Giáo án ngữ văn 6: Bài Thứ tự kể trong văn tự sự

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Thứ tự kể trong văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tiết :
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS có khả năng:
1. Kiến thức
- HS hiểu được thứ tự kể trong văn tự sự. Nắm được hai cách kể: Kể “xuôi”, kể “ngược”.
- Nắm được điều kiện cần có khi kể “ngược”.
2. Kỹ năng
- Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
- Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
3. Thái độ
- Có ý thức tự giác tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng thứ tự phù hợp với ngữ cảnh.
- Suy nghĩ sáng tạo, hợp tác,...
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp, phân tích, thuyết trình, thảo luận...
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, phiếu học tập…
2. Học sinh: soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV đặt câu hỏi:
+ Ngôi kể là gì ? Có thể kể theo những ngôi nào?
+ Tác dụng và hạn chế của ngôi kể 1 và ngôi kể 3?
Nội dung:
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể dùng để kể chuyện. Có thể kể theo 2 ngôi: Ngôi 1, ngôi 3.
- Ngôi kể 1: Người kể xưng “tôi”
Tác dụng: Kể trực tiếp những điều mình nghe mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra được cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Hạn chế: Không kể được những gì mà mình không biết không thấy -> mang màu sắc chủ quan.
- Ngôi kể 3: Người kể dấu mình, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng.
Tác dụng: Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Hạn chế, không thể hiện được cảm tưởng, ý nghĩa của nhân vật -> mang tính khách quan hơn.
3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề...
- Thời gian: 2 phút
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Từ nhà em đến trường có thể đi theo mấy con đường?
- HS suy nghĩ trả lời: có nhiều con đường có thể đi đến trường….
- GV dẫn dắt: Chúng ta đều có nhiều cách, nhiều con đường để đi đến trường tùy thuộc vào thời gian, sự thuận tiện của mỗi cung đường. Trong văn tự sự, chúng ta có thể lựa chọn cách kể chuyện khác nhau trong từng trường hợp. Chọn thứ tự kể thế nào cho phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu đạt nội dung để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: HS hiểu được thứ tự kể trong văn tự sự. Nắm được hai cách kể: Kể “xuôi”, kể “ngược”.
- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề,…
- Thời gian: 15p
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc ví dụ trong sách giao khoa và sắp xếp lần lượt trên dưới, trước sau theo một trật tự hợp lí.
- Bước 2: GV cho học sinh tóm tắt các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- HS thực hiện, nhận xét cho nhau.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
I/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
1. Phân tích ngữ liệu
(SGK T97)

* Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”:
- Các sự việc chính:
+ Có hai vợ chồng ông bà lão sống trong túp lều nát bên bờ biển, hàng ngày chồng đi thả lưới vợ ở nhà kéo sợi.
+ Ông lão bắt được cá vàng, ông thả cá về biển mà không cần trả ơn.
+ Về nhà ông lão kể cho vợ nghe. Mụ vợ mắng chồng và bắt ông lão ra biển xin cá vàng một cái máng lợn mới. Cá vàng nhẹ nhàng bảo ông lão hãy về đi ...
+ Lần thứ hai mụ vợ bắt ông lão xin cá vàng một ngôi nhà đẹp. Cá vàng đáp ứng ...
+ Lần thứ 3 mụ vợ bắt ông lão xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân ...
+ Lần thứ 4 mụ vợ bắt ông lão xin cá vàng cho mụ làm làm nữ hoàng ...
+ Lần thứ 5 mụ vợ đòi làm làm Long Vương ngự trên mặt biển để cá vàng hầu hạ mụ. Cá vàng im lặng lặn xuống biển. Ông lão trở về nhà thì thấy mọi thứ trở lại như xưa – mụ vợ ngồi bên cái máng lợn sứt ...
- Bước 3: GV đặt câu hỏi: Các sự việc trong câu chuyện được kể theo trình tự nào?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Kể theo trình tự như vậy có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức.

- GV đặt thêm câu hỏi: Em thường thấy cách kể theo thứ tự này ở các câu chuyện nào?
- HS trả lời. GV bổ sung kiến thức: Cách kể truyện theo trình tự thời gian thường có trong các truyện dân gian như: Cổ tích, Truyền thuyết.
- Các sự việc được kể theo trình tự thời gian, cái gì diễn ra trước kể trước, cái gì diễn ra sau kể sau: nguyên nhân – diễn biến – kết quả
- Thứ tự tự nhiên - kể xuôi

 Tác dụng: Người đọc dễ theo dõi, nêu bật được tính cách của nhân vật, bộc lộ rõ ý nghĩa truyện...
- Bước 4: GV gọi 1 HS đọc bài văn SGK – T97
HS đọc
- GV yêu cầu HS hãy tóm tắt các sự việc chính của truyện?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức.

- GV đặt tiếp câu hỏi: Bài văn được kể theo thứ tự nào? Có đúng với thực tế diễn ra không?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức.

- GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Cách kể này có tác dụng gì?
- HS suy nghĩ, trả lời. GV chuẩn kiến thức.
* Bài văn - SGK T97:
- Các sự việc chính:
(1) Tin Ngỗ bị chó dại cắn được băng bó tại trạm y tế xã truyền đi khắp nơi.
(2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu, không ai đến cứu vì một lần đã bị mắc lừa Ngỗ.
(3) Ngỗ mồ côi, trở lên nêu lổng bị mọi người xa lánh - Ngỗ tìm cách trêu trọc mọi người.
(4) Mọi người ái ngại, không biết Ngỗ có rút ra bài học cho mình không.
- Kể không theo trình tự thời gian: kết quả trước - diễn biến sự việc - nguyên nhân sau
- Thứ tự kể ngược
=> Tác dụng: gây bất ngờ, chú ý cho người đọc, nhấn mạnh bài học cho nhân vật Ngỗ và mọi người.
- Bước 5: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời các câu hỏi (3 phút)
+ Em thường gặp cách kể theo thứ tự ngược này ở những loại truyện nào?
+ Để kể ngược phải có yếu tố gì?
+ Nếu kể đúng theo thực tế (thứ tự tự nhiên) thì phải kể như thế nào?
+ Từ hai bài tập cho biết khi kể chuyện ta có thể kể theo các thứ tự nào?
+ Thử kể lại truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” theo thứ tự kể ngược?
+ Khi kể chuyện, ta cần lưu ý điều gì?
- HS thảo luận và trả lời. Các nhóm trả lời bổ sung.
- GV nhận xét chuẩn kiến thức
+ Thứ tự ngược khi người kể kể về kỉ niệm ...
+ Để kể ngược phải có yếu tố hồi tưởng
+ Đúng thứ tự: (3) - (2) - (1) - (4)
+ Khi kể chuyện có thể Kể xuôi / kể ngược
+ Lưu ý khi kể chuyện: Chọn ngôi kể, thứ tự kể cho phù hợp.

-Bước 6: GV gọi HS đọc ghi nhớ
HS đọc
- GV nhắc nhở HS chuẩn bị bài viết số 2
2. Ghi nhớ: SGK – T98

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 15 phút
Bài tập 1
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 1
- GV gợi ý:
+ Tìm sự việc chính của truyện?
+ Truyện kể theo thứ tự nào? Ngôi kể thứ mấy?
+ Yếu tố hồi tưởng có vai trò gì?
- HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức

Bài tập 2 (T99)
- GV yêu cầu: Xác định thể loại và yêu cầu đề bài?
- HS suy nghĩ và trả lời. GV chuẩn kiến thức.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (3p): Lập dàn ý cho đề văn
- HS thực hiện
-GV gọi một nhôm ngẫu nhiên trinh bày
- GV nhận xét và cho điểm II. Luyện tập
Bài tập 1 (T98)

- Thứ tự kể: ngược theo dòng hồi tưởng
- Ngôi thứ nhất.
- Vai trò của yếu tố hồi tưởng: là cơ sở cho việc kể ngược.
Bài tập 2 (T99)
* Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Văn tự sự
- Yêu cầu: Kể chuyện lần đầu em được đi chơi xa
* Lập dàn bài:
- MB: Giới thiệu câu chuyện sẽ kể
- TB:
+ Lần đầu em được đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi?
+ Nơi xa ấy là đâu? Về quê, ra thành phố hay đi tham quan nơi nào...
+ Em đã trông thấy gì trong chuyến đi ấy? Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?
- KB:
+ Chuyến đi kết thúc ntn?
+ Em ước ao những chuyến đi ntn?
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Phương pháp: Vấn đáp
- Thời gian: 3p
- GV đặt câu hỏi: Truyện “Thánh Gióng” được kể theo thứ tự nào? Giải thích?
- HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
- Phương pháp: vấn đáp
- Thời gian:7 phút
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và tác dụng của 2 cách kể chuyện
- GV giao bài tập về nhà:
Lập dàn ý cho đề văn: Kể lại một chuyến đi chơi xa cho người thân nghe
4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút )
- Đối với bài cũ:
+ Học thuộc ghi nhớ
+ Hoàn thành các bài tập trong phần luyện tập
- Chuẩn bị bài mới: Viết bài tập làm văn số 2 (90p)
+ Ôn lại cách làm bài văn tự sự
+ Ôn lại khái niệm 2 loại ngôi kể
+ Tập lập dàn ý cho các đề: Kể về một lần mắc lỗi/ Kể về một việc tốt đã làm

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.