Câu 1: Cho các đoạn thẳng không song song với phương chiếu. khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên hai đường thẳng.
- B. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng khi và chỉ khi hai đoạn thẳng đó cùng nằm trên một đường thẳng.
- C. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng khi và chỉ khi hai đoạn thẳng đó cùng nằm trên hai đường thẳng song song.
-
D. Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng cùng nằm trên một đường thẳng hoặc nằm trên hai đường thẳng song song.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Hình biểu diễn một đường tròn là một đường tròn.
- B. Hình biểu diễn của một đường tròn có thể là nửa đường tròn.
- C. Hình biểu diễn của một đường tròn có thể là nửa đường eclip
-
D. Hình biểu diễn của một đường tròn là một đường elip.
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Phép chiếu song song biến đường trung bình tam giác thành đường trung bình tam giác ảnh.
- B. Phép chiếu song song biến đường trung bình hình thang thành đường trung bình hình thang ảnh.
- C. Phép chiếu song song biến đường trung tuyến tam giác thành đường trung tuyến tam giác ảnh.
-
D. Phép chiếu song song có thể biến đường trung tuyến tam giác thành đường thẳng không phải là trung tuyến tam giác ảnh.
Câu 4: Hình biểu diễn của một hình thoi là hình nào sau đây?
- A. Hình thoi
-
B. Hình bình hành
- C. Hình thang
- D. Hình tứ giác
Câu 5: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. M là trung điểm của SC. Hình chiếu song song của điểm M theo phương AB lên mặt phẳng (SAD) là điểm nào sau đây?
- A. S
-
B. Trung điểm của SD
- C. A
- D. D
Câu 6: Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng ?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 7: Cho hai đường thẳng a và b chéo nhau. Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với b ?
-
A. 1
- B. 2
- C. Không
- D. Vô số
Câu 8: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC) là đường thẳng song song với đường thẳng nào sau đây?
- A. AC
- B. BD
-
C. AD
- D. SC
Câu 9: Cho hình chóp S.ABCD, M, N, P, Q lần lượt là trọng tâm các tam giác SAB, SBC, SCD, SDA. Khẳng định nào sau đây là đúng?
-
A. MNPQ là hình bình hành.
- B. MNPQ là hình thoi.
- C. MNPQ là hình thang chỉ có một cặp cạnh đối song song.
- D. MNPQ là tứ giác không có cặp cạnh nào song song.
Câu 10: Cho tứ diện đều ABCD cạnh a. I, J lần lượt là trung điểm của AC và BC. Gọi K là giao điểm trên cạnh BD với KB = 2KD. Thiết diện của tứ diện với mặt phẳng (IJK) là hình gì?
-
A. Thiết diện là hình thang cân.
- B. Hình bình hành.
- C. Tam giác.
- D. Tứ giác không có cặp cạnh nào song song.
Câu 11: Cho hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng (nếu có) sẽ:
- A. Song song với hai đường thẳng đó
-
B. Song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
- C. Trùng với một trong hai đường thẳng đó
- D. Cắt một trong hai đường thẳng đó
Câu 12: Hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Giả sử M thuộc đoạn thẳng SB. Mặt phẳng (ADM) cắt hình chóp S.ABCD theo thiết diện là hình:
- A.Tam giác
-
B.Hình thang
- C.Hình bình hành
- D.Hình thoi
Câu 13: Cho tứ diện đều ABCD có cạnh bằng a, điểm M là trung điểm của AB. Tính diện tích thiết diện của hình tứ diện cắt bởi mặt phẳng đi qua M và song song với mặt phẳng (ACD).
- A.$\frac{a^{2}\sqrt{3}}{8}$
- B.$\frac{a^{2}\sqrt{2}}{8}$
- C.$\frac{9a^{2}\sqrt{3}}{16}$
-
D.$\frac{a^{2}\sqrt{3}}{16}$
Câu 14: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, M và N là điểm trên SA,SB sao cho $\frac{SM}{SA}=\frac{SN}{SB}=\frac{1}{3}$. Vị trí tương đối giữa MN và (ABCD) là:
- A. MN nằm trên mp (ABCD)
- B. MN cắt mp (ABCD)
-
C. MN song song mp (ABCD)
- D.MN và mp (ABCD) chéo nhau.
Câu 15: Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABD, Q thuộc cạnh AB sao cho AQ = 2QB, P là trung điểm của AB. Khẳng định nào sau đây đúng?
- A.MN//(BCD)
-
B.GQ//(BCD)
- C.MN cắt (BCD)
- D.Q thuộc mặt phẳng (CDP)
Câu 16: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng. Gọi $O,O_{1}$ lần lượt là tâm của ABCD,ABEF. M là trung điểm của CD. Khẳng định nào sau đây là sai?
- A.$O,O_{1}//(BEC)$
- B.$O,O_{1}//(AFD)$
- C.$O,O_{1}//(EFM)$
-
D.$MO_{1} cắt (BEC)$
Câu 17: Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Khẳng định nào sau đây sai?
-
A.Có duy nhất một mặt phẳng song song với a và b
- B.Có duy nhất một mặt phẳng qua a và song song với b
- C.Có duy nhất một mặt phẳng qua điểm M, song song với a và b ( với M là điểm cho trước)
- D.Có vô số đường thẳng song song với a và cắt b
Câu 18: Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. (P) chứa a và song song với b, Q chưa b và song song với a. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. (P) và (Q) cắt nhau
-
B. (P) và (Q) song song với nhau
- C. (P) và (Q) trùng nhau
- D. (P) và (Q) cắt nhau hoặc song song với nhau.
Câu 19: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai.
- A. Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với một mặt phẳng thì song song với nhau.
-
B. Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt đi qua hai đường thẳng song song thì cắt mặt phẳng còn lại.
- C. Nếu một đường thẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì cắt mặt phẳng còn lại.
- D. Cho mặt phẳng (P) và ba điểm không thẳng hàng A, B, C nằm ngoài (P) lúc đó, nếu 3 đường thẳng AB, BC, CA đều cắt mặt phẳng (P) thì ba giao điểm đó thẳng hàng.
Câu 20: Cho hình bình hành ABCD. Qua các đỉnh A, B, C, D ta dựng các nửa đường thẳng song song với nhau và nằm về một phía đối với mặt phẳng (ABCD). Một mặt phẳng (P) cắt bốn đường thẳng nói trên tại A’, B’, C’, D’. Hỏi A’B’C’D’ là hình gì?
- A. Hình thoi
- B. Hình thang có đúng một cặp cạnh song song
- C. Hình chữ nhật
-
D. Hình bình hành