Giáo án VNEN bài Động vật có xương sống (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Động vật có xương sống (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 20: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được “Thế nào là Động vật có xương sống?”
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật có xương sống.
- Phân biệt được Động vật không xương sống với Động vật có xương sống.
- Nêu được vai trò của Động vật có xương sống đối với con người và tự nhiên.
- Ứng dụng được những kiến thức về Động vật có xương sống trong việc bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường.
- Mô tả được các Động vật có xương sống óc ở địa phương.
- Vận dụng được các kiến thức về Động vật có xương sống nhằm bảo vệ và phát triển vật nuôi có xương sống ở địa phương.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu và so sánh các đại diện của động vật có xương sống
- Tìm hiểu vai trò của động vật có xương sống trong tự nhiên và đời sống con người
- Tìm hiểu các đặc điểm chung của động vật có xương sống
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, sưu tầm tranh ảnh một số ĐVCXS.
2. HS: Nghiên cứu trước bài mới.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: yêu cầu HS cá nhân quan sát hình 20.7, thảo luận nhóm hoàn thành bảng trang 17.
HS: Quan sát hình 20.7, thảo luận nhóm và hoàn thiện bảng trang 17
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
1. Quan sát hình và điền vào bảng

STT Tên động vật Lớp động vật Môi trường sống
1 Vích Lớp bò sát Ở biển (giống như 1 loài rùa biển)
2 Ếch Lớp lưỡng cư Cả trên cạn và dưới nước
3 Cá chim Lớp cá Dưới nước
4 Lươn Lớp cá Dưới đáy bùn
5 Cá đuối Lớp cá Dưới nước
6 Cá heo Lớp cá Ở biển
7 Vịt Lớp chim Cả ở trên cạn và dưới nước
8 Chim cánh cụt Lớp chim Ở biển
9 Hồng hạc Lớp chim Chủ yếu sống ở dưới nước
10 Rắn Lớp bò sát Trên cạn và dưới nước
11 Cá sấu Lớp bò sát Dưới nước
12 Voi Lớp thú Trên cạn
13 Chó Lớp thú Trên cạn
GV yêu cầu HS suy nghĩ, liên hệ:
+ Kể tên 1 vài ĐV sống trên cạn dùng làm thức ăn cho con người.
+ Kể tên ĐV tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
+ Kể tên các loài ĐV giúp ích cho con người.
HS suy nghĩ cá nhân, lấy ví dụ 2. Kể tên các loài động vật
- Ví dụ: Lợn, gà, cá, trâu, ngựa...
- Ví dụ: Trâu, bò, ngựa...
- Ví dụ: Ngựa, voi, chó, cá heo...
GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi mục 3
HS cá nhân suy nghĩ, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi
- Đại diện nhóm đưa ý kiến, lớp nhận xét, bổ xung hoàn thiện câu trả lời.
GV chuẩn kiến thức. 3. Trả lời câu hỏi
- Mèo và rắn đều bắt chuột làm thức ăn. Chuột gây hại rất nhiều cho đời sống con người như phá hoại mùa màng, đồ đạc trong nhà, gây nhiều bệnh... Khi số lượng mèo và rắn trong tự nhiên giảm sẽ làm cho chuột phát triển nhanh và tiếp tục gây hại.
* Vai trò của dơi:
- Dơi ăn sâu bọ phá hoại mùa màng
- Một số loài dơi ăn quả giúp phân tán hạt cây, thụ phấn cho hoa
* Suy giảm hoặc sự mất đi của môi trường sống:
- Do con người chặt phá rừng,... hoặc do thiên tai như cháy rừng, lũ lụt...
- Sự khai thác quá mức: đánh bắt trái phép, ồ ạt, sử dụng phương pháp có tính hủy diệt...
- Ô nhiễm môi trường: từ chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp...
- Ô nhiễm sinh học: sự nhập các loài ngoại lai không kiểm soát được có thể ảnh hưởng trực tiếp qua sự cạnh tranh, ăn mồi hoặc gián tiếp qua kí sinh trùng, xói mòn gen bản địa và thay đổi nơi cư trú với các loài bản địa.
3. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Đọc và nghiên cứu nội dung phần D, E.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ