Giáo án ngữ văn 6: Bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết: 9
Văn bản: SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Nắm được nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Lí giải được các hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
2. Kĩ năng
- Tự tìm được các sự kiện chính trong truyện
- Kể lại được truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
3. Thái độ
- Có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi sinh, môi trường.
4. Định hướng hình thành phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng; tranh ảnh về Sơn Tinh, Thủy Tinh
2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV dẫn dắt: Hằng năm, cứ vào mùa hạ thì ở vùng đồng bằng Bắc Bộ trời lại mưa như trút nước, lũ lụt xảy ra triền miên. Với trí tưởng tượng phong phú, nhân dân ta đã giải thích hiện tượng này bằng một truyền thuyết mang tên Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Vậy nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết này như thế nào, chúng ta sẽ cùng đến với bài học ngày hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm…
- Thời gian: 25p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
- GV đặt câu hỏi cho HS: Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại nào trong truyện dân gian? Được viết trong thời đại nào?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức I. Giới thiệu chung

- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương thứ 18.
- Truyện bắt nguồn từ thần thoại cổ được lịch sử hoá.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc giọng chậm rãi ở hai đoạn đầu; đoạn giữa sôi nổi, nhanh, gấp ở cuộc giao tranh; đoạn cuối bình tĩnh...
- GV đọc mẫu 1 đoạn. Gọi 3 HS lần lượt đọc (đọc phân vai).
- Bước 2: Gv yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức:
+ Hùng Vương có con gái đẹp là Mị Nương, muốn kén rể.
+ Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn, hai chàng thi tài, không phân hơn kém.
+ Nhà vua đành ra điều kiện về sính lễ (cơm nếp, bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao).
+ Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, lấy được Mị Nương. Thủy Tinh nổi giận, đem quân đánh Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
+ Hai bên giao chiến, Thủy Tinh thua phải rút quân về.
+ Hằng năm, Thủy Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh để báo thù.
- Bước 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK/33 II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích
- Bước 4: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 2. Bố cục: 3 phần
- P1: Từ đầu -> mỗi thứ một đôi: Vua Hùng 18 kén rể.
- P2: Tiếp theo -> Thần nước đành rút lui: Sơn Tinh đến trước và cuộc giao tranh xảy ra.
- P3: Còn lại: Chiến thắng của Sơn Tinh và sự trả thù hàng năm về sau của Thuỷ Tinh.
- Bước 5: GV đặt câu hỏi: Lí do Vua Hùng kén rể là gì?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu HS đọc lại văn bản và trả lời: tìm các chi tiết giới thiệu và miêu tả ST, TT và ý nghĩa các chi tiết đó?
- HS trả lời. GV kết luận:
Các chi tiết:
+ Sơn Tinh: Chúa miền non cao, có tài lạ... vẫy tay ... nổi cồn bãi ... mọc núi đồi...
+ Thuỷ Tinh: Chúa vùng nước thẳm, tài năng không kém ... gọi gió ... hô mưa ...
 Chi tiết nghệ thuật tưởng tượng kì ảo, hai thần đều tài giỏi, xứng đáng làm rể vua Hùng. Cách giới thiệu ấn tượng, gây hứng thú hấp dẫn đối với người đọc, ngầm dự báo một cuộc đua tranh quyết liệt sẽ diễn ra giữa hai vị thần. 3. Phân tích
a. Vua Hùng kén rể
- Lí do vua Hùng kén rể: Mị Nương xinh đẹp, hiền dịu. Vua yêu con, muốn chồng xứng đáng cho con -> Quan niệm xưa: Trai tài - gái sắc; Anh hùng - mĩ nhân.

- Bước 6: GV đặt tiếp câu hỏi: Trước tài năng của hai vị thần, vua Hùng đã làm như thế nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

GV mở rộng vấn đề: Có ý kiến cho rằng: Khi kén rể, vua Hùng đã có ý chọn Sơn Tinh, nhưng vua cũng không muốn mất lòng Thuỷ Tinh nên mới nghĩ ra cuộc đua tài tìm những sản vật quý để dâng sính lễ. Suy nghĩ của em như thế nào?
- HS đưa ra ý kiến. GV nhận xét: Lễ vật là sản vật của miền rừng núi. Có vẻ như Vua Hùng đã có cảm tình với Sơn Tinh nên yêu cầu về lễ vật thiên về phía Sơn Tinh. - Vua Hùng ra điều kiện:

+ Ai mang lễ vật đến sớm sẽ được lấy Mị Nương.
+ Lễ vật gồm: 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi ...

- Bước 7: GV đặt tiếp câu hỏi: Vì sao có cuộc giao tranh này?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu HS quan sát SGK: Em hãy quan sát bức tranh minh họa trang 32, miêu tả cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Kết quả của cuộc giao tranh ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh:
+ Nguyên nhân: Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi. Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, nổi giận đem quân đuổi đánh Sơn Tinh.
- Diễn biến:
+ TT hô mưa gọi gió làm thành dông bão, dâng nước đánh Sơn Tinh.
+ Sơn Tinh không hề run sợ, chống cự một cách quyết liệt: bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất để ngăn lũ... nước dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu...
- Kết quả:
+ Sơn Tinh thắng, TT thua đành phải rút quân.
+ Hàng năm TT lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua.
- Bước 8: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi (3p) và trả lời câu hỏi: ST, TT có phải là nhân vật có thật không? Các tác giả dân gian xây dựng lên 2 nhân vật này nhằm mục đích gì?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

GV bổ sung kiến thức: Đằng sau câu chuyện mối tình Sơn Tinh, Thủy Tinh và Mị Nương là cốt lõi lịch sử, phản ánh hiện thực c/s lao động vật lộn với thiên tai của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện ước mơ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự chiến thắng thiên tai để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ mùa màng. b. Ý nghĩa hình tượng nhân vật
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là những nhân vật hoang đường, kì ảo do người xưa tưởng tượng ra.
- Nhân dân ta xây dựng hai hình tượng nhân vật này nhằm mục đích giải thích các hiện tượng thiên nhiên thời tiết:
+ Thủy Tinh là thần Nước, tượng trưng cho sức mạnh mưa gió, bão lụt hàng năm.
+ Sơn Tinh là thần Núi, đại diện cho sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta trong việc đấu tranh chống bão lụt hàng năm. Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của ST là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ.
-> Thể hiện ước mơ của nhân dân ta trong việc chiến thắng thiên tai.
- Bước 9: GV yêu cầu HS suy nghi và nêu ý nghĩa của truyện?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. 4. Tổng kết
a. Nội dung – Ý nghĩa
* Nội dung: Truyện giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt xảy ra hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước.
* Ý nghĩa: Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự thiên tai bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
- GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp: Nêu những nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. b. Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo có tính khái quát cao.
- Cách kể chuyện hấp dẫn sinh động.
- Bước 10: GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/34 c. Ghi nhớ (SGK/34)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
GV yêu cầu HS: Đóng vai một trong các nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, vua Hùng, Mị Nương để kể lại câu chuyện?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV đưa ra ý kiến thảo luận: Từ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm rừng phủ xanh đất trống đồi trọc của nước ta trong giai đoạn hiện nay?
- HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung: Đó là những chủ trương hoan toàn đung đắn để giảm thiểu những ảnh hưởng của lũ lụt đối với cuộc sống của nhân dân ta hiện nay. Đặc biệt trong tình hình lũ lụt ở nước ta hàng năm đang diễn ra ngày căng khó lường.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết bản thân,viết tên một số truyện kể dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết ?
- HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung
3. Hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học bài cũ: Xem lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và ghi tóm tắt lại những sự việc chính.
- Chuẩn bị bài mới: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.