Giáo án ngữ văn 6: Bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
Đọc thêm: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
(Truyện ngụ ngôn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Nắm sơ lược về nội dung, ý nghĩa của truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng”. Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản “Chân, tay, tai, mắt, miệng”.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện...
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – kể tóm tắt truyện.
- Tập thực hiện thao tác phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu mến văn học dân gian Việt Nam, biết ứng dụng nội dung bài học rút ra từ câu chuyện truyện vào thực tế cuộc sống
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại gởi mở, động não, thảo luận nhôm
- Thảo luận nhóm về giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn,
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
? Hãy kể các bộ phận trên cơ thể con người?
HS tự bộc lộ

 Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não
- Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập
- Thời gian : 25p
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 1 phút
GV dẫn dắt: Chân, tay, tai, mắt, miệng... là những bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Với trí tưởng tượng sáng tạo, phong phú, các tác giả dân gian VN đã mượn các bộ phận này để xây dựng lên một câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Đó chính là truyện “Chân, Tay..” chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
GV: Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. I. Giới thiệu chung
- Thể loại: Truyện ngụ ngôn

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc:
Giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật và từng đoạn. Đoạn đầu mang giọng than thở, bất mãn. Đoạn 4, nhân vật đến gặp lão Miệng có giọng hăm hở, nóng vội. Đoạn kết giọng uể oải, lờ đờ.
- GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi 3 HS lần lượt đọc
- Bước 2: GV yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV cho HS theo dõi chú thích SGK, giải thích thêm II. Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích
* Đọc, kể tóm tắt

- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Truyện kể về việc gì ? Theo em bố cục của truyện “Chân, Tay....” ntn ? Nêu ND chính của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
2. Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu đến “kéo nhau về”: Cuộc đình công...
+ Còn lại: Kết quả cuộc đình công.

- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Trong truyện, có những nhân vật nào? Nêu sự việc chính của truyện?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
+ Sự việc chính của truyện: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng.
- GV y/c HS thảo luận nhóm bàn (5p) và ghi vào phiếu học tập:
• Tổ 1: Vì sao Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng? Quan điểm của họ là đúng hay sai, vì sao ? Từ sự so bì đó họ đi đến quyết định gì ? Nhằm mục đích như thế nào? Kết quả ra sao?
• Tổ 2: Từ câu chuyện, ...suy nghĩ về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể ....? Có phải chuyện khuyên ta nên an phận, bằng lòng với công việc và vị trí của mình, đừng làm gì, đừng mơ giấc mơ đổi đời....
• Tổ 3: Truyện kết thúc như thế nào? Truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy ta điều gì?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày. GV chuẩn kiến thức.
- GV liên hệ: Quan điểm sai lầm -> hành động việc làm sai lầm... -> Hậu quả chính mình là người gánh chịu. Nhân vật Ếch đánh giá nhìn nhận về thế giới, về bản thân sai lầm, chủ quan... kết cục bi thảm. Năm thầy bói, nhìn nhận con voi phiến diện, chủ quan sai lầm ... kết thúc là một cuộc ẩu đả...
- GV đặt tiếp câu hỏi: Muốn có những nhận xét suy nghĩ đúng đắn, sáng suốt cần phải có yếu tố gì?
- HS suy nghĩ, trình bày. GV chuẩn kiến thức.

Không được chủ quan cá nhân, phải có kiến thức 3. Hướng dẫn phân tích
a. Câu chuyện giữa cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng

* Nguyên nhân:
* Diễn biến:
* Kết thúc truyện.

- Nguyên nhân: Họ cho rằng ... tất cả làm việc mệt nhọc, vất vả quanh năm, còn lão Miệng không làm gì chỉ ngồi ăn không .. Họ đến nhà lão Miệng, và tuyên bố: Từ nay sẽ không làm việc nữa -> Thái độ rất kiên quyết ... ; lời lẽ dứt khoát
- Mục đích: phạt bắt lão miệng phải làm việc.
- Kết quả: Cả bọn cùng phải chịu hậu quả của việc Miệng không được ăn. Chẳng những Miệng nhợt nhạt, hai hàm khô cứng mà cả Chân, Tay, Tai, Mắt cũng không cất mình lên được. Cả bọn đều thấy mệt mỏi rã rời: lão Miệng nhợt nhạt, hàm khô như rang... Chân, Tay không muốn cất mình lên, Tai ù ù như xay lúa, Mắt lờ đờ hai mi nặng trĩu ...
- Bước 5: GV đặt câu hỏi: Từ câu chuyện của các nhân vật ... rút ra bài học?
- HS suy nghĩ, trình bày. GV chuẩn kiến thức.
Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức cộng đồng đó có chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng cùng gắn bó chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau thì tổ chức đó mới có thể hoạt động được.
- GV đưa ra lời bình: Mỗi cá nhân, thành viên trong tập thể không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
- Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình.
- Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, đưa ra một số ví dụ
- HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung: Mỗi cá nhân đều có một vai trò tác động đến tập thể và xã hội, nhưng phải là cá nhân tốt, với những việc làm tốt để xã hội cùng tồn tại và phát triển. Một bộ phận nhỏ cá nhân xấu, làm điều xằng bậy, buôn bán ma túy, cờ bạc trộm cướp ... cán bộ tham ô, nhũng nhiễu dân ... Cần bài trừ, loại họ ra khỏi cộng đồng, vì họ sẽ là yếu tỗ cản trở sự phát triển của xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ cộng đồng ...)
- Kết thúc truyện: Cả bọn nhận ra sai lầm, đến xin lỗi lão Miệng -> sống thân thiết, mỗi người một việc, không ai tị nạnh ai.
- Bước 6: GV đặt câu hỏi: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi xây dựng nhân vật? Tác dụng?
- HS suy nghĩ, trình bày. GV chuẩn kiến thức.
+Nghệ thuật nhân hóa, trí tưởng tượng phong phú và nghệ thuật hư cấu. Các bộ phận trong cơ thể trở thành nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, so bì ...
 Tác dụng: Câu chuyện hấp dẫn, nhân vật sinh động … Bài học nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm thía b. Bài học rút ra từ truyện
- Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản han mình.
- Hành động, ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể.
=> Biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau.
- NT nhân hóa, trí tưởng tượng phong phú và nghệ thuật hư cấu. Các bộ phận trong cơ thể trở thành nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, so bì …
- Tác dụng: Câu chuyện hấp dẫn, nhân vật sinh động … Bài học nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm thía
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- GV yêu cầu HS khái quát nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của truyện
- HS trả lời, GV bổ sung.

- GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/116
- HS đọc 4. Tổng kết
a. Nội dung, ý nghĩa
Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng. Vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.
b. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện hóm hỉnh, kết cấu chặt chặt chẽ.
- MT chính xác, phù hợp với thực tế.
- XDNV bằng phép nhân hoá. Nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người.)
- Tình huống bất ngờ
c. Ghi nhớ (SGK- Tr116)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
- GV yêu cầu HS nhớ lại các truyện ngụ ngôn đã học và khái quát đặc trưng của thể loại truyện ngụ ngôn.
- HS trả lời. GV bổ sung và nhấn mạnh
* Nghệ thuật: Nhân hóa, ẩn dụ
* ND, YN: Có ngụ ý nhằm rút ra bài học cho con người trong cuộc sống
- Không chủ quan, kiêu ngạo... Ếch ngồi đáy giếng
- Không đánh giá sự vật chủ quan, phiến diện: Thầy bói xem voi
- Không tách rời tập thể, cộng đồng: Chân, Tay...
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- GV đặt câu hỏi: Từ văn bản, em rút ra cho mình bài học về tình đoàn kết trong tập thể như thế nào?
- Gọi 1 HS trả lời, các HS khác bổ sung.
- GV đánh giá, định hướng
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện: Em có biết trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam có những truyện nào có đề tài tương tự truyện “Chân, tay, tai, mắt, miệng”?
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
- Đối với bài cũ: Học thuộc ghi nhớ + Hoàn thành các bài tập trong phần luyện tập
- Chuẩn bị bài mới: Cụm danh từ

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.