Câu 1: Một hình hộp chữ nhật có diện tích xung quanh bằng 120 $cm^{2}$, chiều cao bằng 6cm. Tìm các kích thước của đáy để hình hộp chữ nhật có thể tích lớn nhất.
- A. 8 cm
- B. 7 cm
- C. 6 cm
-
D. 5 cm
Câu 2: Một hình hộp chữ nhật có đường chéo bằng 3 dm, chiều cao 2 dm, diện tích xung quanh bằng 12 $dm^{2}$. Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
- A. 8 $dm^{3}$
- B. 4 $dm^{3}$
-
C. 16 $dm^{3}$
- D. 12 $dm^{3}$
Câu 3: Một chiếc hộp hình lập phương không có nắp được sơn cả mặt trong và mặt ngoài. Diện tích phải sơn tổng cộng là 1440 $cm^{2}$. Tính thể tích của hình lập phương đó.
- A. 1782 $cm^{3}$
-
B. 1728 $cm^{3}$
- C. 144 $cm^{2}$
- D. 1827 $cm^{3}$
Câu 4: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A′B′C′D′ , với mặt đáy ABCD là hình chữ nhật. Khi đó:
- A. AA′ = CD′
- B. BC′ = CD′
- C. AC′ = BB′
-
D. AA′ = CC′
Câu 5: Cho hình lập phương có các cạnh có độ dài là 5cm. Thể tích của hình lập phương đó là?
- A. 100 $cm^{3}$
- B. 115 $cm^{3}$
- C. $\frac{125}{3}$ $cm^{3}$
-
D. 125 $cm^{3}$
Câu 6: Cho hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy dài 16 cm và trung đoạn dài 20 cm. Tính thể tích hình chóp. (làm tròn đến hàng phần trăm)
-
A. 1564,19 $cm^{3}$
- B. 4692,56 $cm^{3}$
- C. 564,19 $cm^{3}$
- D. 2564,2 $cm^{3}$
Câu 7: Một người thuê sơn mặt trong và mặt ngoài của 1 cái thùng sắt không nắp dạng hình lập phương có cạnh 0,8m. Biết giá tiền mỗi mét vuông là 15000 đồng. Hỏi người ấy phải trả bao nhiêu tiền?
- A. 86000 đồng
- B. 69000 đồng
- C. 96600 đồng
-
D. 96000 đồng
Câu 8: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH. Chọn câu đúng:
- A. ACGE là hình chữ nhật
- B. DF = CE
- C. Cả A, B đều sai
-
D. Cả A, B đều sai
Câu 9: Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác ABC vuông tại A có AB = 3cm, AC = 4cm. Hình lăng trụ có chiều cao h = 3cm. Thể tích của hình lăng trụ đó là?
- A. V = 9 $cm^{3}$
-
B. V = 18 $cm^{3}$
- C. V = 24 $cm^{3}$
- D. V = 36 $cm^{3}$
Câu 10: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A′B′C′D′ có O và O′ lần lượt là tâm ABCD; A′B′C′D′. Hai mp (ACC′A′) và mp (BDD′B′) cắt nhau theo đường nào?
-
A. OO′
- B. CC′
- C. AD
- D. AO
Câu 11: Cho hình chóp tam giác đều S. ABC có các mặt là các tam giác đều. Gọi SH là đường cao của hình chóp, $HC = 2\sqrt{3}cm$. Tính AB.
- A. 2 cm
- B. 3 cm
-
C. 6 cm
- D. 12 cm
Câu 12: Cho hình chóp tứ giác đều S. ABCD có đường cao SH = 6cm, cạnh đáy bằng 4cm. Một mặt phẳng đi qua trung điểm H’ của SH và song song với đáy và cắt mặt bên của hình chóp tạo thành hình chóp nhỏ S. A′B′C′D′ và hình chóp cụt. Tính thể tích của hình chóp .S. ABCD
-
A. 32 $cm^{3}$
- B. 31 $cm^{3}$
- C. 16 $cm^{3}$
- D. 64 $cm^{3}$
Câu 13: Hình chóp có 8 cạnh thì đáy là hình gì?
- A. Tam giác
-
B. Tứ giác
- C. Ngũ giác
- D. Lục giác
Câu 14: Cho hình lăng trụ đứng ABCD. A′B′C′D′ có đáy là hình thang vuông ABCD vuông tại A, B (AD//BC) và BC = 12 cm,
AD = 16 cm, CD = 5 cm, đường cao AA′ = 6 cm. Thể tích của hình lăng trụ là:
- A. 200 $cm^{3}$
- B. 250 $cm^{3}$
-
C. 252 $cm^{3}$
- D. 410 $cm^{3}$
Câu 15: Tính thể tích của hình chóp tứ giác đều có chiều cao là 4cm và độ dài cạnh đáy là 3cm.
-
A. 12 $cm^{3}$
- B. 36 $cm^{3}$
- C. 24 $cm^{3}$
- D. 9 $cm^{3}$
Câu 16: Hình chóp ngũ giác đều có bao nhiêu mặt?
- A. 5
- B. 4
-
C. 6
- D. 7
Câu 17: Cho hình chóp tứ giác đều S. ABCD, đáy ABCD là hình vuông có cạnh 3cm, cạnh bên SB bằng 5cm. Tính bình phương đường cao của hình chóp.
-
A. $\frac{41}{2}$
- B. 41
- C. $\frac{82}{3}$
- D. 22
Câu 18: Tính diện tích toàn phần hình chóp tứ giác đều dưới đây:
- A. 600 $cm^{2}$
- B. 700 $cm^{2}$
-
C. 800 $cm^{2}$
- D. 900 $cm^{2}$
Câu 19: Cho hình lập phương ABCD. A′B′C′D′. Tính số đo góc $\widehat{AB′C}$.
- A. $90^{\circ}$
- B. $45^{\circ}$
- C. $30^{\circ}$
-
D. $60^{\circ}$
Câu 20: Cho hình lăng trụ đứng ABC. DEF, đáy là tam giác ABC có AB = 6 cm, BC = 8 cm, AC = 10 cm và chiều cao của lăng trụ là 12 cm. Tính thể tích hình lăng trụ đứng.
- A. 144 $cm^{3}$
- B. 822 $cm^{3}$
- C. 228 $cm^{3}$
-
D. 28 $cm^{3}$