Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng

Giữa đường thẳng mà mặt phẳng có tính chất như thế nào ? Để biết chi tiết, ConKec xin chia sẻ với các bạn bài: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
  • Ôn tập lý thuyết
  • Hướng dẫn giải bài tập sgk

A. LÝ THUYẾT

I. Khái niệm mở đầu

  • Trang giấy, mặt bảng đen, mặt hồ lặng gió, mặt bàn... cho ta hình ảnh một phần của măt phẳng.
  • Mặt phẳng không có bề dày và không có giới hạn.

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

  • Điểm A thuộc mặt phẳng (P) hay mặt phẳng P chứa điểm A, hay mặt phẳng (P) đi qua A, kí hiệu A ∈ (P);
  • Điểm B nằm ngoài mặt phẳng (P), hay mặt phẳng (P) không chứa , kí hiệu  B \(\notin\) (P).

II. Hình biểu diễn của một hình không gian

Một số hình biểu diễn:

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

Quy tắc vẽ hình biểu diễn của hình không gian

  • Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
  • Hình biểu diễn hai đường thẳng song song ( hoăc cắt nhau) được biểu diễn bằng hai đường thẳng song song ( hoặc cắt nhau).
  • Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
  • Dùng nét liền ____ biểu diễn cho những đường nhìn thấy, nét đứt ----- biểu diễn cho những đường bị khuất.

III. Các tính chất thừa nhận

Tính chất 1:

  • Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

Tính chất 2:

  • Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

Tính chất 3:

  • Nếu một đường thẳng có hai điểm chung phân biệt với một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều thuộc mặt phẳng.

Tính chất 4:

  • Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng.

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

Tính chất 5:

  • Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

Tính chất 6:

  • Trên mỗi mặt phẳng, các kết quả đã biết trong hình học phẳng đều đúng.

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

IV. Cách xác định một mặt phẳng

Ba cách xác định mặt phẳng

  • Qua ba điểm không thẳng hàng xác định một mặt phẳng duy nhất. Mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng A, B, C được kí hiệu là mp(ABC) hay (ABC)
  • Qua một đường thẳng và một điểm không thuộc đường thẳng đó xác định một mặt phẳng duy nhất. Mặt phẳng đi qua A và đường thẳng d không chứa A được kí hiệu là mp(A;d)
  • Qua hai đường thẳng cắt nhau xác định một mặt phẳng duy nhất. Mặt phẳng qua hai đường thẳng cắt nhau a,b được kí hiệu là mp(a;b)

IV. Hình chóp và hình tứ diện

Hình chóp là một hình không gian gồm có một đa giác gọi là mặt đáy, các tam giác chung đỉnh gọi là mặt bên, đỉnh chung của các mặt bên đó gọi là đỉnh của hình chóp .

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

  • Chóp tam giác
  • Chóp tứ giác
  • Chóp ngũ giác

Hình tứ diện là hình gồm 4 điểm không đồng phẳng và tạo thành 4 tam giác.

Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

Thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (MNPQ) là một đa giác mà mỗi cạnh của nó là một đoạn giao tuyến của mặt phẳng (MNPQ) với một mặt của hình chóp.
Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng - SGK hình học 11 trang 44

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Trang 53 - sgk hình học 11

Cho điểm A không nằm trong mặt phẳng (α) chứa tam giác BCD. Lấy E,F là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, AC

a) Chứng minh đường thẳng EF nằm trong mặt phẳng (ABC)

b) Khi EF và BC cắt nhau tại I, chứng minh I là điểm chung của hai mặt phẳng (BCD) và (DEF)

Xem lời giải

Câu 2: Trang 53 - sgk hình học 11

Gọi M là giao điểm của đường thẳng d và mặt phẳng (α). Chứng minh M là điểm chung của (α) với một mặt phẳng bất kì chứa d.

Xem lời giải

Câu 3: Trang 53 - sgk hình học 11

Cho ba đường thẳng d1, d2, d3 không cùng nằm trong một mặt phẳng và cắt nhau từng đôi một. Chứng minh ba đường thẳng trên đồng quy.

Xem lời giải

Câu 4: Trang 53 - sgk hình học 11

Cho bốn điểm A, B, C và D không đồng phẳng. Gọi GA, GB, GC, GD lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD, CDA, ADB, ACB. Chứng minh rằng AGA, BGB, CGC, DGD đồng qui.

Xem lời giải

Câu 5: Trang 53 - sgk hình học 11

Cho tứ giác ABCD nằm trong mặt phẳng (α) có hai cạnh AB và CD không song song. Gọi S là điểm nằm ngoài mặt phẳng (α) và M là trung điểm đoạn SC.

a) Tìm giao điểm N của đường thẳng SD và mặt phẳng (MAB)

b) Gọi O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh rằng ba đường thẳng SO, AM, BN đồng quy.

Xem lời giải

Câu 6: Trang 53 - sgk hình học 11

Cho bốn điểm A, B, C và D không đồng phẳng. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BC. Trên đoạn BD lấy điểm P sao cho BP = 2PD.

a) Tìm giao điểm của đường thẳng CD và mặt phẳng (MNP).

b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (ACD).

Xem lời giải

Câu 7: Trang 54 - sgk hình học 11

Cho bốn điểm A, B, C và D không đồng phẳng. Gọi I,K lần lượt là trung điểm của hai đoạn thẳng AD và BC

a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng  (IBC) và  (KAD)

b) Gọi M và N là hai điểm lần lượt lấy trên hai đoạn thẳng AB và AC. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (IBC) và (DMN)

Xem lời giải

Câu 8: Trang 54 - sgk hình học 11

Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB và CD, trên cạnh AD lấy điểm P không trùng với trung điểm của AD.

a) Gọi E là giao điểm của đường thẳng MP và đường thẳng BD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (PMN) và (BCD).

b) Tìm giao điểm của hia mặt phẳng (PMN) và BC.

Xem lời giải

Câu 9: Trang 54 - sgk hình học 11

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành ABCD. Trong mặt phẳng đáy vẽ đường thẳng d đi qua A và không song song với các cạnh của hình bình hành, d cắt đoạn BC tại E. Gọi C' là một điểm nằm trên cạnh SC

a) Tìm giao điểm M của CD và mặt phẳng (C'AE)

b) Tìm thiết diện của hình chóp cắt bởi mặt phẳng (C'AE)

Xem lời giải

Câu 10: Trang 54 - sgk hình học 11

Cho hình chóp S. ABCD có AB và CD không song song. Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác SCD

a) Tìm giao điểm N của đường thẳng CD và mặt phẳng (SBM)

b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM) và (SAC)

c) Tìm giao điểm I của đường thẳng BM và mặt phẳng (SAC)

d) Tìm giao điểm P của SC và mặt pẳng (ABM), từ đó suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (SCD) và (ABM)

Xem lời giải

Xem thêm các bài Hình học lớp 11, hay khác:

Để học tốt Hình học lớp 11, loạt bài giải bài tập Hình học lớp 11 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.