Câu 1: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng cho trước thành chính nó?
- A. không có
- B. một
- C. hai
-
D. vô số
Câu 2: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d: x = 2. Trong các đường thẳng sau, đường nào là ảnh của d qua phép đối xứng tâm O?
- A. x = 2
- B. y = 2
-
C. y = -2
- D. x = y
Câu 3: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d: 2x - y + 1 = 0. Để phép tịnh tiến theo vecto ${\vec{u}}$ biến d thành chính nó thì ${\vec{u}}$ phải là vecto nào trong các vecto sau?
- A. ${\vec{u}} (2;1)$
- B. ${\vec{u}} (2;-1)$
-
C. ${\vec{u}} (1;2)$
- D. ${\vec{u}} (0;1)$
Câu 4: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình: $(x - 1)^{2} + (y - 2)^{2} = 4$. Hỏi phép vị tự tâm O tỉ số k = -2 biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau?
- A. $(x - 2)^{2} + (y - 4)^{2} = 4$
- B. $(x + 2)^{2} + (y + 4)^{2} = 4$
- C. $(x - 2)^{2} + (y - 4)^{2} = 16$
-
D. $(x + 2)^{2} + (y + 4)^{2} = 16$
Câu 5: Cho P, Q cố định. Phép biến hình F biến điểm M bất kì thành M2 sao cho ${\vec{MM2}}= 2{\vec{PQ}}$ . Lúc đó F là:
- A. Phép tịnh tiến theo vecto ${\vec{PQ}}$
- B. Phép tịnh tiến theo vecto ${\vec{MM2}}$
-
C. Phép tịnh tiến theo vecto $2{\vec{PQ}}$
- D. Phép tịnh tiến theo vecto ${\vec{MP}}+{\vec{MQ}}$
Câu 6: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường tròn cho trước thành chính nó?
- A.0
-
B.1
- C.2
- D. Vô số
Câu 7: Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến một hình vuông cho trước thành chính nó?
- A.0
-
B.1
- C.2
- D. Vô số
Câu 8: ó bao nhiêu phép tịnh tiến biến một đường thẳng cho trước thành chính nó?
- A.0
- B.1
- C.2
-
D. Vô số
Câu 9: cho hai đường thẳng d và d' song song với nhau. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến d thành d'?
- A.1
- B.2
- C.3
-
D. Vô số
Câu 10: Cho bốn đường thẳng a,b,a',b' trong đó a//a',b//b' và a cắt b. Có bao nhiêu phép tịnh tiến biến a thành a' và b thành b'?
- A.0
-
B.1
- C.2
- D. Vô số
Câu 11: Cho hình thoi ABCD có góc A bằng $60^{\circ}$. Phép biến hình nào sau đây biến AB thành BC?
- A. $Đ_{O}$
- B. $T_{2\vec{OC}}$
-
C. $Q_{(D; 60^{\circ})}$
- D. $Q_{(B; 120^{\circ})}$
Câu 12: Trong mặt phẳng Oxy phép quay tâm K, góc $60^{\circ}$ biến M(1;1) thành M’(-1;1). Tọa độ điểm K là:
- A. $(0;0)$
- B. $(0;-\sqrt{3})$
-
C. $(0;1-\sqrt{3})$
- D. $(\sqrt{2};0)$
Câu 13: Trong mặt phẳng Oxy phép quay $Q(O; 60^{\circ})$ biến đường thẳng d có phương trình x - 2y = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình:
- A. x + 2y = 0
-
B. 2x + y = 0
- C. 2x - y = 0
- D. x - y + 2 = 0
Câu 14: Trong mặt phẳng Oxy phép quay Q$(O; 90^{\circ})$ biến đường thẳng d có phương trình: 2x - y + 1 = 0 thành đường thẳng d’ có phương trình.
- A. x + 2y - 1 = 0
- B. 2x + y + 1 = 0
- C. 2x - y + 1 = 0
-
D. x + 2y + 1 = 0
Câu 15: Trong mặt phẳng Oxy cho đường tròn (C) có phương trình $(x - 3)^{2} + y^{2} = 4$. Phép quay tâm O(0;0) góc quay $90^{\circ}$ biến (C) thành (C’) có phương trình:
- A. $x^{2} + y^{2} - 6x + 5 = 0$
- B. $x^{2} + y^{2} - 6y + 6 = 0$
- C. $x^{2} + y^{2} + 6x - 6 = 0$
-
D. $x^{2} + y^{2} - 6y + 5 = 0$
Câu 16: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x-y-3=0. Hỏi phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp đối xứng tâm I(1;2) và phép tịnh tiến theo vecto $\vec{v}=(-2;1)$ biến đường thẳng d thành đường thẳng nào trong các đường thẳng sau:
- A.3x-y+1=0
- B.3x-y-8=0
- C.3x-y+3=0
-
D.3x-y+8=0
Câu 17: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn $(C):(x-1)^{2}+(y+2)^{2}=4$. Hỏi phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng qua trục Oy và phép tịnh tiến theo vecto $\vec{v}=(2;3)$ biến (C) thành đường tròn nào trong các đường tròn có phương trình sau?
- A.$x^{2}+y^{2}=4$
- B.$(x-2)^{2}+(y-6)^{2}=4$
- C.$(x-2)^{2}+(y-3)^{2}=4$
-
D.$(x-1)^{2}+(y-1)^{2}=4$
Câu 18: Hợp thành của hai phép tịnh tiến là phép nào trong các phép dưới đây?
- A.Phép đối xứng trục
- B.Phép đối xứng tâm
-
C.Phép tịnh tiến
- D.Phép quay
Câu 19: Phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép tịnh tiến theo vecto $\vec{v}$ và phép đối xứng tâm I là phép nào trong các phép sau?
- A.Phép đối xứng trục
-
B.Phép đối xứng tâm
- C.Phép đồng nhất
- D.Phép tịnh tiến
Câu 20: Phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp hai phép đối xứng qua hai đường thẳng song song là phép nào trong các phép dưới đây?
- A.Phép đối xứng trục
- B.Phép đối xứng tâm
-
C.Phép tịnh tiến
- D.Phép quay,góc quay khác $\pi$