Giáo án ngữ văn 6: Bài Bức tranh của em gái tôi (tiết 2)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bức tranh của em gái tôi (tiết 2). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:

BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
(Tiết 2)
(Tạ Duy Anh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu được tình cảm của người em có tài năng đối với anh; thấy được sự chiến thắng của tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu đối với lòng ghen ghét đố kị.
- Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm. Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc – hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.
3. Thái độ:
- Phê phán sự ghen tị ở nhân vật người anh, đồng thời thấy được việc thức tỉnh ở nhân vật.
- Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn với bạn bè và những người xung quanh, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Giới thiệu về tác giả Duy Anh. Nhân vật bé Kiều Phương có tinh cách như thế nào?
- Gọi 1 HS trả lời, 1 HS khác bổ sung. GV nhận xét và chấm điểm

3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 1 phút
GV đẫn dắt
- GV dẫn dắt: Trong tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu về nhân vật bé Kiều Phương. Một em bé luôn say sưa cùng các bức vẽ và bức tranh em đoạt giải là vẽ về người anh trai của minh. Vậy thái độ, tinh cảm của người anh trai với em gái minh ra sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu được tình cảm của người em có tài năng đối với anh. Nắm được những nét đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian:
- Bước 1: GV khái quát lại các nội dung chính của tiết 1
I. Giới thiệu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản:
3. Phân tích:
a. Nhân vật bé Kiều Phương

- Bước 2: GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời câu hỏi:
+ Chúng ta có thể tìm hiểu diễn biến tâm trạng của người anh qua mấy nấc thang? Đó là những nấc thang nào?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
Qua ba nấc thang:
+ Trong cuộc sống hàng ngày với em gái mình.
+ Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện.
+ Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của em gái b. Diễn biến tâm trạng của người anh trai:
- GV dẫn dắt: Trước hết , chúng ta tìm hiểu về diễn biến tâm trạng của người anh trong cuộc sống hàng ngày với em gái.
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Em hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ, cách cư xử của người anh với Kiều Phương trong cuộc sống hàng ngày? (Tr30, đầu T31)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
• Gọi em là Mèo (vì mặt em luôn bị chính nó bôi bẩn).
• Luôn để ý từng tí một (Thấy em hay lục lọi đồ với một sự thích thú).
• Bí mật theo dõi việc chế thuốc vẽ của em. * Trong cuộc sống hàng ngày với em gái:
- GV đặt câu hỏi: Qua các chi tiết trên, em nhận xét gì về thái độ của người anh?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- Tò mò, xét nét, coi thường, khó chịu về em
- GV dẫn dắt: Tâm trạng này được đẩy lên một nấc thang tiếp theo, đó là khi chú Tiến Lê đến nhà chơi và phát hiện ra tài năng hội hoạ của bé Kiều Phương.
- Bước 4: GV đặt tiếp câu hỏi: Em hãy tìm các chi tiết thể hiện tâm trạng, thái độ của mọi người khi đứng trước toàn bộ bức tranh của Kiều Phương?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
• Chú Tiến Lê: mặt rạng rỡ, cho rằng bé là một thiên tài hội hoạ.
• Bố: ngây người ra như không tin vào mắt mình, không kìm được, ôm thốc bé lên và nói: Con đã cho bố một bất ngờ quá lớn.
• Mẹ: không kìm được xúc động.
- GV yêu cầu HS qua các chi tiết trên, đánh giá chung về thái độ đó của mọi người (trừ anh trai)?
- HS trả lời, GV nhận xét và bổ sung.
Mọi người (trừ người anh trai) đều có thái độ rất ngạc nhiên, xúc động, hãnh diện, tự hào khi phát hiện thấy tài năng hội hoạ của bé Kiều Phương.
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Tìm những chi tiết nào nói lên tâm trạng của người anh lúc đó?
+ Em cảm nhận được gì về tâm trạng của cậu bé khi thấy mọi người đều rất quan tâm, hãnh diện trước tài năng của bé Phương?
- HS thảo luận và trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
• Lúc ngồi trên bàn học, chỉ muốn gục khóc
• Không tìm thấy ở mình một tài năng gì.
• Không thân với Mèo như trước nữa
(chỉ cần một lỗi nhỏ ở em là lại gắt um lên)
 Cảm thấy tự ti, mặc cảm, ghen tị trước tài năng của em. * Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện:

- Không vui, mặc cảm, tự ti, ghen tị với tài năng của em
- Bước 5: GV dẫn dắt: Đứng trước bức tranh, người anh gục khóc. Hành động muốn khóc nói lên tâm trạng đau khổ, tủi thân của cậu bé.
- GV đặt câu hỏi mở rộng kiến thức: Vì sao thấy em mình có năng khiếu mà anh lại có thái độ, tâm trạng như vậy?
Lưu ý: so sánh hình ảnh của người em trong mắt cả gia đình trước kia và sau khi được phát hiện tài năng.
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Anh vốn coi thường em, cho rằng em chỉ là một đứa trẻ nghịch ngợm, bẩn thỉu; còn mình là anh, hơn hẳn em. Vậy mà giờ đây, tình hình dường như bị đảo ngược.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em nhận xét gì về tài nắm bắt tâm lí nhân vật của tác giả?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
- GV bình: Frank Tyger từng nói: Bạn không thể vừa ghen tị và vừa hạnh phúc. Chỉ vì ghen tị, cậu bé rơi vào tâm lí mặc cảm, tự ti, hay cáu giận với em mình chỉ vì cô bé có tài năng hội hoạ. Qua đó, thể hiện ngòi bút miêu tả tâm lí khéo léo, tài tình, sự am hiểu tâm lí trẻ nhỏ sâu sắc của tác giả. Đây là tâm lí thường gặp ở trẻ nhỏ trước thành công của người khác. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Bước 6: GV đặt câu hỏi: Tâm trạng trên còn được đẩy lên một nấc thang cao hơn nữa khi người anh quyết định thức hiện hành động nào? (mà chính người anh cũng coi thường?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Quyết định xem lén tranh của em  Điều đó chứng tỏ người anh vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi tính trẻ con.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Khi xem lén tranh của em, người anh thấy gì?
+ Dường như những gì trong ngôi nhà đều được em đưa vào tranh.
+ Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh.
+ Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả co hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến
- GV: ? Từ đó, anh đã cư xử thế nào với em?
Càng ngày càng khó chịu với em, cảm thấy em như chọc tức mình.
- Gv dẫn dắt: Dòng cảm xúc, tâm trạng của anh trai bé Kiều Phương được thay đổi ra sao ở phần cuối truyện, cô và các em cùng tìm hiểu tiếp theo.
- Bước 7: GV đặt câu hỏi định hướng: Kiều Phương nhập tâm lời dạy của chí Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ những gì thân thuộc nhất với cháu”. Bé đã vẽ gì trong cuộc thi tranh quốc tế của mình?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Chi tiết: Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài của sổ nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát ra từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
 Bức tranh rất đẹp và có hồn.
- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản:
+ Tìm những từ ngữ nói lên thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó?
+ Hãy khái quát lại tâm trạng của anh trai khi đứng trước bức tranh đó?
- HS suy nghi trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
• Giật sững người, phải bám chặt lấy tay mẹ.
• Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
• Nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên tranh: Anh trai tôi.
• Muốn khóc
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Em hãy giải thích vì sao người anh lại có tâm trạng “Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của em?
- HS thảo luận và trả lời. GV nhận xét và bổ sung:
• Ngỡ ngàng: ngạc nhiên cao độ, bức tranh vẽ về mình chứ không phải là ai khác trong gia đình. Không ngờ mình được em gái rất yêu quý và tôn trọng. Bức tranh đẹp ngoài sức tưởng tượng của cậu bé..
• Hãnh diện: Trong mắt em, mình thật hoàn hảo và đẹp đẽ. Em gái mình là một tài năng hội hoạ rất đặc biệt.
• Xấu hổ: Vì nhận thấy trước đó mình quá ích kỉ, nhỏ nhen, hẹp hòi, đã coi thường, đố kị với em. * Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em:

 Bất ngờ, xúc động, tự hào, xấu hổ

- GV mở rộng vấn đề: So sánh hình ảnh người anh trai:
+ khi mọi người phát hiện ra tài năng của Kiều Phương và rất hãnh diện vì bé, người anh trai muốn gục xuống bàn khóc.
+ khi đứng trước bức tranh thi quốc tế đoạt giải nhất đó, người anh trai lại muốn khóc.
 so sánh sự khác biệt giữa hai tiếng khóc ấy.
- HS thảo luận, trả lời. GV bổ sung: Tiếng khóc lúc đầu là sự đau khổ, ghen tị, đố kị với em. Lúc sau: sung sướng, hạnh phúc, xen lẫn sự xấu hổ.  Sự thay đổi trong suy nghĩ và tinh cảm của người anh.
- GV đặt câu hỏi: Em cảm nhận được gì về dòng suy nghĩ cuối truyện của cậu bé: Không phải con đâu, đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.
(người anh đã nhận ra điều gì từ bản thân và em gái của mình?)
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- GV: Tại sao nhờ bức tranh, người anh lại có sự cảm hoá và thay đổi đến thế?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
 Ý nghĩa sâu sắc của nghệ thuật: Nghệ thuật hướng con người tới những điều tốt đẹp của cuộc sống.
- GV bình: Người anh vừa đáng trách nhưng cũng đáng thương. Vì suy nghĩ cho rằng mình không được yêu quý, không được mọi người trong gia đình qua tâm; nên muốn khóc. Những giọt nước mắt tủi thân , đau khổ chỉ trực rơi xuống bàn học. Khi nhận thấy em gái của mình lại rất yêu quý và quan tâm đến mình, những giọt nước mắt sung sướng, hãnh diện pha lẫn vị xấu hổ lại muốn lăn trên gò má của cậu bé. Lòng nhân hậu của cô em gái đã nâng tâm hồn của anh trai dậy, thoát ra khỏi hố sâu của sự ghen tị, đố kị nhỏ nhen.

- Nhận ra hạn chế của mình, thấy được tấm lòng nhân hậu của em.
- Bước 8: GV yêu cầu: Hãy nhận xét về nội dung và ý nghĩa bài học?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
4. Tổng kết:
a. Nội dung và ý nghĩa văn bản
* Nội dung:
- Nhân vật Kiều Phương: say mê hội họa, hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu
- Người anh: Ghen tị với tài năng của em, mặc cảm, xúc động khi nhận ra tâm hồn, lòng nhân hậu của em.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Thông qua tìm hiểu bài học, hãy chỉ ra nghệ thuật đặc sắc nhất của truyện?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

* Ý nghĩa:
- Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
b. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện
- MT chân thực diễn biến tâm lí nhân vật.

- Bước 9: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
- HS đọc. GV tổng kết bài học c. Ghi nhớ: Sgk tr 35
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 2 trong SGK
Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 trong SGK Tr 35
Yêu cầu học sinh đọc phần đọc thêm và trả lời câu hỏi: Em hiểu gì về hai câu châm ngôn đó?
+Ghen tỵ là một thói xấu. Nó như một con rắn độc có thể làm thui chột lý trí và tình cảm của con người .
+ Ghen tỵ là một tật xấu , muốn đạt thành tích cần phải cố gắng thi đua .
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10p
- GV tổ chức hoạt động xe-mi- na tại lớp: Chia sẻ với các bạn trong lớp cảm giác bị/được so sánh với người khác ( ví dụ: với anh, chị, em trong nhà,…với các bạn trong xóm,..)
- HS tự bộc lộ. GV nhận xét và định hướng cho HS: Sự so sánh của người lớn là mong muốn các em tiến bộ, học hỏi những điều tích cực từ mọi người xung quanh. Em nên cố gắng để thay đổi bản thân tích cực hơn. Nhưng nếu sự so sanh khiến em cảm thấy khó chịu, không thoải mái, hãy mạnh dạn ngồi tâm sự với người đó để mọi việc được giải quyết dễ dàng hơn.

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm, vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV hướng dẫn về nhà: Hãy sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao về tình cảm chị em
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (1 phút)
- Học bài cũ: đọc lại truyện, nắm được nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Bài mới: Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.