Giáo án ngữ văn 6: Bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết :
Hướng dẫn đọc thêm
CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ

I. TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Bước đầu nắm được khái niệm "văn bản nhật dụng" và ý nghĩa của việc học loại văn bản đó. Hiểu được ý nghĩa làm "chứng nhân lịch sử" của Cầu Long Biên.
- Thấy được vị trí và tác dụng của các yếu tố nghệ thuật đã tạo nên sức hấp dẫn của bài bút ký mang nhiều tính chất hồi ký này.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc diễn cảm văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm.
- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.
3. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
4. Thái độ:
- Hiểu được ý nghĩa làm "chứng nhân lịch sử" của Cầu Long Biên, từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, các di tích lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức:
2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 3 phút
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh về cầu Long Biên:

GV dẫn dắt: Cầu Long Biên- chứng nhận lịch sử là một bài bút kí khá đặc sắc. Từ góc nhìn nhà báo và chất văn bút kí, Thuý Lan đã tạo ra một mạch cảm xúc độc đáo về cây cầu lịch sử. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giá trị lịch sử của cây cầu hàng trăm năm tuổi bắc qua dòng sông Hồng kì vĩ.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 p
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
Hoạt động 1: Giới thiệu chung.
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào sgk và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Thúy Lan?
- HS đọc chú thích và trình bày.

- Bước 2: GV giới thiệu khái niệm thể kí :
Kí: Ghi chép ... Nhật kí ... Bút kí ... Tùy bút ... Hồi kí tự truyện ...
? Kể tên các văn bản kí đã học.
* Văn bản nhật dụng ...

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
- Bước 1: GV tổ chức cho HS đọc, nắm chú thích Sgk.

- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Theo em, văn bản này có thể chia làm mấy phần? Giới hạn, nội dung của mỗi phần?
- HS trả lời. GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Bước 3: GV yêu cầu HS đọc thầm phần 1. Trong phần 1, tác giả Thúy Lan đã giới thiệu những gì về cây cầu ...
- HS đọc và trình bày. GV nhận xét, bổ sung

- GV đặt tiếp câu hỏi: Gọi cầu là chứng nhân lịch sử, tác giả đã sử dụng biện pháp NT nào ? Tác dụng?
- HS trả lời. GV chuẩn kiến thức.

- Bước 4: GV yêu cầu HS đọc văn bản và tìm các chi tiết nói về quá trinh làm cầu?Rút ra nhận xét
- HS suy nghĩ và trả lời. GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Quá trình làm cầu đã gợi nhắc lại quá khứ một thời thực dân, nô lệ, áp bức và bất công.
- Bước 5: GV đặt tiếp câu hỏi: Trong phần 2 ..., tác giả giới thiệu cây cầu qua những giai đoạn nào?
Theo dõi từ “cầu ... khi mới khánh thành Tr123 ...trong quá trình làm cầu” Tr124.
- GV: Cầu Long Biên có thể chia thành 3 chặng đường lịch sử. GV chia lớp thành 2 nhóm
- Nhóm 1: Tên gọi đầu tiên của cây cầu này là gì ? Tên cầu cho thấy điều gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn kiến thức:
+ Tên cầu: Đu Me- là tên viên quan toàn quyền Pháp ở Đông Dương.
+ Ý nghĩa: Muốn biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- GV bổ sung:
+ Cây cầu này được coi là một thành tựu quan trọng của thời văn minh cầu sắt.
+ Cầu Long Biên là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam.
+ Cầu Long Biên là chứng nhân đau thương của người Việt Nam thuộc địa.
+ Đoạn văn có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, thuyết minh. Người đọc hình dung cụ thể về cây cầu. Gợi nhớ một giai đoạn đau thương của dân tộc trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.

Nhóm 2: HS trả lời các câu hỏi:
+ Năm 1945, cầu Đu Me được đổi tên có ý nghĩa gì?
 Đó là cây cầu thắng lợi của cách mạng tháng 8 giành độc lập cho Tổ quốc.
+ Đọc đoạn “Và cứ mỗi lần ... từng khúc ruột” – Tr125 và cho biết: Vai trò chứng nhân cầu Long Biên và cuộc kháng chiến chống Mỹ được kể lại qua những sự việc nào? Tìm từ ngữ miêu tả hình ảnh cây cầu ?
- Cầu trở thành mục tiêu ném bom dữ dội nhất của không lực Hoa Kì.
- Lần 1, cầu bị đánh phá 10 lần ... Lần 2 ... bị bắn phá 4 lần..
- Chiếc cầu rách nát ... những nhịp cầu tả tơi ứa máu, nhưng cả cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước.

- GV bổ sung: Tác giả dùng phép nhân hoá (cây cầu tả tơi như máu ứa), gắn với bày tỏ cảm xúc của tác giả (nước mắt ứa ra, tôi tưởng như đứt từng khúc ruột) -> Diễn tả tính chất đau thương và dũng cảm của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Minh chứng thêm tính nhân chứng lịch sử của cây cầu, mặt khác làm tăng ý vị trữ tình của người viết. Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc gợi cảm giác êm đềm, thư thái cho người đọc.
Nhóm 3: HS trả lời các câu hỏi:
+ Trong thời ký đổi mới đất nước ta đã có thêm cây cầu nào bắc qua sông Hồng.?
+ Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa gì?
- HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung:
- Cầu Long Biên rút về vị trí khiêm nhường.
- Cầu tồn tại mãi mãi, là điểm đến cho khách du lịch năm châu. Là nhân chứng cho thời kỳ đổi mới nhanh chóng của đất nước...là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với Việt Nam. Là nhịp cầu của hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt cho tâm hồn tác giả.

- Bước 6: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và suy nghĩ trả lời câu hỏi: Qua VB em hiểu thêm điều gì về cầu Long Biên? Nêu ý nghĩa văn bản?
- Là chứng nhân…
- Là cây cầu của tình yêu sâu nặng
- GV bổ sung: Bài văn đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu LB: chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu LB cũng như đối với thủ đô HN.
- Bước 7: GV đặt câu hỏi: Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật? Trong văn bản này, tác giả đã dùng phương thức miêu tả, tự sự hay biểu cảm?
(Là bài viết theo thể ký, kết hợp cả 3 phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm).
- Bước 8: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- HS đọc, GV khai quát kiến thức của bài. I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: Thuý Lan
2. Tác phẩm:
- In trên báo: “Người Hà Nội”

- Thể loại: Bút kí.
- Là văn bản nhật dụng (Nội dung văn bản đề cập đến những vấn đề bức thiết đối với đời sống ...)
II. Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản.
1, Đọc – Tìm hiểu chú thích.
2, Bố cục: 3 đoạn:
- P1. Từ đầu ... Thủ đô Hà Nội": Giới thiệu cây cầu (vai trò chứng nhân của Cầu LB).
- P2. Tiếp…"dẻo dai vững chãi": Cây cầu LB qua các chặng đường lịch sử (Biểu hiện chứng nhân lịch sử của Cầu Long Biên).
P3. Còn lại: Cầu Long Biên - chứng nhân của tình yêu đất nước Việt Nam.

3, Hướng dẫn phân tích:
3.1, Giới thiệu về cầu Long Biên.
- Vị trí: Bắc qua sông Hồng HN
- Xây dựng năm 1898, kĩ sư người Pháp thiết kế.
- Cầu ... trở thành chứng nhân lịch sử...

3.2, Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử.

* Thời Pháp thuộc:
- Tên gọi: Đu-me.
- Đặc điểm: Dài 2290m, nặng 17.000 tấn ...
- Hình dáng: Như một dải lụa ...
 là nhân chứng cho cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

* Từ năm 1945 đến nay

- Cầu đổi tên: Long Biên.
- Là nhân chứng cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Là chứng nhân cho sức mạnh, tinh thần chống thiên tai của nhân dân Hà Nội.
- Nghệ thuật: hình ảnh so sánh, nhân hóa; lời văn giâu hình ảnh, cảm xúc.

3.3, Cầu Long Biên trong hiện tại và tương lai.

- Chứng nhân cho sự lớ mạnh của đất nước.
- Là nhịp cầu hòa binh và hữu nghị.

4, Tổng kết:
4.1. Nội dung, ý nghĩa
* ND:
* Ý nghĩa:

4.2. Nghệ thuật:

4.3. Ghi nhớ: (SGK)

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 7 p
GV hướng dẫn HS luyện tập thông qua bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Đoạn trích cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử là của tác giả nào?
A. Hoàng Việt.
B. Thúy Lan.
C. Minh Hương.
D. Thạch Lam.
Câu 2: Cây cầu nào sau đây không bắc qua sông Hồng tại Hà Nội?
A. Chương Dương
B. Mỹ Thuận
C. Thăng Long
D. Long Biên
Câu 3: Đoạn trích cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử có nội dung giống với kiểu văn bản nào?
A. Văn bản nhật dụng.
B. Văn bản hành chính.
C. Văn bản nghị luận.
D. Văn bản tự sự.
Câu 4: Thế nào là văn bản nhật dụng?
A. Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính.
B. Là văn bản sử dụng trong giao tiếp hằng ngày
C. Là kiểu văn bản có sự phối hợp của các
D. Là văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội.
Câu 5: Tại sao tác giả gọi cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử?
A. Vì nó là cây cầu đầu tiên được bắc qua sông Hồng.
B. Vì nó là cây cầu gắn liền với những thăng trầm của Thủ đô Hà Nội
C. Vì trong thời bình nó đã rút về vị trí khiêm nhường.
D. Vì nó là cây cầu đã gồng mình hứng chịu bao trận bom đạn của đế quốc Mĩ.
Câu 6: Cầu Long Biên không phải là chứng nhân cho những sự kiện lịch sử nào?
A. Chiến thắng điện biên phủ trên không năm 1972.
B. Cách mạng tháng tám thành công tại Hà Nội.
C. Những ngày đầu năm 1947, trung đoàn thủ đô bí mật ra đi.
D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 7: Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. Hoán dụ.
Câu 8: Tác giả so sánh chiếc cầu Long Biên với hình ảnh gì?
A. Như chiếc lược cài trên mái tóc.
B. Như một sợi chỉ mềm.
C. Như dải lụa uốn lượn.
D. Như một sợi dậy thừng.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn ngắn 5-7 câu miêu tả vẻ đẹp một cây cầu ở quê hương em hoặc em từng quan sát.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV yêu cầu HS về nhà:
1. Tìm thêm các tư liệu, hình ảnh, video giới thiệu về cây cầu Long Biên.
2. Có ý kiến cho rằng: ca ngợi cầu Long Biên là ca ngợi nền văn minh Pháp. Nêu suy nghĩ của em về ý kiến đó
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ: Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài. Hiểu ý nghĩa “Chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên. Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về cầu Long Biên.
- Chuẩn bị bài mới: “Viết bài tập làm văn số 7 – Miêu tả sáng tạo”.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.