Giáo án PTNL bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….                                                                                               

Ngày soạn:.............                                                                                                                                                                    

Ngày dạy:..............................

Tiết số:................................          

Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).

- Phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu: Thời gian sống, số lần ra hoa kết quả trong đời.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng  quan sát, so sánh, lắng nghe, phản hồi, làm việc theo nhóm, đảm nhận trách nhiệm, tìm kiếm thông tin.

- Vận dụng vào thực tế kể ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa, cây 1 năm và cây lâu năm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, bảo vệ chăm sóc thực vật.

4. Năng lực:

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh phóng to hình   4.1;   4.2 SGK. Mẫu cây cà chua, cây đậu (có cả hoa quả, hạt- nếu có), cây dương xỉ.

2. Chuẩn bị của học sinh: Học sinh sưu tầm tranh, cây dương xỉ, rau bợ...

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất ?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được  ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh trình bày sự chuẩn bị của mình về các nhóm thực vật có hoa và không có hoa. Các mẫu được xếp thành 2 nhóm.

- Học sinh đại diện mỗi nhóm lần lượt lên bảng trình bày.

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu điểm giống nhau và khác nhau của 2 nhóm.

- Học sinh có thể nêu đúng hoặc sai.

Bước 3: Giáo viên kết luận: Sự khác nhau cơ bản nhất là cơ quan sinh sản.

Bước 4: Giáo viên:  Có những nhóm thực vật nào, và vì sao người ta lại phân chia như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Thực vật có hoa và  thực vật không có hoa  (22)

Mục tiêu: Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản (hoa, quả).

Bước 1: Học sinh quan sát hình   4.1 SGK trang 13, đối chiếu với bảng 1 SGK trang 13 ghi nhớ kiến thức về các cơ quan của cây cải.

    + Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

Bước 2: Giáo viên đưa ra câu hỏi sau:

    + Rễ, thân, lá, là.............

    + Hoa, quả, hạt là...............

    + Chức năng của cơ quan sinh sản là..

    + Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là............

- Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

    + Có hai loại cơ quan: cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- Học sinh đọc phần trả lời nối tiếp luôn câu hỏi của giáo viên (HS khác có thể bổ sung).

    + Cơ quan sinh dưỡng.

    + Cơ quan sinh sản.

    + Sinh sản để duy trì nòi giống.

    + Nuôi dưỡng cây.

Bước 3: Yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm để phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa?

- Giáo viên: theo dõi hoạt động của các nhóm, có thể gợi ý hay hướng dẫn nhóm nào còn chậm...

- Giáo viên: chữa bài bảng 2 bằng cách gọi học sinh của các nhóm trình bày.

- Giáo viên: lưu ý học sinh cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt (bào tử)

- Giáo viên: nêu câu hỏi: Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm?

- Học sinh quan sát tranh và mẫu của nhóm chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

- Kết hợp hình   4.2 SGK trang 14 rồi hoàn thành bảng 2 SGK trang 1 3.

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Đại diện của nhóm trình bày ý kiến của mình cùng với giới thiệu mẫu đã phân chia ở trên.

- Các nhóm khác có thể bổ sung, đưa ra ý kiến khác để trao đổi.

Bước 4: Giáo viên cho học sinh đọc mục  và cho biết: 

- Thế nào là thực vật có hoa và không có hoa?

- Giáo viên: chữa nhanh bằng cách đọc kết quả đúng để học sinh giơ tay, tìm hiểu số lượng học sinh đã nắm được bài.

? Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa.

- Giáo viên: gợi ý học sinh lấy các ví dụ gần gũi với đời sống

- Giáo viên: dự kiến một số thắc mắc của học sinh khi phân biệt cây như: cây thông có quả hạt, hoa hồng, hoa cúc không có quả, cây su hào, bắp cải không có hoa...

- Qua đó giải thích thắc mắc cho học sinh.

Học sinh khác nhắc lại:

- Học sinh làm nhanh bài tập  SGk trang 1  4.

- Học sinh lấy được các ví dụ:

- Cây có hoa: cây sen, cây mướp, cây bàng,…

- Cây không có hoa: Cây rêu, cây dương xỉ, cây thông,…

 

Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm (8)

Mục tiêu: Phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu: Thời gian sống, số lần ra hoa kết quả trong đời.

Bước 1: Giáo viên viết lên bảng 1 số cây như:

Cây lúa, ngô, mướp gọi là cây một năm.

Cây hồng xiêm, mít, vải gọi là cây lâu năm.

- Tại sao người ta lại nói như vậy?

- Học sinh thảo luận nhóm, ghi lại nội dung ra giấy.

Có thể là: lúa sống ít thời gian, thu hoạch cả cây.

Hồng xiêm cây to, cho nhiều quả, ra nhiều quả trong vòng đời....

Bước 2: Giáo viên hướng cho học sinh  phân biệt cây một năm và cây lâu năm qua các dấu hiệu :

- Thời gian sống

- Số lần ra hoa kết quả trong vòng đời.

- Học sinh thảo luận theo hướng: thời gian sống của cây, cây đó ra quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.

- Ví dụ:

Bước 3: Giáo viên cho học sinh kể thêm 1 số cây loại 1 năm và lâu năm.

Bước 4: Giáo viên chốt lại kiến thức.

1. Thực vật có hoa và  thực vật không có hoa

- Thực vật có 2 nhóm: thực vật có hoa và thực vật không có hoa.

+ Thực vật có hoa: có cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.

+ Thực vật không có hoa: cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.

 

 

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cây một năm và cây lâu năm

- Cây 1 năm ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời.

- Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong đời.

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.

- Chọn câu trả lời đúng :

1/ Trong những cây sau đây, những nhóm cây nào toàn cây có hoa ?

  1. Cây xoài, cây ớt, cây đậu, cây hoa hồng.
  2. Cây bưởi, cây dương xỉ, cây rau bợ, cây cải.
  3. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây rêu.
  4. Cây dừa, cây hành, cây thông, cây hoa hồng.
  5. Cây hoa hụê, cây hoa cúc, cây lúa, cây hoa hồng.

2/ Trong những cây sau đây, những nhóm cây nào toàn cây 1 năm ?

  1. Cây xoài, cây bưởi, cây đậu, cây lạc
  2. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây cải.
  3. Cây táo, cây mít, cây cà chua, cây điều.
  4. Cây xu hào, cây bắp cải, cây cà chua, cây dưa chuột.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Em hãy tìm hiểu xem cây lúa, cây ngô, cây đậu, cây lạc, cây mía từ khi nảy mầm đến khi chết kéo dài thời gian bao lâu?

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Đọc mục “Em có biết”

- Chuẩn bị 1 số cây rêu tường.

* Rút kinh nghiệm bài học:

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ