Giáo án ngữ văn 6: Bài Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (tiết 1)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả tiết 1. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết
Tập làm văn
QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT
TRONG VĂN MIÊU TẢ
(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1.Kiến thức:
- Mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so ánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét khi miêu tả.
- Vận dụng và nhận diện được các thao tác cơ bản: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong đọc và viết văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Tự học: tự nghiên cứu các đơn vị kiến thức theo sự chuẩn bị bài ở nhà, tự nhận thức .
+ Giao tiếp: lắng nghe tích cực, phản hồi tích cực.
+ Giải quyết vấn đề: Tìm những vấn đề còn khúc mắc và trao đổi.
+ Hợp tác: hoạt động nhóm
+ Sử dụng CNTT: Tìm hiểu những kiến thức liên quan đến bài học.
+ Sử dụng ngôn ngữ: trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
2. Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HOC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: - Thế nào là văn miêu tả? Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả những nhân vật nào? Nhân vật đó hiện lên như thế nào trước ngòi bút miêu tả của tác giả ?
Đáp án: Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh....làm cho những sự vật ấy như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
3. Bài mới. (33 phút)

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian: 1 phút
- GV kết nối phần kiểm tra bài cũ: Nhà văn Tô Hoài đã viết lên tác phẩm Dế Mèn phưu lưu kí, thể hiện khả năng quan sát tinh tế, ngòi bút giàu trí tưởng tượng, sinh động. Như vậy, để viết được một bài văn miêu tả hay chúng ta cần phải nhiều thao tác và nhiều điều kiện nhưng thao tác đầu tiên để làm bài văn miêu tả đó là quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét đối tượng được tả, cần tả. Vậy quan sát tưởng tượng như thế nào? Thao tác này cần làm ra sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết được mối quan hệ trực tiếp của quan sát, tưởng tượng, so ánh và nhận xét trong văn miêu tả. Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 20p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu
trong sgk/ tr.27
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm tìm ở 1 đoạn văn và trả lời câu hỏi:
+ Mỗi đoạn văn trên giúp cho em hình dung ra những đặc điểm nổi bật gì của sự vật và phong cảnh được miêu tả?
+ Những đặc điểm nổi bật đó được thể hiện ở những từ ngữ nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. I, Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả:
1. Phân tích ngữ liệu:
(Sgk tr. 27)
* Đoạn văn 1: Dế Choắt gầy yếu, xấu xí:
- Người gầy gò, dài lêu nghêu..
- cánh ngắn ngủn…mặc áo gi-lê
- càng bè bè nặng nề
- râu cụt một mẩu
- mặt mũi ngơ ngơ ngác ngác..
* Đoạn văn 2: Vùng Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ, hoang sơ:
- Sông ngòi, kênh rạch bủa vây chi chít.
- Trời xanh, nước xanh…
- Tiếng rì rào…
- sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm…
- Đước dựng cao ngất…thành…
* Đoạn văn 3: Vẻ đẹp của cây gạo vaò mùa xuân
- cây gạo sừng sững như 1 tháp đèn…
- gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít…

- Bước 2: GV đặt câu hỏi: Thông qua phân tích các ví dụ, để viết được các đoạn văn trên người viết cần có năng lực gì?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức. - Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét
- GV đặt tiếp câu hỏi: Việc quan sát có vai trò gì đối với việc miêu tả?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- Quan sát giúp chọn được chi tiết nổi bật của đối tượng miêu tả.
- Bước 3: GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và tìm những câu văn có sự liên tưởng và so sánh?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
• Cái chàng DC..như 1 gã nghiện…
• cánh như người cởi trần…
• càng đổ..như mạng nhện..
• dòng sông như thác…cá bơi như trường bơi…
• Rừng đước như 2 dãy…
- GV đặt tiếp câu hỏi: Tác dụng của sự tưởng tưởng và so sanh trong các câu văn?
- > Những liên tưởng, so sánh tạo nên sự sinh động, giàu hình tượng, mang lại cho người đọc nhiều thú vị.

- Tưởng tượng, so sánh giúp người đọc hình dung được đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động, hấp dẫn.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi: Muốn miêu tả được, người viết cần phải tuân theo trật tự nào?
- HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV bổ sung: Muốn miêu tả được, người viết trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

- Nhận xét giúp người đọc hiểu được tình cảm của người viết.
Học sinh đọc ghi nhớ 2. Ghi nhớ ( sgk)
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 10 phút
Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc và x/định y/cầu BT
- Tác giả quan sát và lựa chọn những hình ảnh đặc sắc và tiêu biểu nào?
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống II. Luyện tập:
BT1:
Tác giả quan sát và lựa chọn những hình ảnh:
- Mặt hồ sáng long lanh
- Cầu Thê Húc màu son..
- Đền Ngọc Sơn..
- Tháp Rùa…
(1) gương bầu dục
(2) cong cong
(3) lấp ló
(4) cổ kính
xanh um
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu: Đặt 1-2 câu sử dụng phép so sánh độc đáo.
- Trao đổi kết quả với các bạn trong lớp để học hỏi.
- GV nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thực hành có hướng dẫn
- GV hướng dẫn HS về nhà: Tìm tòi quan sát các tác phẩm văn học, ghi lại tên những câu văn hay có sử dụng phép so sánh. Chỉ ra sự độc đáo trong cách so sánh của các nhà văn nhà thơ?
4. Hướng dẫn học sinh ở nhà: (5 phút)
- Học bài theo các ĐVKT cơ bản
- Làm lại BT đã làm trên lớp.
- Chuẩn bị: Tiết 2 của bài:
Đọc và làm các BT còn lại trong SGK; đặc biệt là bài viết đoạn văn.

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.