Giáo án ngữ văn 6: Bài Ếch ngồi đáy giếng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ếch ngồi đáy giếng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết :
Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngụ ngôn)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn: đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn; ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
- Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của truyện: Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lí; tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn; Kĩ năng kể tóm tắt truyện.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
3. Thái độ
- Khiêm tốn học hỏi, không chủ quan kiêu ngạo.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
* Tích hợp GD kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.
+ Giao tiếp phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung, nghệ thuật và bài học của truyện ngụ ngôn.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp, đàm thoại gởi mở, động não, thảo luận nhôm
- Thảo luận nhóm về giá trị về nội dung và nghệ thuật của truyện ngụ ngôn
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định lớp
2. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 3 phút
GV Tổ chức trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.GV chiếu các hình ảnh và HS kể tên các truyện tương ứng với những hình ảnh ấy. Những HS có câu trả lời đung sẽ gianh phần thưởng.

Thỏ và Rùa Thầy bói xem voi

Chó Sói và cừu Éch ngồi đáy giếng

- GV đặt câu hỏi: Những truyện này các nhân vật đặc điểm chung là gì?
- HS: Đều có hình ảnh có các loài vật
- GV dẫn dắt: mượn hình ảnh loài vật để nói chuyện con người đó chính là đặc điểm nhận diện của thể loại truyện ngụ ngôn. Để hiểu sâu hơn về thể loại này, hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Hiểu được các đặc điểm của truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn; ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn. Nắm được những đặc sắc về nghệ thuật của truyện:
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 25 phút

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung về thể loại ngụ ngôn
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát chú thích dấu sao SGK, hãy nêu đặc điểm của truyện ngụ ngôn?
- HS suy nghĩ trả lời. GV chuẩn kiến thức
- GV yêu cầu HS: dựa vào hiểu biết bản thân Lấy ví dụ vài truyện ngụ ngôn mà em biết?
- HS trả lời, GV nêu thêm dẫn chứng: Chuyện bó đũa,Thỏ và Rùa, Kiến giết voi, Lão nhà giàu và con lừa, ....
- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Truyện ngụ ngôn khác truyện cổ tích và truyền thuyết ở chỗ nào?
- HS dựa vào định nghĩa mỗi loại để trả lời.
- GV chuẩn kiến thức: Truyện ngụ ngôn cũng có những nét tưng đồng với tục ngữ. Tục ngữ cũng có nghĩa đen, nghĩa bóng, mục đích là để khuyên nhủ răn dạy => chúng ta sẽ được học ở lớp 7 I. Giới thiệu chung

Thể loại: Truyện ngụ ngôn.
- Truyện kể = văn xuôi hoặc văn vần.
- Có ngụ ý.
- Mục đích: mượn chuyện loài vật để kín đáo nói chuyện con người -> khuyên nhủ, răn dạy những bài học cho con người trong cuộc sống.

* Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc: đọc rõ ràng, mạch lạc, thể hiện được sự ngông nghênh, kiêu ngạo cuả ếch, xen chút hài hước.
- GV đọc mẫu 1 đoạn - Gọi 2 HS đọc - nhận xét ...
- Bước 2: Gv yêu cầu HS kể tóm tắt những sự việc chính của truyện?
- HS trả lời, HS khác bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức:
+Ếch sống lâu ngày trong giếng
+ Tiếng kêu của nó làm các con vật nhỏ bé hoảng sợ
+ Nó tưởng trời chỉ to bằng chiếc vung và nó thì oai phong không ai sánh bằng.
+ Trời mưa làm nước dềnh lên đưa ếch ra ngoài
+ Nó nghênh ngang coi thường xung quanh
+ Cuối cùng bị con trâu dẫm bẹp.
- Bước 3: GV nêu câu hỏi:Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích

2. Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu ... chúa tể - CS của ếch khi ở trong giếng.
+ Phần 2: Còn lại - CS của ếch khi ra khỏi giếng

- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Nêu hoàn cảnh sống của ếch? Nhận xét về môi trường sống cũng như tầm nhìn của ếch?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về chi tiết “ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ như một cái vung ... chúa tể” ?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- GV bổ sung kiến thức:
+ Đó là một cách nhìn nhận suy nghĩ hết sức sai lầm, bởi thế giới bên ngoài vô cùng rộng lớn và phong phú. Có biết bao điều cần học, biết bao điều chúng ta chưa biết.
+ Thái độ của ếch thật ngông cuồng và ngạo mạn một cách lố bịch - cái lố bịch của kẻ không biết mình, biết người “coi trời bằng vung” như câu thành ngữ của ông cha ta thường nói.
=> Thái độ chủ quan, kiêu ngạo. Sự chủ quan, kiêu ngạo đó thành thói quen, thành “bệnh” của ếch.
GV: Ếch thuộc loại “thùng rỗng kêu to”, “mục hạ vô nhân” (dưới mắt không coi ai ra gì), kiêu căng, ngạo mạn.
- Bước 5: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Thái độ sống ấy khiến ếch phải chịu hậu quả gì?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Trời mưa to, nước dềnh lên đưa ếch lên bờ, nó đi lại nghênh ngang và bị giẫm bẹp. 3. Phân tích
a. Câu chuyện về ếch
- Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nhỏ, xung quanh chỉ có vài con cua, ốc, nhái ...
=> Môi trường sống nhỏ bé, hạn hẹp -> tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế và nông cạn.
- Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ như một cái vung ... chúa tể
=> Thái độ chủ quan, kiêu ngạo ...

- Ếch bị giẫm bẹp
=> Kết cục bi thảm.

- Bước 6: GV yêu cầu HS chia lớp và thảo luận nhóm bàn
- GV yêu cầu HS thảo luận: Theo em nguyên nhân nào khiến ếch có kết cục bi thảm như vậy?
- HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày, nhận xét cho nhau. GV chuẩn kiến thức.
- Trời mưa to hay con trâu đi qua không phải là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ếch.
- Nguyên nhân của kết cục bi thảm đó là vì: Rời khỏi môi trường sống quen thuộc nhưng ếch lại không thận trọng. Nó vốn rất kiêu ngạo, nên chủ quan, nghênh ngang, nhâng nháo, chẳng thèm nhìn, chẳng thèm để ý xung quanh. Nghĩa là ếch vẫn cứ coi trời bằng vung như hồi ở trong giếng cạn.
GV bình: Cái chết của ếch là tất nhiên, khó tránh, không trước thì sau. Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn. Ếch và những ai có lối sống như ếch thật đáng giận nhưng cũng thật đáng thương. * Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch:
- Nguyên nhân khách quan: trời mưa to... con trâu đi qua...
- Nguyên nhân chủ quan: kiêu ngạo nên chủ quan.
-> Đó là kết quả của lối sống kiêu căng, hợm hĩnh nhưng hết sức ngu dốt, ngớ ngẩn.

- Bước 7: GV đặt ra câu hỏi: Từ cách sống và cái chết của ếch, em rút ra bài học gì? Nêu ý nghĩa của bài học đó?
- HS trình bày, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức.
- GV: Những bài học trên có ý nghĩa nhắc nhở và khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi lĩnh vực, nghề nghiệp, công việc cô thể ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ý nghĩa của những bài học mà truyện ngô ngôn này nêu ra là rất rộng.

b. Bài học nhận thức
- Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
- Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
- Dù môi trường, h/cảnh sống có giới hạn, khó khăn hay thay đổi vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình = nhiều hình thức khác nhau. Phải biết những hạn chế của mình, để cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, phải nhìn xa trông rộng.
- Bước 8: GV yêu cầu HS khái quát nội dung, ý nghĩa văn bản?
- HS trình bày, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Truyện phê phán đối tượng nào và khuyên chúng ta điều gì?
- HS trình bày, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức
- GV yêu cầu HS: nêu đặc điểm nghệ thuật của truyện?
- GV nhận xét: NV được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nhân hoá: Trao cho động vật, đồ vật những đặc điểm, tính cách của con người nhằm thể hiện một nội dung nào đó... Biện pháp nghệ thuật này chúng ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn ở tiết 88 – Học kì II. Vừa rồi cô đã giới thiệu cho chúng ta về khái niệm.
- GV đặt câu hỏi mở rộng: Truyện có rất nhiều chi tiết ẩn dụ, tượng trưng. Em hãy chỉ ra điều đó?
- HS trình bày, nhận xét bổ sung. GV chuẩn kiến thức
+ Chi tiết cái giếng: tượng trưng cho m/trường sống hạn hẹp.
+ Bầu trời tượng trưng cho thế giới rộng lớn mà con người cần tìm hiểu, khám phá để mở rộng hiểu biết.
+Trời mưa, nước giếng dềnh lên -> môi trường sống thay đổi.
+ Ếch - kẻ chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác
- Bước 9: GV gọi HS đọc ghi nhớ sgk Tr101.
- HS đọc 4. Tổng kết
a. Nội dung, ý nghĩa
* Nội dung: Truyện kể về cuộc sống của một chú ếch kiêu ngạo khi ở trong giếng chỉ coi trời bằng vung, đến khi ra ngoài không thèm để ý xung quanh nên bị con trâu giẫm bẹp.
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà huyênh hoang.
- Khuyên chúng ta cần cố gắng mở rộng tầm hiểu biết. Không được chủ quan, kiêu ngạo.
b. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ hài hước kín đáo.
- Miêu tả phù hợp với thực tế, xây dựng hình tượng nhân vật gần gũi với đời sống.
- Phép nhân hoá, ẩn dụ tượng trưng; Cách nói bằng ngụ ngôn, giáo huấn tự nhiên đặc sắc.

c. Ghi nhớ: (SGK/101)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS suy nghi ý nghĩa của nhan đề văn bản.
Hoạt động 2: GV tổ chức trò chơi thi đua giữa các tổ thông qua trò chơi “Hái táo”, mỗi trái táo tương ứng 1 câu hỏi trắc nghiệm.
Câu 1: Truyện ngụ ngôn là
A. truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
B. truyện chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường, li kì, giống như truyện cổ tích.
C. truyện thông qua việc mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
D. truyện có ý nghĩa răn dạy con người những đạo lí của cuộc sống.
Câu 2: Lí do nào mà Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung?
A. Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.
B. Xung quanh nó chi có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.
C. Êch kêu ồm ộp làm cho những con cua, con ốc hoảng sợ.
D. Tất cả đều đúng
Câu 3: Truyện Ếch ngồi đáy giếng thuộc thể loại truyện dân gian nào?
A. Truyền thuyết.
B. Thần thoại.
C. Truyện cổ tích.
D. Truyện ngụ ngôn.
là nơi sâu nhất.
C. Ếch tưởng bầu trời nhỏ bé bằng cái vung và nó là một vị chúa tể.
D. Ếch nghĩ nó không có bà con, họ hàng
Câu 4: Trong truyện, thực chất ếch là con vật như thế nào?
A. Có tầm hiểu biết sâu rộng và có vốn sống dồi dào.
B. Có vốn sống bình thường nhưng luôn biết học hỏi.
C. Có tầm hiểu biết sâu rộng nhưng không chịu học hỏi những con vật khác ở chung quanh.
D. Có hiểu biết nông cạn, hời hợt nhưng lại thích huênh hoang.
Câu 5: Hậu quả của thái độ tự cao, tự đại của ếch là gì?
A. Ếch bị các con vật trên bờ cách li và phải trở về giếng cũ.
B. Ếch bị một con voi giẫm chết,
C. Ếch bị con người bắt và ăn thịt.
D. Ếch bị một con trâu đi qua giẫm cho bẹp dí.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu HS: Thử nêu một số hiện tượng trong đời sống ứng với thành ngữ “ Ếch ngồi đáy giếng”?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS sưu tầm những truyện dân gian mà ếch là nhân vật chính? Qua đó hãy nêu hiểu biết của em về tín ngưỡng của người Việt cổ?
VD: Người lấy ếch, Hoàng tử ếch... => Tục thờ thần ếch...
- Hãy tìm những câu tục ngữ, thành ngữ khuyên chúng ta không nên kiêu ngạo, chủ quan, phải luôn mở rộng tầm hiểu biết?
VD: + Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và bổ sung.
3. Hướng dẫn về nhà
- Đối với bài cũ: Học bài, nắm chắc phần ghi nhớ; Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc; Tìm hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung ý nghĩa của truyện; Tìm đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.
- Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “Thầy bói xem voi”

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.