Giải bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song

Hai đường thẳng trong không gian có những vị trí tương đối như thế nào ? Để biết chi tiết, ConKec xin chia sẻ với các bạn bài: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

I. Vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian

Trường hợp I: Hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng ( gọi là hai đường thẳng đồng phẳng)

  • a ∩ b = M  (a và b có điểm chung duy nhất).
  • a // b (a và b không có đểm chung).
  • a ≡ b  (a trùng b).

Giải bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song - SGK hình học 11 trang 55Giải bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song - SGK hình học 11 trang 55

Trường hợp II: Hai đường thẳng không cùng nằm trong một mặt phẳng (gọi là hai đường thẳng chéo nhau)

Giải bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song - SGK hình học 11 trang 55

II. Tính chất

Định lí 1:

  • Trong không gian, qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng có một và chỉ một đường thẳng song song với đường tằng đã cho

Định lí 2:

  • Nếu ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao tuyến ấy hoặc đồng quy hoặc đôi một song song với nhau.

Giải bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song - SGK hình học 11 trang 55

Hệ quả:

  • Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt đi qua hai đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng ( nếu có) cũng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

Giải bài 2: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song - SGK hình học 11 trang 55

Định lí 3:

  • Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau

 

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Trang 59 - SGK hình học 11

Cho tứ diện ABCD. Gọi P, Q, R, S là bốn điểm lần lượt lấy trên bốn cạnh AB, BC, CD, DA. Chứng minh rằng nếu bốn điểm P, Q, R, S đồng phẳng thì

a) Ba đường thẳng PQ, SR, AC hoặc song song hoặc đồng quy ;

b) Ba đường thẳng PS, RQ, BD hoặc song song hặc đồng quy.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 59 - SGK hình học 11

Cho tứ diện ABCD và ba điểm P, Q, R lần lượt trên ba cạnh AB, CD, BC. Tìm giao điểm S của AD và mặt phẳng (PQR) trong hai trường hợp sau đây.

a) PR song song với AC

b) PR cắt AC

Xem lời giải

Câu 3: Trang 60 - SGK hình học 11

Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung đểm của các cạnh AB, CD và G là trung điểm của đoạn MN

a) Tìm giao điểm A' của đường thẳng AG và mặt phẳng (BCD)

b) Qua M kẻ đường thẳng Mx song song với AA' và Mx cắt (BCD) tại M'. Chứng minh B, M', A' thẳng hàng và BM' = M'A' = A'N

c) Chứng minh GA = 3 GA'

Xem lời giải

Xem thêm các bài Hình học lớp 11, hay khác:

Để học tốt Hình học lớp 11, loạt bài giải bài tập Hình học lớp 11 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.