Giáo án ngữ văn 6: Bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Đọc hiểu:
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
(Tiết 1)
- Xi-át-tơn -
I. TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Thấy được văn bản xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước, đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường.
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu nội dung văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-at-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
Ý thức tự giác tích cực trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, tình cảm yêu thiên nhiên quê hương đất nước.
Tích hợp kĩ năng sống
- Tự nhận thức về giá trị của lối sống tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, môi trường; xác định cách ứng xử, yêu quý, trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên ...
- Làm chủ bản thân, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Giao tiếp; phản hồi, lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bức thư.
Tích hợp giáo dục môi trường gắn với thực tiễn cuộc sống:
- Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới.
- Thực trạng môi trường:
- Những giải pháp bảo vệ môi trường.
- Quan điểm và suy nghĩ của bản thân học sinh trước vấn đề môi trường.
Tích hợp giáo dục đạo đức:
- Giáo dục lòng yêu Tổ quốc; yêu thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Rèn phẩm chất tự lập, tự tin, tự chủ, có tinh thần vượt khó, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, nhân loại.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 3 phút
- GV yêu cầu HS quan sát một số hình ảnh và nhận xét về thực trạng môi trường thiên nhiên hiện nay
- HS trả lời

- GV dẫn dắt: Môi trường thiên nhiên đang ngày càng ô nhiễm do những tác động của con người. Năm 1954, tổng thống thứ 14 của Mĩ là Phreng-Klin Pi-ơ-xơ tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã gửi bức thư trả lời. Đây là một bức thư nổi tiếng, từng được xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường, được đưa vào trong chương trình Ngữ văn 6.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 p
* HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả
- HS đọc chú thích và trình bày .
- GV cho HS quan sát chân dung nhà văn.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức
- Bước 2: GV yêu cầu HS: Cho biết hoàn cảnh ra đời của bức thư?
- Hs phát biểu ý kiến theo chú thích SGK/138
- Gv bổ sung về vấn đề: quan hệ xã hội, chính trị giữa người da trắng (người Mĩ) với người da đỏ (Người Anh- điêng)...
- Bước 3: Vì sao có thể nói “...” là một văn bản nhật dụng?
- HS trả lời. Gv chuẩn kiến thức.

I - GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả:
- Xi-át-tơn: thủ lĩnh tộc người da đỏ ở Mỹ.

2. Tác phẩm:
- Viết năm 1854, gửi Tổng thống Mỹ.

* Thể loại : Thư từ – chính luận trữ tình (Là một văn bản nhật dụng: đề cập đến vấn đề thiên nhiên, môi trường ...)
* HĐ 2: đọc hiểu văn bản
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn đọc:
đọc diễn cảm, nhấn mạnh các chi tiết thể hiện tình cảm cũng như những kiến nghị, yêu cầu của người da đỏ, chú ý phát âm đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. - GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi 2-3 hs đọc tiếp đến hết
- Nhận xét cách đọc của hs.
- Bước 2: Giải thích từ khó
+ Giải thích từ “thủ lĩnh”
Hs phát biểu như chú thích SGK/138.
- Gv bổ sung về tộc người Anh - điêng ở châu Mĩ.
- Bước 3: GV đặt tiếp câu hỏi: Từ ý chính ấy, hãy xác định bố cục bài văn (Văn bản chia mấy phần? Giới hạn và nội dung từng phần ?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
II - Đọc, hiểu văn bản.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích:

2. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu đến "tiếng nói của cha ông chúng tôi": mối quan hệ giữa người da đỏ với đất.
- Tiếp đến "mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc": sự khác biệt trong cách sống và thái độ đối với đất và thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng.
- Còn lại: kiến nghị của người da đỏ.
- Bước 4: GV yêu cầu HS quan sát đoạn 1, cho biết trong kí ức người da đỏ hiện lên những điều tốt đẹp nào về đất?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Đất đai...
+ Cây lá..., hạt sương..., tiếng côn trùng... những bông hoa..., vũng nước, dòng nhựa chảy trong cây cối...
- Bước 5: Gv đăt tiếp câu hỏi: Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng phép so sánh và nhân hoá, hãy chỉ ra các phép tu từ đó, nêu tác dụng... (thiên nhiên đất đai hiện lên như thế nào ? Bộc lộ tình cảm gì của người da đỏ đối với thiên nhiên đất đai ?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Tác dụng: ... thể hiện mối quan hệ giữa người da đỏ với đất đai là mối quan hệ thiêng liêng, máu thịt.
- Gv đặt tiếp câu hỏi: Vì sao người da đỏ lại có những tình cảm như vậy?
 Vì đó là quê hương, là mảnh đất bao đời gắn bó máu thịt
- GV liên hệ bài: Lòng yêu nước…
- GV bổ sung: Cách nói trùng điệp: Nhấn mạnh khắc sâu, tạo ấn tượng về một tình yêu tha thiết máu thịt đối với quê hương. 3. Phân tích:
3.1. Mối quan hệ giữa người da đỏ với đất.

- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh: Hình ảnh thiên nhiên đất đai hiện lên gần gũi thân thiết, gắn bó với con người.

=> Bộc lộ tình cảm yêu quý, thái độ trân trọng biết ơn ... đối với thiên nhiên, đất đai. Thể hiện mối quan hệ thiêng liêng, máu thịt ...
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 p
- GV yêu cầu HS thực hành, đọc diễn cảm văn bản.

4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài. Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về bảo vệ thiên nhiên môi trường.
- Chuẩn bị bài mới: HS đọc phần 2 và phần 3 của văn bản. Tiếp tục soạn bài các câu hỏi trong SGK.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.