẹn cho người khác hiểu em phải làm gì?
- HS suy nghĩ, trả lời
GV chuẩn kiến thức.

- Muốn biểu đạt đầy đủ trọn vẹn để người khác hiểu thì phải nói (viết) có đầu có cuối, mạch lạc rõ ràng, có lí lẽ.
-> tạo lập văn bản.
- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc câu ca dao SGK/16 và trả lời câu hỏi:
+ Câu ca dao được sáng tác ra để làm gì?
+ Câu 6 liên kết với câu 8 như thế nào về vần và ý?
- HS trả lời, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
+ Câu ca dao để khuyên nhủ chúng ta cần biết giữ vững lập trường, không dao động khi người khác thay đổi.
+ 2 câu có sự liên kết chặt chẽ về vần và ý, ý câu sau giải thích nói rõ cho ý câu trước (câu 1 đưa ra lời khuyên “giữ chí cho bền”, câu 2 nói rõ “giữ chí cho bền” là như thế nào)
- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Theo em câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn một ý chưa ? Nó có thể được coi là một VB không?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV chốt
- Bước 5: GV đặt tiếp câu hỏi: Lời phát biểu của cô Hiệu trưởng trong lễ tổng kết năm học mới có phải là một văn bản không ? Vì sao?

Lời phát biểu của thầy Hiệu trưởng trong lễ khai giảng năm học mới đã là một văn bản. Vì nó có chủ đề, có mạch lạc, biểu đạt một ý trọn vẹn (nêu thành tích năm qua, nhiệm vụ năm học mới, cổ vũ GV học sinh hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học)
- GV đặt câu hỏi tiếp: Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
HS suy nghĩ, trả lời
GV chuẩn kiến thức: Người ta dùng VB để thực hiện một mục đích nhất định. Đó là mục đích giao tiếp. Ví dụ: MĐ của thư là hỏi thăm, thể hiện sự quan tâm, bày tỏ tình cảm… - Câu ca dao (SGK/16):

+ Mục đích: khuyên nhủ
+ Chủ đề: giữ chí cho bền

- Câu 6 và câu 8 liên kết chặt chẽ về vần về ý.

-> Câu ca dao đã biểu đạt trọn vẹn một ý -> Là một văn bản (viết)

=> Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng PTBĐ phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Bước 6: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm cặp đôi (2p) và hoàn thiện phiếu học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản
TT Kiểu văn bản, PTBĐ Mục đích giao tiếp Ví dụ
1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc Truyện Bánh chưng bánh giầy
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người Tả bông hoa: màu sắc, hình dáng, hương thơm
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc Bày tỏ tình cảm yêu thương với mẹ của mình
4 Nghị luận Bàn luận, nêu ý kiến đánh giá Bàn luận về câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”
5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp Văn bản thuyết minh về thành phần, công dụng, cách sử dụng in trên bao bì mỗi đồ dùng
6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời…

- Bước 7: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK 3. Ghi nhớ (SGK/17)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
Bài tập vận dụng SGK
Bài tập 1 (SGK/ 17, 18)
? Xác định PTBĐ trong các đoạn văn, đoạn thơ cho trước?
Đáp án:
a) Tự sự b) Miêu tả c) Nghị luận d) Biểu cảm đ) Thuyết minh
Bài tập 2 (SGK/ 18)
? Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết như vậy?
Đáp án: VB "Con Rồng cháu Tiên" là văn bản tự sự. Vì: câu chuyện được kể ra theo diễn biến thời gian

 Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút
- Thời gian: 2p
? Lấy thêm ví dụ trong thực tế về việc sử dụng các PTBĐ phù hợp với tình huống giao tiếp?
HS tự bộc lộ
GV đánh giá, định hướng
(VD: Viết thư -> Biểu cảm; Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu cho du khách về một địa danh -> thuyết minh…)

 Hoạt động mở rộng, sáng tạo
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ
- Phương tiện: Phiếu học tập
- Thời gian: 3p
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn
? Truyện tiếu lâm VN kể rằng, xưa có mấy anh học trò tự cho mình hay chữ, rủ nhau làm thơ. Đang tìm đề tài thì thấy một con cóc trong hang nhảy ra, một anh rung đùi ngâm: Con cóc trong hang/ Con cóc nhảy ra. Một anh tiếp: Con cóc ngồi đó. Anh thứ ba tiếp luôn: Con cóc nhảy đi. Thế là họ tự cho mình đã làm được một bài thơ hay, cùng ngâm đi ngâm lại:
Con cóc trong hang
Con cóc nhảy ra
Con cóc ngồi đó
Con cóc nhảy đi
Bài thơ Con cóc trên có thể coi là văn bản không? Vì sao?
HS thực hiện nhiệm vụ
GV chốt
Bài thơ Con cóc trên có những yếu tố sau của văn bản: 1. Có chủ đề thống nhất (con cóc); 2. Có liên kết (lặp từ “con cóc”và lặp mô hình câu); 3. Có mạch lạc (trình tự trước sau: trong hang -> nhảy ra -> ngồi đó -> nhảy đi); 4. Có PTBĐ: tự sự. Nhưng nó không thành văn bản vì nó không nói lên được điều gì, tức là không thực hiện được mục đích giao tiếp nào.

Bước 4: Hướng dẫn về nhà ( )
- Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ SGK/17; làm bài tập 3, 4, 5 SBT/15
- Chuẩn bị bài mới: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
+ Trả lời theo các câu hỏi SGK
+ Viết một đoạn văn (5 câu) chủ đề tự chọn để tiết sau trình bày

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.