Trắc nghiệm Hình học 8 bài 8: Đối xứng tâm (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8: Đối xứng tâmCa Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Hai điểm M, N gọi là đối xứng nhau qua điểm I nếu …

  • A. I là trung điểm của đoạn MN
  • B. I là điểm nằm ngoài đoạn MN
  • C. I là điểm cách M một khoảng bằng 1/2
  • D. I là điểm chia đoạn MN thành tỉ số 2:3

Câu 2: Cho hình bình hành ABEF. Gọi O là giao điểm của AE và BF. Trong các khẳng định sau:

  1. E và A đối xứng nhau qua O

  2. B và F đối xứng nhau qua O

  3. E và F đối xứng nhau qua O

  4. AB và EF đối xứng nhau qua O.

Có bao nhiêu khẳng định đúng?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3: Hãy chọn câu sai:

  • A. Điểm đối xứng với điểm M qua M cũng chính là điểm M
  • B. Hai điểm A và B gọi là đói xứng với nhau qua điểm O kkhi O là trung điểm của đoạn thẳng AB
  • C. Hình bình hành có một tâm đối xứng
  • D. Đoạn thẳng có hai tâm đối xứng

Câu 4: Cho tam giác ABC, đường cao AH, trong đó BC = 18cm, AH = 3cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh BC. Diện tích của tam giác tạo thành là:

  • A. $24cm^{2}$
  • B. $54cm^{2}$
  • C. $20cm^{2}$
  • D. $27cm^{2}$

Câu 5: Tam giác ABC đối xứng với tam giác A’B’C’ qua O. Biết chu vi của tam giác A’B’C’ là 32cm. Chu vi của tam giác ABC là:

  • A. 32dm
  • B. 64cm
  • C. 16cm
  • D. 32cm

Câu 6: Cho hình bình hành ABCD có tâm đối xứng là O, E là điểm bất kỳ trên đoạn OD. Gọi F là điểm đối xứng của C qua E. Xác định vị trí điểm E trên OD để hình thang ODFA là hình bình hành.

  • A. E là chân đường vuông góc kẻ từ C đến OD
  • B. E là trung điểm của OD
  • C. Cả A, B đều sai
  • D. Cả A, B đều đúng

Câu 7: Cho tam giác ABC, trọng tâm G. Gọi N, P theo thứ tự là các điểm đối xứng của B, C qua trọng tâm G. Tứ giác BPNC là hình gì?

  • A. Hình thang
  • B. Hình bình hành
  • C. Hình thang cân
  • D. Hình thang vuông

Câu 8: Hình bình hành ABCD có tâm đối xứng là:

  • A. Điểm A
  • B. Điểm B
  • C. Giao điểm hai đường chéo
  • D. Hình bình hành ABCD không có tâm đối xứng

Câu 9: Cho tứ giác ABCD có M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. O là một điểm bất kì nằm trong tứ giác ABCD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là điểm đối xứng với O qua M, N, P, Q. Tứ giác MNPQ là hình gì?

  • A. Hình thang
  • B. Hình bình hành
  • C. Hình thang cân
  • D. Hình thang vuông

Câu 10: Hãy chọn câu sai:

  • A. Hình bình hành có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo
  • B. Đường tròn có tâm đối xứng chính là tâm của đường tròn
  • C. Hình thang có tâm đối xứng là giao điểm của hai đường chéo
  • D. Hình vuông có tâm đối xứng là giao điểm hai đường chéo

Câu 11: Cho tam giác ABC, đường cao AH, trong đó BC = 30cm, AH = 18cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh BC. Diện tích của tam giác tạo thành là:

  • A. 270cm$^{2}$
  • B. 540cm$^{2}$
  • C. 280cm$^{2}$
  • D. 360cm$^{2}$

Câu 12: Tam giác ABC đối xứng với tam giác A’B’C’ qua O. Biết chu vi của tam giác A’B’C’ là 40cm. Chu vi của tam giác ABC là:

  • A. 32dm
  • B. 40cm
  • C. 20dm
  • D. 80dm

Câu 13: Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AM, AC. Chọn câu đúng.

  • A. Điểm A và M đối xứng nhau qua E
  • B. Điểm D và F đối xứng nhau qua E
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 14: Cho hình bình hành ABCD, O là giao điểm của hai đường chéo, Một đường thẳng đi qua O cắt các cạnh AB và CD theo thứ tự ở M và N. Chọn khẳng định đúng.

  • A. Điểm M đối xứng với điểm N qua O.
  • B. Điểm M đối xứng với điểm O qua N
  • C. Điểm N đối xứng với điểm O qua M
  • D. Điểm A đối xứng với điểm B qua M

Câu 15: Hãy chọn câu đúng. Cho hình bình hành ABCD. Lấy điểm E thuộc tia đối của tia AD sao cho AD = AE, lấy F thuộc tia đối của tia CD sao cho CD = CF. Hình bình hành ABCD có them điều kiện gì để E đối xứng với F qua đường thẳng DB?

  • A. AC = DB
  • B. $\widehat{A}=90^{\circ}$
  • C. $AC\perp DB$
  • D. $\widehat{D}=90^{\circ}$

Câu 16: Cho AB = 6cm, A' là điểm đối xứng với A qua B, AA' có độ dài bằng bao nhiêu ?

  • A. AA' = 3cm   
  • B. AA' = 12cm
  • C. AA' = 6cm   
  • D. AA' = 9cm

Câu 17: Cho tam giác ABC, trong đó AB = 15cm, BC = 12cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh AC. Chu vi của tứ giác tạo thành là:

  • A. 54cm
  • B. 53cm
  • C. 52cm
  • D. 51cm

Câu 18: Cho tam giác ABC. Gọi D là điểm đối xứng với B qua A, E là điểm đối xứng với C qua A. Lấy các điểm I, K theo thứ tự thuộc các đoạn thẳng DE, BC sao cho DI = BK. Chọn câu đúng.

  • A. ED // BC
  • B. Điểm I đối xứng với điểm A qua K
  • C. ΔAED = ΔABC
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 19: Cho tam giác ABC, trong đó AB = 8cm, BC = 11cm. Vẽ hình đối xứng với tam giác ABC qua trung điểm của cạnh AC. Chu vi của tứ giác tạo thành là:

  • A. 19cm
  • B. 38cm
  • C. 76cm
  • D. 40cm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm toán 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm toán 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

TRẮC NGHIỆM TOÁN 8  TẬP 1 

HỌC KỲ

PHẦN SỐ HỌC

CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC

CHƯƠNG 2: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

PHẦN HÌNH HỌC

CHƯƠNG 1: TỨ GIÁC

TRẮC NGHIỆM TOÁN 8 TẬP 2

PHẦN SỐ HỌC

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

CHƯƠNG 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

PHẦN HÌNH HỌC

CHƯƠNG 3: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

CHƯƠNG 4: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.