Giáo án vnen bài Thánh Gióng

Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Thánh Gióng. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy:…/…/20…

BÀI 1: THÁNH GIÓNG

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
• Xác định được đặc điểm của nhân vật trong truyền thuyết Thánh Gióng. Nhận biết được cốt truyện, kể lại truyện, phát hiện được yếu tố hoang đường kì ảo và sự thực lịch sử.
• Nắm được đặc điểm thể loại truyền thuyết.
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng giao tiếp và các dạng thức của văn bản.
3. Thái độ: yêu quê hương đất nước.
4. Phẩm chất, năng lực:
• NL tự chủ, tự học, giao tiếp,T/mỹ, NL ngôn ngữ,…
• NL đọc hiểu VB, NL sử dụng TV,…
• PC: yêu nước, trung thực, chăm chỉ
• Tích hợp giáo dục an ninh quốc phòng: Lấy VD về sự sáng tạo của nhân dân ta trong việc sử dụng vũ khí: gậy tre, chông tre, cọc tre,…

II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
• Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, phiếu học tập
• Tranh ảnh về truyện Thánh Gióng.
2. Học sinh: Xem và soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: nhóm, cặp đôi, dạy học trực quan, vấn đáp, thuyết trình, động não, tia chớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG
Mục tiêu – Nội dung,
phương thức Yêu cầu cần đạt Dự kiến tình huống
Tuần 1 – Tiết 1

MT: HS hứng thú và tạo tình huống có vấn đề vào bài.
PP,KT: nêu và giải quyết vấn đề,trực quan, động não
HTTC: cá nhân
- Gvcho HS thực hiện nhiệm vụ như trong SHD.
- GV mời đại diện vài HS trình bày. Các HS còn lại góp ý kiến.
- GV vào bài
B. Hoạt động hình thành kiến thức
MT : rèn KN kể tóm tắt truyện
PP : nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, thuyết trình
HTTC : h/đ cá nhân
KT : nêu câu hỏi, động não

Gv cho học sinh hoạt động chung cả lớp.
GV: Hỏi học sinh với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe.
- Giọng đọc, lời kể hồi hộp. Gióng ra đời.
- Đọc dõng dạc, đĩnh đạc, trang nghiêm ở đoạn Gióng trả lời sứ giả.
- Cả làng nuôi Gióng: đọc giọng hào hứng phấn khởi.
- Gióng đánh giặc đọc với giọng khẩn trương, mạnh mẽ, nhanh, gấp.
- Đoạn cuối: giọng nhẹ nhàng, thanh thản, xa vời, huyền thoại.
GV biểu dương về cách đọc của học sinh và nhấn mạnh về cách đọc văn bản.
MT: Hiểu được nội dung và nghệ thuật của truyện.
PP,KT: vấn đáp, nhóm, động não
HTTC: các nhân, cặp đôi, nhóm
- GV cho học sinh hoạt động cặp đôi theo yêu cầu mục B 2.a,b.
- Yêu cầu h/s tráo bài tự kiểm tra cho nhau.
- GV chốt đáp án.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu B.2.c,d,e,g.
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chuẩn kiến thức.

*Tích hợp GDAN quốc phòng: Lấy VD về sự sáng tạo của cha ông trong việc sử dụng vũ khí?

Mục B. 2.h Gv cho h/s hoạt động chung cả lớp.

MT: Nắm được đặc điểm của thể loại truyền thuyết
PP,KT: vấn đáp, tia chớp
HTTC:HĐ cả lớp
- GV cho HS đọc định nghĩa cố gắng ghi nhớ nhiều nhất rồi gấp sách lại
- GV hỏi nhanh. HS TL nhanh
- HD về nhà: Học bài và tìm hiểu trước phần văn bản và các phương thức biểu đạt

Tuần 1 – Tiết 2

MT: Hiểu được khái niệm giao tiếp, mục đích giao tiếp, và các phương thức giao tiếp.
PP, KT: Làm việc theo nhóm, tia chớp
HTTC: nhóm, cặp đôi

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục B.3.a
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ.
- GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến.
- GV chốt .
Mục B.3.b cho HS hđ cặp đôi

HDVN: Học bài và chuẩn bị trước phần đóng vai kể lại truyện.

Tuần 1 – Tiết 3 +4
Tổ chức
MT: Rèn kĩ năng đóng kể chuyện tạo lập văn bản cho HS.
Xác định được phương thức biểu đạt cho từng đoạn van, đoạn thơ.
PP,KT: giải quyết vấn đề, HĐ nhóm
HTTC: cá nhân, nhóm
- GV yêu cầu HS nhắc lại các nhân vật có trong truyện.
- Cho HS tự chọn một nhật vật để đóng vai kể lại truyện.
*Chú ý: Với mỗi nhân vật khác nhau thì cách xưng hô và có cảm xúc riêng khi kể lại truyện
VD: - Nhân vật mẹ Gióng thì khi đóng vai sẽ xung hô là mẹ con và kể câu chuyện ngay từ đầu( xen lẫn cảm xúc: buồn khi không có con, vui khi thụ thai, buồn khi con không biết nói cười, rồi sửng sốt vui sướng tột cùng khi con cất tiếng nói đầu tiên,…
-Nhân vật sứ giả: thì kể lại chuyện bắt đầu từ chỗ nước nhà bị giặc An xâm chiếm, cảm xúc buồn khi chưa tìm được người tài giỏi, vui sướng lẫn sửng sốt lo lắng khi được gặp Gióng,…
(Tất cả những lưu ý trên GV gợi mở cho HS tự tìm ra)
- HS đóng vai, viết bài.GV quan sát tư vấn nếu cần.
- Gọi HS đóng vai
- HS khác nhận xét bổ sung
- Gv cho HS hoạt động nhóm theo yêu cầu sgk
- HS làm bài. GV quan sát tư vấn nếu cần
- HS đại diện nhóm trình bày
- HS nhóm khác bổ sung nhận xét
- GV chuẩn kiến thức.
- HD về nhà: HS về nhà thực hiện yêu cầu mục D_E sgk và tìm hiểu trước đặc điểm của văn tự sự.
A. Hoạt động khởi động
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản
2. Tìm hiểu văn bản
a. Trình tự sự việc : 1-6-3-4-2-7-5-9-8.
b. Nhân vật : Gióng, bố mẹ , dân làng, sứ giả , vua, giặc.
- Nhân vật chính : Gióng.
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo:
- Mẹ giẫm vào vết chân to thụ thai.
- 12 tháng sinh con, lên 3 không nói cười đặt đâu nằm đấy.
- Nghe tiếng sứ giả cất tiếng nói xin vũ khí đánh giặc.
- Lớn như thổi.
- Vươn vai thành tráng sĩ.
- Ngựa sắt phun lửa , gióng cưỡi ngựa đi diệt giặc.
- Roi sắt gãy , nhổ tre quật vào giặc.
- Giặc tan, bay về trời.
-> Tác dụng : Truyện sinh động hấp dẫn lôi cuốn, tô đậm tính chất lớn lao phi thường của nhân vật,thể hiện ước mơ về người anh hùng tài giỏi diệt giặc cứu nước.
c. Câu nói đầu tiên: Xin vũ khí đi đánh giặc.
- Gióng là người anh hùng đặt vận mệnh non sông lên đầu, Gióng là người yêu nước, có ý chí, niềm tin.
- Vũ khí: Roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt -> Mơ ước có vũ khí tốt nhất để diệt giặc.
d. Bà con ... nuôi gióng.
+ Gióng là người anh hùng trưởng thành từ sự nuôi dưỡng của nhân dân.
+ Tinh thần đoàn kết.
+ Khát khao có người anh hùng giúp nước giúp dân.
e.
- Nhân vật Thánh Gióng được xây dựng bằng nhiều chi tiết kỳ ảo, hoang đường.Mong ước về một sức mạnh phi thường để đánh giặc ngoại xâm.
- Gạy sắt gãy nhổ bịu tre bên đường thể hiện sự sáng tạo trong việc chế tạo vũ khí của nhân dân ta: gậy tre, chông tre, cọc tre.
- Đánh xong giặc cởi áo bay về trời Gióng là người anh hùng đặt vận mệnh non sông lên đầu, không màng danh lợi trọng nghĩa khinh tài.
g. Sự thật lịch sử: thời Hùng Vương thứ 6, làng Phù Đổng Thiên Vương, Đền Gióng, Hội Gióng, huyện Sóc Sơn, núi Trâu, huyện gia Bình,làng cháy , tre đằng ngà...
- Trong truyện có liên quan đến sự thật lịch sử -> truyền thuyết.
h.Ý nghĩa của truyện: Thánh Gióng là một hình tượng về người anh hùng đánh giặc cứu nước đẹp đẽ được nhân dân tôn kính học tập, noi theo ngoài ra qua truyện còn thể hiện mơ ước của nhân dân có vị anh hùng và vũ khí tốt để chống giặc ngoại xâm.
3. Tìm hiểu về truyền thuyết
- Đặc điểm truyền thuyết
+ Loại truyện dân gian.
+ Kể về nhân vật sự việc liên quan đến lịch sự thời quá khứ
+ Có yếu tố hoang đường kì ảo.
+ Thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân về nhân vật sự kiện lịch sử được kể.
3. Tìm hiểu về văn bản và phương thức biểu đạt
a.Giao tiếp
(1)- Khi có tư tưởng, nguyện vọng cần cho người khác biết ta cần phải nói, viết => văn bản.

(2)- Nói, viết đầy đủ, trọn vẹn => Tạo lập văn bản
-> Chuỗi ngôn ngữ có chủ đề thống nhất, có liên kết được gọi là văn bản.
(3)
- Câu ca dao khuyên dạy người đời vững vàng trước mọi tác động của cuộc sống. Nó nói lên vấn đề giữ chí cho bền.
- Hai câu có sự liên kết chặt chẽ về ý. Câu 2 làm rõ ý câu 1.Vần “ên” là yếu tố liên kết chặt chẽ giữa 2 câu và nó biểu đạt trọn vẹn 1 ý => văn bản.
-> Là 1 văn bản. Vì đó là bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dung chuỗi lời nói miệng làm phương thức biểu đạt.
b. văn bản và phương thức biểu đạt:
(1)- e
(2)- d
(3)- a
(4)- b
(5)- c
(6)- g
c. bài tập
(1)- Hành chính công vụ
(2)- Tự sự
(3)- Miêu tả
(4)- Thuyết minh
(5)- Biểu cảm
(6)- Nghị luận
C. Hoạt động luyện tập
1. Kể lại truyện Thánh Gióng
Kể lại truyện Thánh Gióng dưới vai một người ở làng Gióng.
2. Xác định các phương thức biểu đạt
a/ Miêu tả: Cảnh đêm trăng đẹp.
b/ Tự sự: Kể chuyện cám lừa Tấm để lấy tôm, tép.
c/ Nghị luận: Lý lẽ về xây dựng 1 đất nước giàu đẹp.
d/ Biểu cảm: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc tự hào về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình.
e/ Thuyết minh: Giới thiệu phương pháp sử dụng quả địa cầu.
D. Hoạt động vận dụng bài tập 1, sgk/10.
- Hội Gióng được tổ chức ở đền Gióng huyện Gia Lâm, Hà Nội vào mồng 6 tháng 4 hằng năm
- Mục đích của hội Gióng: thể hiện sự tưởng nhớ người anh hùng có công đánh giặc cứu nước, tinh thần thượng võ và tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
- Giá trị nổi bật: thể hiện truyền thống yêu nước, tinh thần ăn quả nhớ kẻ trồng cây và bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đoàn kết dân tộc
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Đọc thêm: Con rồng cháu tiên.
- Học kĩ bài nắm được: Nội dung ý nghĩa của truyện và đặc điểm tiêu biểu của truyền thuyết,hiểu được thế nào là giao tiếp, các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
- Xem trước: Bài 2 Tìm hiểu chung về văn tự sự
- Có thể hs còn dùng từ chưa sát ý. - GV gợi mở
Có thể hs đọc chưa chính xác, giáo viên chỉnh sửa, uốn nắn.
Có thể hs chưa phát hiện ra chi tiết có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Gv gợi ý.
Có thể hs nối chưa đúng, gv gợi dẫn.
Có thể có HS còn sử dụng từ chưa thích hợp, viết chưa cảm xúc. GV định hướng lại. Khuyến khích những bạn chưa tốt. Khen ngợi những bạn tích cực làm tốt.
Ngày........tháng.......năm 2020
Ký duyệt của Ban Giám Hiệu
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án ngữ văn 6, hay khác:

Bộ Giáo án ngữ văn 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình.