Câu 1: Cho hình chóp S.ABCD đấy ABCD là hình bình hành tâm O. gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA và SB. Giao tuyến của hai mặt phẳng (MNO) và (ABCD) là đường nào trong các đường thẳng sau đây?
- A. OA
- B. OM
- C. ON
-
D. đường thẳng d qua O và d // AB
Câu 2: Cho đường thẳng d song song với mặt phẳng (∝), mặt phẳng (β) chứa d và cắt (∝) theo giao tuyến d’. Khẳng định nào sau đây là đúng ?
- A. d’ // d hoặc d’ ≡ d
-
B. d’ // d
- C. d’ ≡ d
- D. d’ và d chéo nhau
Câu 3: Cho tứ diện ABCD. Lấy M là một điểm thuộc miền trong của tam giác ABC. Gọi (∝) là mặt phẳng qua M và song song với các đường thẳng AB và CD. Thiết diện tạo bởi (∝) và tứ diện ABCD là hình gì?
- A. Tam giác
- B. Hình thoi
-
C. Hình bình hành
- D. Hình ngũ giác
Câu 4: Cho hình chóp S.ABCD, đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SA. Thiết diện của mặt phẳng (MCD) với hình chóp S.ABCD là hình gì?
- A. Tam giác
- B. Hình bình hành
-
C. Hình thang
- D. Hình thoi
Câu 5: Cho hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng, có tâm lần lượt là O và O’. Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau:
- A. OO’ // (ABCD)
- B. OO’ // (ABEF)
- C. OO’ // (BDF)
-
D. OO’ / /(ADF)
Câu 6: Khẳng định nào sau đây là đúng.
-
A. Hình biểu diễn của một hình bình hành là một hình bình hành.
- B. Hình biểu diễn của một hình chữ nhật là một hình chữ nhật.
- C. Hình biểu diễn của một hình vuông là một hình vuông.
- D. Hình biểu diễn của một hình thoi là một hình thoi.
Câu 7: Khẳng định nào sau đây là sai?
- A. Phép chiếu song song biến trung điểm của đoạn thẳng thành trung điểm của đoạn thẳng hình chiếu.
- B. Phép chiếu song song biến trọng tâm tam giác thành trọng tâm tam giác hình chiếu.
- C. Phép chiếu song song biến tam của hình bình hành thành tâm của hình bình hành.
-
D. Phép chiếu song song có thể biến trọng tâm tam giác thành một điểm không phải là trọng tâm tam giác hình chiếu.
Câu 8: Hình biểu diễn của một tam giác đều là hình nào sau đây?
- A. Tam giác đều
- B. Tam giác cân
- C. Tam giác vuông
-
D. Tam giác
Câu 9: Cho tứ diện ABCD. M là trọng tâm của tam giác ABC. Hình chiếu song song của điểm M theo phương CD lên mặt phẳng (ABD) là điểm nào sau đây?
- A. Điểm A
- B. Điểm B
-
C. Trọng tâm tam giác ABD
- D. Trung điểm của đường trung tuyến ket từ D của tam giác ABD
Câu 10: Cho các đường thẳng không song song với phương chiếu. khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song.
- B. Phép chiếu song song có thể biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng cắt nhau.
- C. Phép chiếu song song có thể biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng chéo nhau.
-
D. Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau.
Câu 11: Có bao nhiêu vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng ?
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 12: Với điều kiện nào sau đây thì đường thẳng a song song với mặt phẳng (∝) ?
- A. a // b và b ∩ (∝) = ∅
- B. a // b và b // (∝)
- C. a // b và b ⊂ (∝)
-
D. a ∩ (∝) = ∅
Câu 13: Cho tứ diện ABCD. Gọi IJ lần lượt là trung điểm của BC và BD. Giao tuyến của hai mặt phẳng (AIJ) và (ACD) là đường nào sau đây?
- A. Đường thẳng d đi qua A và d // BC.
- B. Đường thẳng d đi qua A và d // BD.
-
C. Đường thẳng d đi qua A và d // CD.
- D. Đường thẳng d đi qua A, M trong đó M là giao điểm IJ và CD.
Câu 14: Cho hình chóp S.ABCD đáy ABCD là hình bình hành. Gọi I, J lần lượt là trọng tâm của các tam giác SAB và SAD. E, F lần lượt là trung điểm của AB và AD. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
-
A. IJ // (SBD)
- B. IJ // (SEF)
- C. IJ // (SAB)
- D. IJ // (SAD)
Câu 15: Cho hai đường thẳng a, b và mặt phẳng $(∝)$. Giả sử $a // b và b // (∝)$. Kết luận về vị trí tương đối của a và $(∝)$ nào sau đây là đúng?
- A. a // (∝)
- B. a ⊂ (∝)
-
C. a // (∝) hoặc a ⊂ (∝)
- D. không xác định
Câu 16: Cho hai đường thẳng a và b lần lượt nằm trên hai mặt phẳng song song (P) và (Q).
- A. a và b là hai đường thẳng song song
- B. Nếu điểm M không nằm trên (P) và (Q) thì không thể coi đường thẳng nào đi qua M và cắt cả a lẫn b.
-
C. Nếu a và b không song song với nhau, điểm M không nằm trên (P) và (Q), thì luôn có duy nhất một đường thẳng đi qua M cắt cả a và b.
- D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 17: Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A. Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) // (Q).
- B. Nếu hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng lần lượt song song với hai đường thẳng của một mặt phẳng khác thì hai mặt phẳng đó song song.
- C. Hai mặt phẳng cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau
-
D. Cho hai mặt phẳng (P) , (Q) song song. Khi đó nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (Q) và a song song với (P) thì a song song với (Q)
Câu 18: Cho hình bình hành ABCD. Gọi Bx, Cy, Dz là các đường thẳng đi qua B, C, D và song song với nhau. Mặt phẳng (∝) đi qua A và cắt Bx, Cy, Dz lần lượt tại A’, C’, D’ với BB’ = 2, DD’ = 4. Khi đó CC’ bằng:
-
A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 19: Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. gọi I. J. K lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACC’, A’B’C’. Mặt phẳng nào sau đây song song với (IJK)
- A. (AA’B’)
- B. (AA’C’)
- C. (A’B’C’)
-
D. (BB’C’)
Câu 20: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
- A.Hai mặt phẳng không cắt nhau thì song song
- B.Hai mặt phẳng cùng song song với một đường thẳng thì cắt nhau
-
C.Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có duy nhất một mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.
- D. Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có vô số mặt phẳng song song với mặt phẳng đó.