Giáo án vnen bài Ếch ngồi đáy giếng

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Ếch ngồi đáy giếng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20…

BÀI 10: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
• Biết đặc điểm truyện ngụ ngôn.
• Rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn.
• Phân tích được 1 số đặc điểm nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.
• Danh từ chung và danh từ riêng.
2. Kĩ năng:
• Phân biệt được danh từ chung, danh từ riêng.
• Biết cách kể bằng lời nói về một sự việc của bản thân.
3. Thái độ: yêu tiếng Việt.
4. Phẩm chất, năng lực: ngôn ngữ, tư duy sáng tạo, hợp tác tự chủ, tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, tranh ảnh , phiếu học tập
• Bảng phụ ,máy chiếu
2. Học sinh: Xem trước bài
III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: nhóm, cặp đôi, thuyết trình vấn đáp...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
MT,ND hoạt động, CT tổ chức Sản phẩm DK tình huống
Tuần 10 – Tiết 37

- Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới
- PP, KT: giao và giải quyết vấn đề
- PTHĐ: nhóm
+ GV chiếu tranh lên màn hình
Cho h/s hoạt động nhóm lớn
Yêu cầu một học sinh kể lại một trong những câu chuyện trên

+ Em sẽ đọc văn bản như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe
+ GV gợi ý : Đọc diễn cảm nhấn mạnh những từ chỉ hành động thái độ của ếch ? Những nhân vật này có điểm gì chung?( là con vật ,đồ vật hay con người ?)
+ Liệt kê những sự việc chính trong truyện ?
+ Ngoài những từ chú thích trong SGK còn từ nào em chưa rõ ?
Thế nào là truyện ngụ ngôn ?
+ GV chiếu khái niệm trên máy

- MT: Rút ra bài học từ truyện ngụ ngôn. Phân tích được 1 số đặc điểm nghệ thuật của truyện ngụ ngôn
- PP, KT: HĐ nhóm, giao nhiệm vụ
- HTTC: cả lớp, nhóm
+ Gv cho học sinh hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.2a
+ Vì sao ếch có suy nghĩ đó ?
Gợi ý : Ếch sống ở đâu, đó là không gian như thế nào? Hằng ngày ếch thường làm gì?
+ Có nhận xét gì về tính cách và hiểu biết của ếch ?
+ Ếch cứ mãi sống ở trong giếng nếu không có điều gì xảy ra vào năm nọ? Ếch ra ngoài do khách quan hay chủ quan nó muốn ?
+ Ếch có biết môi trường xung quanh thay đổi không?
+ Nó đã làm gì ?
Nhận xét về hiểu biết và tính cách của ếch?
Từ câu chuyện em rút ra bài học gì ?
- Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn theo yêu cầu mục B.2b
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV kết luận: mục b chọn (1) và (4)

- GV cho h/s hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục B.2c
- Gọi h/s đọc yêu cầu mục c ghi lại ý kiến vào vở
- Yêu cầu học sinh trình bày

Bài tập: Tìm những câu ca dao tục ngữ có ý nghĩa tương tự câu chuyện.

A. Hoạt động khởi động

B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản
- Nhân vật : Cua ,ốc ,nhái ,ếch ,trâu
- Nhân vật chính: Ếch
- Sự việc :
+ Ếch sống lâu trong giếng tưởng trời bé bằng vung ,nó như chúa tể
+ Trời mưa nước tràn ếch ra ngoài đi lại nghênh ngang nên bị trâu giẫm bẹp
* Chú thích

2. Tìm hiểu văn bản
a.
(1). Suy nghĩ của ếch : Tưởng trời bằng vung nó như chúa tể
Vì : + Sống lâu trong giếng-> không gian nhỏ bé chật hẹp
+ Cất tiếng vang động ,vật khác hoảng sợ
-> chủ quan kiêu ngạo ,nông cạn

(2)Nguyên nhân bị trâu giẫm bẹp
+ mưa ,nước tràn đưa ếch ra ngoài -> Nguyên nhân khách quan -> môi trường thay đổi
+ Đi lại nghênh ngang,nhâng nháo nhìn

-> hiểu biết nông cạn ,chủ quan kiêu ngạo

(3) Bài học : Khuyên phải mở rộng tầm hiểu biết ,tránh chủ quan kiêu ngạo

- Bài học với bản thân : Không được chủ quan kiêu ngạo, phải học tập mở rộng hiểu biết ,phải khiêm tốn , khi đến môi trường khác cần biết được sự đổi thay để hòa nhập

HS có thể kể tốt hoặc chưa tốt. GV động viên khuyến khích HS

Có thể có HS đọc chưa tốt. GV hướng dẫn lại

HS có thể sử dụng từ chưa chính xác. GV tư vấn định hướng lại.

Tuần 10 – Tiết 41

- Mục tiêu: Phân biệt được danh từ chung, danh từ riêng
- PP, KT: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
- HTTC: cả lớp

+ GV cho h/s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.3a

+ Trong VD trên từ nào là danh từ chung ,từ nào là danh từ riêng
+ Cho biết thế nào là danh từ chung?
+ Thế nào là danh từ riêng
+ Gv chốt trên bảng phụ ,hoặc máy chiếu
+ Gv hãy viết những danh từ sau: Trường Trung học cơ sở Đồng Tiến , Trạm y tế xã Đồng Tiến , Ủy ban Nhân dân xã Đồng Tiến
+ Cho biết trong những từ em viêt từ nào là danh từ chung ,từ nào là danh từ riêng ?

+ GV cho học sinh hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục B.3b
+ Gọi một h/s đọc đoạn văn và yêu cầu trong SGK
+ GV gọi h/s trả lời
+ GV chuẩn kiến thức.

Em có nhận xét gì về cách viết danh từ chung và danh từ riêng ?
- Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn theo yêu cầu mục B.3c
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV kết luận

Bài tập: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống; GV chiếu máy chiếu.
- HD về nhà: Về tìm hiểu trước bài kể miệng về một sự việc của bản thân

Tuần 10 - Tiết 42

- MT: Biết cách kể bằng lời nói về một sự việc của bản thân.
- PP, KT: giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi
- HTTC: cá nhân
Em hãy lấy VD và viết ?
GV chỉnh sửa cho h/s
GV cho h/s hoạt động chung cả lớp theo yêu cầu mục B.4a
GV chốt
GV cho h/s hoạt động cá nhân theo yêu cầu mục B.2c
Cho học sinh lập dàn ý theo đề bài trong SGK

- HD về nhà: làm tiếp bài tập làm văn và chuẩn bị các bài tập phần C hoạt động luyện tập

Tuần 10 - Tiết 43

- Mục tiêu: Rèn kĩ năng kể chuyện và kĩ năng viết hoa đúng chỗ
- PP, KT: HĐ nhóm, đặt cấu hỏi
- HTTC: nhóm, cá nhân

Gv cho h/s hoạt động nhóm lớn theo yêu cầu mục C.1/67
Yêu cầu học sinh kể trước nhóm, bạn bè góp ý về cách sắp xếp sự việc ,về dùng từ ,giọng nói,...
Gv nêu yêu cầu về phong thái ,cách diễn đạt

Gv cho học sinh hoạt động cặp đôi theo yêu cầu mục C.2/94,95

Gv giao nhiệm vụ cho hs về nhà thực hiện yêu cầu mục D,E.

3. Tìm hiểu về danh từ chung và danh từ riêng
- Đền thờ Chử Đồng Tử,Tiên Dung
DT chung Danh từ riêng
Đền thờ Chử Đồng Tử,Tiên Dung

- Danh từ chung: Vua ,công ơn,tráng sĩ ,đền thờ ,làng ,xã ,huyện ,ngày xưa ,miền ,đất ,nước ,thần ,nòi ,rồng ,con trai ,thần ,tên
- Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương,Gióng,Phù Đổng ,Gia Lâm, Hà Nội, Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
-> Danh từ chung không viết hoa ,danh từ riêng phải viết hoa

c.
- Quy tắc viết hoa tên người, địa lí Việt Nam và tên người tên địa lí nước ngoài phiên âm Hán Việt: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó
- Quy tắc viết hoa tên người, địa lí nước ngoài phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó ;nếu mỗi bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có dấu gạch nối
- Tên riêng của các cơ quan tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương thường là một cụm từ : Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ
VD : Báo Thiếu niên Tiền phong, Nghệ sĩ Ưu tú , Nhà giáo Nhân dân, Ủy ban Nhân dân , Mặt trận Tổ quốc .....

4. Cách kể miệng về một sự việc của bản thân
Em phải kể có mở đầu ,diễn biến ,kết thúc .

Đề bài :Kể về một chuyến về quê
Mở bài:
+ Nêu lí do về quê
+ Về quê cùng với ai
Thân bài:
+ Nêu cảm xúc trên đường về thăm quê
+ Cảnh vật quê hương hiện ra như thế nào?
+ Gặp gỡ những ai ở quê (họ hàng ruột thịt ,hàng xóm láng giềng ...) ?
+ Những sinh hoạt tại nhà người thân ở quê là gì ? Thái độ tình cảm của người dân quê hương như thế nào ?
Kết bài:
+ Ngày chia tay quê hương để trở về nhà diễn ra như thế nào?
+ Cảm xúc quê hương .

ĐỀ BÀI: Hãy kể một cuộc đi thăm gia đình thương binh liệt sĩ do lớp em tổ chức.
DÀN Ý:
a. Mở bài: Giới thiệu cuộc viếng thăm.
b. Thân bài: Quá trình chuẩn bị . Mua quà để tặng.
Diễn biến cuộc viếng thăm.
Đi đến nhà chú thương binh.
Quang cảnh của gia đình.
Cuộc trò chuyện thăm hỏi.
Chú thương binh kể về những chiến công
Chúng em giúp đỡ gia đình một số việc thiết thực.
Tặng quà và tạm biệt .
c. Kết bài: Cảm nghĩ về cuộc viếng thăm.

Đề bài :Kể về một chuyến ra thành phố .
Mở bài:
- Kể về một chuyến đi chơi vào dịp nào, ai đưa đi
Thân bài:
- Cảm xúc, tâm trạng như thế nào?
+ Háo hức, hồi hộp chờ đợi, mông trời mau sáng…
+ Chuẩn bị hành lí, đồ đạc
- Đến nơi thấy cảnh ở đó như thế nào:
+ Phố phường nhộn nhịp, đông vui…
+ Đẹp, lạ lẫm
- Kỉ niệm gì đáng nhớ
Kết bài:
- Cảm nghĩ, dư âm của chuyến đi chơi:
+ Được thăm thú nhiều nơi
+ Mở mang hiểu biết, tầm nhìn

C. Hoạt động luyện tập
1. Kể lại sự việc theo dàn ý đã lập
a. Kể theo nhóm
b. Kể trước lớp

2. Các từ được in đậm trong mỗi câu dưới đây có phải danh từ riêng không? Vì sao ?
Các từ in đậm:
a. Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi
b. Út
c. Cháy
=> Đều là danh từ riêng, chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt.

D. Hoạt động vận dụng
1. Có bạn chép 1 đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu mà quên viết hoa một số danh từ riêng. Em hãy tìm các danh từ riêng ấy và viết lại cho đúng.
2. Kể lại truyện ngụ ngôn đã học cho người thân nghe

E.Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Học kĩ bài nắm được : bài học tác giả dân gian gửi gắm trong tác phẩm ,hiểu được danh từ chung và danh từ riêng …
- Xem trước : Bài 11 Cụm danh từ.

Có thể có HS viết sai quy tắc viết hoa. GV định hướng lại.

Có thể có HS lập dàn ý còn dàn trải, chưa đúng trọng tâm GV định hướng lại

Có thể có HS kể chưa tốt. Gv khuyến khích động viên HS.

III. Nhật kí giờ lên lớp

………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.