Giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 6 bài 6: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất (T4)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN Khoa học tự nhiên 6 bài 6: Nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 6: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT (T4)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Nêu được tất cả các chất đều được tạo nên từ các phân tử, nguyên tử.
 Trình bày được thế nào là đơn chất và hợp chất.
2. Kĩ năng
+ Viết được kí hiệu của một số loại nguyên tử, công thức hóa học của một số đơn chất và hợp chất đơn giản.
+ Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tử tạo nên chất đó.
3. Thái độ
+ Có hứng thú say mê học tập
+ Có ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn một số chất tiêu biểu, quan trọng trong cuộc sống.
4. Định hướng năng lực – phẩm chất
 Năng lực chung : Năng lực tự học; năng lực đọc hiểu, năng lực giải quyết vấn đề.
 Năng lực chuyên biệt: Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
 Phẩm chất: Nhân ái, Trung thực, tự trọng, chí công vô tư; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó; Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
II. TRỌNG TÂM
+ Nguyên tử phân tử
+ Đơn chất, hợp chất
III. CHUẨN BỊ CỦA GV - HS
1. GV
 Hình 6.1 đến 6.3, cát, lọ dầu gió.
2. HS
 Nghiên cứu trước nội dung bài học (GV giao cụ thể sau mỗi tiết học).
IV. PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp
 PP dạy học nhóm,
 PP giải quyết vấn đề;
 PP thuyết trình,
 PP thực hành thí nghiệm.
2. Kỹ thuật:
 Kỹ thuật giao nhiệm vụ,
 KT đặt câu hỏi,
 Kỹ thuật động não,
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp (1p)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc đoạn thông tin, quan sát hình 6.4 sau đó thảo luận trong nhóm trả lời 3 câu hỏi phần dưới:
+ Gas đun nấu trong gia đình là đơn chất hay hỗn hợp?
+ Chất phụ gia có mùi hôi được thêm 1 lượng nhỏ vào gas để nhằm mục đích gì?
+ Cần làm những gì khi phát hiện có sự rò rỉ gas?
HS: Hoạt động cá nhân đọc thông tin quan sát ảnh ghi nhớ kiến thức.
+ Thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi
+ Đại diện một vài nhóm đưa ra ý kiến, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét đánh giá và cung cấp thêm thông tin:
Mỗi kilogam gas hóa lỏng tương đương với 25 lít khí gas. Nếu như chỉ cần 1kg gas rò rỉ ra ngoài kết hợp với k/khí cũng có thể tạo ra một vụ nổ rất lớn. Vì khí gas nặng hơn so với k/khí, khi bị rò rỉ ra ngoài chúng sẽ lắng đọng và lơ lửng dưới sàn nhà, các nơi hóc hiểm chứ không bay ra ngoài...
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời tình huống sau:
+ Hãy nêu những tình huống bất lợi xảy ra nếu như một ngày không có nước?
HS: Thảo luận, tự ghi chép lại tình huống nhóm mình giả định và chia sẻ với các nhóm khác. D. Hoạt động vận dụng:
* Đáp án:
+ Gas đun nấu trong gia đình là hỗn hợp vì khí gas gồm nhiều loại khí cacbon hiđrat như metan, butan (propan)...
+ Chất phụ gia được thêm vào khí gas nhằm mục đích dễ phát hiện mùi khi sử dụng, chất tạo mùi đó là hóa chất mercapan chứa lưu huỳnh, vì khí metan và propan không màu, không mùi nên rất khó để phát hiện khi bị rò rỉ gas.
+ Khi phát hiện rò rỉ gas trong nhà tuyệt đối không động đến bất kì thiết bị nào có thể phát sinh tia lửa điện, không bật công tắc đèn, quạt, đóng cắt mạch điện, kể cả điện thoại di động. Nhanh chóng khóa van bình gas. Mở tất cả các cửa và dùng quạt nan, mảnh bìa cát tông để quạt tản khí ra ngoài. Nếu có quạt điện đang chạy thì có thể để nguyên.

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Phương pháp: PP giải quyết vấn đề, PP thuyết trình.
2. Kĩ thuật: KT giao nhiệm vụ; KT đặt câu hỏi; KT động não.
3. Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực sáng tạo; Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
4. Phẩm chất: Trung thực; tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin qua sách báo hoặc mạng internet hoàn thành bài tập.
HS: Nghiên cứu tài liệu hoàn thành bài tập. E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ