Câu 1: Mệnh đề nào sau đây là sai?
- A. Phép dời hình là phép đồng dạng
- B. Phép vị tự là phép đồng dạng
-
C. Phép đồng dạng là phép dời hình
- D. Phép vị tự không phải là phép dời hình
Câu 2: Mệnh đề nào sau đây là sai?
- A.Hai đường thẳng bất kì luôn đồng dạng
- B.Hai đường tròn bất kì luôn đồng dạng
- C.Hai hình vuông bất kì đồng dạng
-
D. Hai hình chữ nhật bất kì luôn đồng dạng
Câu 3: Cho tam giác ABC và A'B'C' đồng dạng với nhau theo tỉ số k. Mệnh đề nào sau đây là sai?
- A.k là tỉ số hai trung tuyến tương ứng
- B.k là tỉ số hai đường cao tương ứng
-
C.k là tỉ số hai góc tương ứng
- D.k là tỉ số hai bán kính đường tròn ngoại tiếp tương ứng
Câu 4: Mọi phép dời hình cũng là phép đồng dạng với tỉ số k bằng:
-
A.k=1
- B.k=-1
- C.k=0
- D.k=2
Câu 5: Mệnh đề nào sau đây là sai?
- A.Phép dời hình la phép đồng dạng tỉ số k=1
-
B.Phép đồng dạng biến đường thẳng thành đường thẳng song song bằng trùng với nó.
- C.Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số |k|
- D.Phép đồng dạng bảo toàn độ lớn góc
Câu 6: Cho hình chữ nhật ABCD tâm I. Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của AB, CD, CI, FC. Phép đồng dạng hợp thành bởi phép vị tự tâm C tỉ số k = 2 và phép đối xứng tâm I biến tứ giác IGHF thành:
- A. AIFD
- B. BCFI
-
C. CIEB
- D. DIEA
Câu 7: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy phép đồng dạng F hợp thành bởi phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k = 1/2 và phép đối xứng trục Ox biến điểm M(4;2) thành điểm có tọa độ.
-
A.(2;-1)
- B. (8;1)
- C.(4;-2)
- D. (8;4)
Câu 8: Cho hình thoi ABCD tâm O. Gọi E, F, M, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, BC, AD. P là phép đồng dạng biến tam giác OCF thành tam giác CAB. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:
- A. P hợp thành bởi phép đối xứng tâm O và phép vị tự tâm A tỉ số k = 2
- B. P hợp thành bởi phép đối xứng trục AC và phép vị tự tâm C tỉ số k = 2
- C. P hợp thành bởi phép vị tự tâm C tỉ số k = 2 và phép đối xứng tâm O
-
D. P hợp thành bởi phép đối xứng trục BD và phép vị tự tâm O tỉ số k = -1
Câu 9: Cho điểm I(2;1) điểm M(-1;0) phép đồng dạng hợp thành bởi phép vị tự tâm I tỉ số k = -2 và phép đối xứng trục Ox biến M thành M’’ có tọa độ.
- A.(8; -3)
- B. (-8;3)
- C. (-8;-3)
-
D. (3;8)
Câu 10: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phép đồng dạng F hợp thành bởi phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k = 3 và phép đối xứng trục Ox, biến đường thẳng d: x - y - 1 = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình.
- A. x - y + 3 = 0
-
B. x + y - 3 = 0
- C. x + y + 3 = 0
- D. x - y + 2 = 0
Câu 11: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm M(2;4). Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số $k=\frac{1}{2}$ và phép đối xứng qua trục Oy sẽ biến M thành điểm nào trong các điểm sau:
- A.(1;2)
- B.(-2;4)
-
C.(-1;2)
- D.(1;-2)
Câu 12: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình x+y-2=0. Viết phương trình đường thẳng d' là ảnh của d qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm I(-1;-1) tỉ số $k=\frac{1}{2}$ và phép quay tâm O góc $-45^{\circ}$
- A.y=0
-
B.x=0
- C.y=x
- D.y=-x
Câu 13: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròng (C) có phương trình $(x-2)^{2}+(y-2)^{2}=4$. Phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số $k=\frac{1}{2}$ và phép quay tâm O góc $90^{\circ}$ sẽ biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn sau
- A.$(x-2)^{2}+(y-2)^{2}=1$
- B.$(x-1)^{2}+(y-1)^{2}=1$
- C.$(x+2)^{2}+(y-1)^{2}=1$
-
D.$(x+1)^{2}+(y-1)^{2}=1$
Câu 14: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho hai điểm A(-2;-3) và B(4;1). Phép đồng dạng tỉ số $k=\frac{1}{2}$ biến điểm A thành A', biến điểm B thành B'. Tính độ dài A'B'
-
A.$A'B'=\frac{\sqrt{52}}{2}$
- B.$A'B'=\sqrt{52}$
- C.$A'B'=\frac{\sqrt{50}}{2}$
- D.$A'B'=\sqrt{50}$
Câu 15: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai đường tròn (C) và (C') có phương trình $x^{2}+y^{2}-4y-5=0$ và $x^{2}+y^{2}-2x+2y-14=10$.Gọi (C')là ảnh của (C) qua phép đồng dạng tỉ số k, khi đó giá trị k là:
-
A.$k=\frac{4}{3}$
- B.$k=\frac{3}{4}$
- C.$k=\frac{9}{16}$
- D.$k=\frac{16}{9}$