Giáo án ngữ văn 6: Bài Buổi học cuối cùng

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Buổi học cuối cùng. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 89, 90

BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Chuyện của một em bé người An-dát – A. Đô - đê)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện: Phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả trong tác phẩm, ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Nắm được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện: Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm.
2. Kĩ năng
- Đọc, kể tóm tắt ...
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Phrăng và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu tiếng mẹ đẻ, tình yêu quê hương đất nước.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.
- Năng lực giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên: nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học,...
- Học sinh: đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học định hướng hành động,...
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”,...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Câu hỏi: Văn bản Vượt thác giúp em cảm nhận được gì về cảnh thiên nhiên và con người lao động? ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh và người?
Đáp án:
- Vẻ hùng vĩ và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.
- So sánh, nhân hoá.
- Tả cảnh thiên nhiên xen lẫn hoạt động con người.
3. Bài mới. ( 33 phút)
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Thời gian: 3 phút
- GV cho HS nghe một đoạn bài hát Thương ca tiếng Việt: https://www.youtube.com/watch?v=0m-UM6KlMoM
- GV dẫn dắt: Với mỗi dân tộc, ngôn ngữ là tinh hoa, là hồn cốt của ngàn đời truyền lại, thậm chí là yếu tố quyết định đến sự còn- mất của dân tộc. Điều này không chỉ đúng với dân tộc ta mà đúng với nhiều dân tộc khác, đất nước khác. Nhà văn người Pháp An-phông- xơ Đô- đê đã thể hiện nội dung này trong đoạn trích "Buổi học cuôi cùng" trích trong tác phẩm Chuyện của một em bé người An-dát.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động
- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề
- Thời gian: ( 70p )
Hoạt động 1: Giới thiệu chung văn bản
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, hãy giới thiệu những nét chính về tác giả.
- HS phát biểu theo chú thích I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp
- Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời vb?
- HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức: Lấy bối cảnh từ cuộc chiến tranh Pháp- Phổ 1970-1971.
SGK Tr54 2. Tác phẩm :
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
- Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc truyện:
Đọc giọng chậm, xót xa cảm động, day dứt.
Lời nói của thầy Ha-men đọc dịu dàng, buồn.
- GV đọc mẫu => học sinh đọc
- GV kể đoạn: Tôi còn đang ngạc nhiên…bảo tôi
- HS kể tiếp => hết.
- Bước 2: Giải thích từ khó II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - chú thích:
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: VB có mấy sự việc?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
Các sự việc chinh:
- Phrăng trên đường tới trường
- Phrăng đến lớp
+ Cảnh lớp học và thầy Ha-men
+ Tâm trạng của Phrăng
+ Phrăng lại không thuộc bài
+ Thái độ và cư xử của thầy Ha-men
+ Thầy Ha-men tiếp tục giảng bài hướng dẫn viết tập
- Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha-men 2. Kết cấu- bố cục :
- Bước 4: GV yêu cầu HS dựa vào văn bản: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- 3 phần:
+ P1: Từ đầu tới mà vắng mặt em: Quang cảnh từ nhà đến trường dưới con mắt quan sát của Phrăng
+ P2: Tiếp  cuối cùng này:
Diến biến buổi học cuối cùng
+ P3: còn lại: Cảnh kết thúc buổi học
- Bước 5: GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn và trả lời các câu hỏi:
+ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
+ Theo em vb trên thuộc kiểu vb nào?
+ VB có những nhân vật nào? Nhân vật nào là chính?
+ Em có nhận xét gì về tình huống truyện?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
+ Kiểu văn bản: Tự sự
+ Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng. 3. Phân tích:
a. Nhân vật thầy giáo Ha-men:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Bước 6: GV yêu cầu HS dựa vào văn bản và trả lời câu hỏi: Trong buổi học cuối cùng thầy HaMen được miêu tả như thế nào? Tại sao thầy lại ăn mặc đẹp như vậy?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Các chi tiếu miêu tả: Mặc chiếc áo Rơ - đanh -gốt, mũ tròn bằng luạ đen thêu chỉ dùng những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.

 Trang phục đẹp đẽ, trang trọng nhằm tôn vinh buổi học cuối cùng.
- Bước 7: GV đặt câu hỏi: Tìm các chi tiết thể hiện thái độ và lời nói của thầy ra sao?
- HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

- GV bổ sung: Nhắc nhở học sinh: "Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới…phải giữ lấy nó…bởi vì khi một dân tọc rơi vào vòng nô lệ….chìa khoá chốn lao tù."
Đứng lặng trên bục đăm chiêu nhìn…
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em hiểu câu nói của thầy Ha-men như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung: Biện pháp ẩn dụ, tiếng nói của dân tộc là tài sản, là lòng yêu nước…Khi họ gữ được tiếng nói có nghĩa là họ có thể mở được ngục tù để tự giải phóng mình. Câu nói đề cao vai trò tiếng nói của dân tọc như một sức mạnh tinh thần…

Lời nói: Ân cần, dịu dàng.
- Kiên nhẫn giảng bài .
- Bước 8: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đội và tìm các chi tiêu miêu tả hình ảnh thầy Ha-men trong phút cuối buổi học.
- HS thảo luận và trả lời, HS khác bổ sung
- GV chuẩn kiến thức: Tiếng chuông nhà thờ, tiếng chuông đồng hồ, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên, thầy đứng dậy, người tái nhợt, nghẹn ngào…cố viết: "Nước Pháp muôn năm".
- Thầy dựa đầu vào tường, giơ tay kết thúc buổi học…
GV bình: Trong giờ phút thiêng liêng xúc động ấy, người thầy giáo hiểu rằng tiếng nói – hồn thiêng của dân tộc không còn được truyền dạy cho thế hệ mai sau nữa. Đó không chỉ là nỗi đau mất nước mà còn là nỗi đau mất đi nguồn cội, bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Em nhận thấy trong phút cuối buổi học có những âm thanh nào? Em có suy nghĩ gì về 3 thứ âm thanh ấy?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức: 2 tiếng âm thanh đầu thể hiện cuộc sống thanh bình, yên ả, âm thanh cuối tiếng kèn của quân xâm lược chói gắt, khó chịu.
- GV: Thầy viết “ Nước Pháp muôn năm” tô đậm trên bảng thể hiện điều gì?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV bổ sung: Tình cảm nồng nàn yêu nước Pháp, yêu mến tiếng mẹ đẻ, 1 lời thề, một quyết tâm, một niền tin son sắt đối với tổ quốc sắp phải xa rời…
- Bước 9: GV đặt câu hỏi, HS thảo luận: Truyện đã truyền tải một thông điệp quan trọng. Theo em đó là thông điệp nào?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức

Thầy Ha-men là người thầy đáng kính có tình cảm nồng nàn yêu nước, yêu tiếng mẹ đẻ.

 Phải yêu quý, giữ gìn tiếng nói của dân tộc…
- Bước 10: GV yêu cầu hs thảo luận nhóm theo bàn : Qua bài giảng của thầy Ha-men, em hiểu gì về giá trị của tiếng nói dt ?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của dân tộc mình. Đó là một tài sản qúi báu, thiêng liêng. * Luyện tập
- Bước 11: GV yêu cầu HS dựa vào văn bản, tìm các chi tiết giới thiệu về chú bé Phrăng.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Cảnh vật chú bé Phrăng đến trường được miêu tả như thế nào? Phrăng quan sát, cảm nhận bằng những giác quan nào?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
 Phrăng cảm nhận bằng mắt, tai.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Nhận xét về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
b. Nhân vật chú bé Phrăng:
- Trước đây: Vốn lười học, ham chơi, không ý thức được trách nhiệm của bản thân.
* Trên đường tới trường:

+ Trời ấm, trong trẻo
+ Tiếng sáo hốt ven rừng trên đồng cỏ… lính Phổ đang tập…

- Nghệ thuật: Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ, ngoại hình.
- Bước 12: GV đặt câu hỏi: Trong cảnh vật tương đẹp như vậy tâm trạng Phrăng ra sao? Bộc lộ qua hành động, suy nghĩ nào?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức:
+ Phrăng định trốn học…cưỡng lại …vội vã chạy đến trường.
- GV đặt câu hỏi: GV yêu cầu HS tìm lời thoại của bác phó rèn và đặt câu hỏi: Tại sao bác phó rèn nói : Đừng vội vã thế cháu ơi? Đến trường lúc nào cũng còn sớm?
- HS suy nghĩ trả lời, GV bổ sung: Đó như trách móc Phrăng lười học, như ngầm bảo đó là buổi học cuối cùng đến lúc nào chẳng được.

- Tâm trạng: Chán học ham chơi nhưng đã ý thức được việc đến trường.

- Bước 13: GV đặt câu hỏi: Khi đến trường chú bé Prăng cảm nhận quang cảnh lớp học ra sao?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

- GV đặt tiếp câu hỏi: Bước vào chổ, ngồi vào chỗ của mình Prăng quan sát thấy điều gì?
- HS trả lời . GV nhận xét, chuẩn kiến thức:

- GV đặt câu hỏi: Em hãy nghệ thuật được sử dụng ở đoạn này?
- Hs trả lời. GV chuẩn kiến thức.
- GV: Em hãy khai quát về quang cảnh trường và quang cảnh lớp học?
- Hs trả lời. GV chuẩn kiến thức. * Khi đến trường:

- Lớp học:
+ Thông thường: ồn ào như vỡ chợ
+ Hôm nay: Lặng ngắt, y như buổi sáng chủ nhật.

- Mọi người:
+ Thầy mặc lễ phục, trang trọng, dịu dàng
+ Dân làng lặng lẽ buồn rầu.

- Nghệ thuật quan sát, miêu tả, so sánh.

 Quang cảnh sân trường và không khí lớp học trang trọng khác thường.
- Bước 14: GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời: Trong buổi học cuối cùng này tâm trạng của chú bé Phrăng có thay đổi không? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung kiến :
+ Ngạc nhiên: Trông thấy cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ …ai nấy đều có vẻ buồn rầu…
+ Khi nghe thầy Ha- Men nói đây là buổi học cuối cùng: Choáng váng, A! Quân khốn nạn…
+ Tự giận mình bỏ phí thời gian … đau lòng khi phải giã từ những quyển sách, quên đi hình phạt của thầy giáo.
+ Khi thầy giáo gọi đọc bài: Lúng túng …cứ đung đưa người… lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
- GV đặt tiếp câu hỏi: Trong lúc thầy giáo giảng bài thái độ của Phrăng ra sao? Theo em tại sao Phrăng lại có thái độ ấy?
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung kiến: Khi thầy giáo giảng bài: Ngạc nhiên thấy sao mình lại hiểu bài đến thế….Chưa bao giờ tôi thấy thầy lại lớn lao đến thế.
 Đây là một tâm trạng rất lạ. Đó là sự đột biến trong con người chú. Sự đột biến ấy đã khơi dậy trong con người chú tình yêu sâu sắc tiếng nói của dân tộc mà bấy lâu nay chú và nhiều người khác đã từng coi thường.
- Bước 15: GV yêu cầu HS dựa vào văn bản, hãy tìm những hình ảnh so sánh, miêu tả Phrăng cùng cả lớp đang viết tập?
- HS thực hiện và trả lời. GV chuẩn kiến thức:
+ Những tờ mẫu như những lá cờ…
+ Những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý…
+ Trên mái nhà chim bồ câu gù thật khẽ…
- GV đặt tiếp câu hỏi: Tác giả đưa âm thanh ấy khi cả lớp đang viết bài có ý nghĩa gì?
 Thể hiện sự chăm chú , tập trung của lũ học trò không để ý đến xung quanh và sự đối lập giữa cuộc sống binh yên với không khí nặng nề của chiến tranh. * Tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng:

+ Ngạc nhiên:
+ Choáng váng
+ Tự giận mình , đau lòng
+ Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.
- Bước 16: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và rút ra đặc điểm trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
- HS thảo luận và trả lời. GV chuẩn kiến thức:
4. Tổng kết
a. Nội dung
- Thầy Ha-men: Thầy giáo yêu nước: nghiêm khắc nhưng mẫu mực, truyền đạt cho hs tình yêu nước và tiếng nói dt
- Phrăng: Ham chơi nhưng cuối cùng đã hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc minh.
b. Nghệ thuật:
- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất
- XD tình huống truyện độc đáo
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, câu văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 15 p
Hoạt động 1:
- Gọi 1 HS kể tóm tắt truyện
- HS khác nhận xét và bổ sung.
Hoạt động 2: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: An -Phông xơ Đô đê là nhà văn nước nào ?
A.Đức
B. Ý
C.Pháp
D.Nga.
Câu 2: Câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian nào?
A. Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918)
B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)
C. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX
D. Chiến tranh Pháp- Phổ cuối thế kỉ XIX
Câu 3: Truyện kể bằng lời nhân vật nào ?
A.Nhân vật Phrăng
B.Thầy Ha -men .
C.Cụ già Hô -de .
D. Những người dân làng
Câu 4: Em hiểu như thế nào về nhan đề " Buổi học cuối cùng" ?
A. Buổi học cuối cùng của một học kì.
B. Buổi học cuối cùng của một năm học.
C. Buổi học cuối cùng của môn tiếng Pháp.
D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.
Câu 5: Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì?
A. Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy.
B. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
C. Nếu một dân tộc mà mọi người dân đều có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ.
D. Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói.
Câu 6: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là nhờ vào:
A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình.
C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm.
D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc.
Câu 7: Ý nào sâu đây không đúng với suy nghĩ, tâm trạng của Phrăng ?
A. Mải chơi, sợ thầy kiểm tra bài nên muốn trốn học.
B. Xấu hổ, ân hận và thấm thía trước lỗi lầm của mình, muốn sửa chữa nhưng đã muộn.
C. Thương và kính yêu thầy.
D. Vui vẻ khi từ nay không phải học tiếng Pháp nữa.
Câu 8: Giá trị cao cả của truyện Buổi học cuối cùng là gì?
A. Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược.
B. Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.
C. Lên án những nhà lãnh đạo nước Pháp trong việc nhượng đất đai cho nước Phổ.
D. Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu.
Câu 9: Đúng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cùng?
A. Bình tĩnh và tự tin
B. Đau đớn và rất xúc động
C. Bình thường như những buổi học khác
D. Tức tối, căm phẫn
Câu 10: Qua những chi tiết miêu tả về trang phục, lời nói, hành động, thái độ... cho ta thấy thầy Ha Men là người như thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất
A. Một người thầy yêu nghề, đầy nhiệt huyết
B. Một người dân yêu nước và sẵn sàng tham gia chiến đấu bảo vê đất nước
C. Một người luôn có ý thức gìn giữ tiếng nói của dân tộc
D. Thầy Hamen là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và người yêu nước sâu sắc.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 5p
- GV yêu cầu: Từ văn bản Buổi học cuối cùng, em hãy viết một đoạn văn ngắn cảm nhận về vai trò và ý nghĩa của tiếng nói với dân tộc.
HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG, TÌM TÒI, SÁNG TẠO
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: thảo luận nhóm
- Thời gian:
GV giao bài tập: Em hãy tìm thêm các bài thơ, văn bản, câu ca dao, bài hát….nói về vai trò, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc.
4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (5 phút)
- Đối với bài cũ:
+ Tóm tắt truyện. Nắm được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện.
+ Tìm thêm các bài thơ, văn bản, câu ca dao, bài hát….nói về vai trò, ý nghĩa của tiếng nói dân tộc .
- Đối với bài mới: soạn bài Đêm nay Bác không ngủ  

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.