Giáo án PTNL bài 17: Vận chuyển các chất trong thân

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài .... Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:……….                                                            

Ngày soạn:................

Ngày dạy:................

Tiết số:................                                                                            

Bài 17: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG THÂN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

- Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệm và kết luận.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thao tác thực hành.

- Kĩ năng quan sát, nhận xét.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

4. Năng lực

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Làm thí nghiệm trên nhiều loại hoa: hồng, cúc, huệ, loa kèn trắng, cành lá dâu, dâm bụt...

- Kính hiển vi, dao sắc, nước, giấy thấm, 1 cành chiết ổi, hồng xiêm (nếu có).

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Làm thí nghiệm 1 theo nhóm ghi lại kết quả ;

- Thí nghiệm 2: quan sát chỗ thân cây bị buộc dây thép (nếu có).

- Phương pháp dạy học:

- Quan sát, thuyết trình.

- Tiến hành, phân tích và báo cáo kết quả thí nghiệm

- Thảo luận hợp tác trong nhóm.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

* Thân to ra do đâu?

* Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau ?

+ Tầng sinh vỏ: Vị trí :...............................

                        Chức năng : ....................................

+ Tầng sinh .......... : Vị trí : nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.

                                   Chức năng : ........................................

 + Thân cây to ra do sự phân chia tế bào mô phân sinh ở tầng sinh ................ và tầng sinh .

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu các nhóm để lên bàn phần chuẩn bị mà cô đã dặn từ tiết trước.

Bước 2: Giáo viên kiểm tra và biểu dương tinh thần chuẩn bị của các em. Như các em đã thấy cành hoa hồng đă chuyển màu, mép vỏ mà các em bóc ở phía trên phình to ra. Vậy vì sao lại có hiện tượng như thế. Điều đó sẽ được giải đáp trong bài học ngày hôm nay.

Bước 3: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh  (các nhóm báo cáo).      

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động của giáo viên và HS

Nội dung, yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan

Mục tiêu:

- Học sinh biết tự tiến hành thí nghiệm để chứng minh: nước và muối khoáng từ rễ lên thân, nhờ mạch gỗ, các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu nhóm trình bày thí nghiệm ở nhà.

- Đại diện nhóm trình bày các bước tiến hành thí nghiệm, cho cả lớp quan sát kết quả của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 2: Giáo viên nêu các bước tiến hành thí nghiệm: (5 bước)

- Quan sát ghi lại kết quả.

Bước 3: Giáo viên quan sát kết quả của các nhóm, so sánh SGK, giáo viên thông báo ngay nhóm nào có kết quả tốt.

- Học sinh nhẹ tay bóc vỏ nhìn bằng mắt thường chỗ có bắt màu, quan sát màu của gân lá.

Bước 4: Giáo viên cho cả lớp xem thí nghiệm của mình trên cành mang hoa (cành hoa huệ) cành mang lá (cành dâu) để nhằm mục đích chứng minh sự vận chuyển các chất trong thân lên hoa và lá.

- Các nhóm thảo luận: chỗ bị nhuộm màu đó là bộ phận nào của thân? Nước và muối khoáng được vận chuyển qua phần nào của thân?

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh cắt lát mỏng qua cành của nhóm, quan sát bằng kính hiển vi.

- Giáo viên: phát một số cành đã chuẩn bị hướng dẫn học sinh bóc vỏ cành.

- Giáo viên: cho 1 vài học sinh quan sát mẫu trên kính hiển vi, xác định chỗ nhuộm màu, có thể trình bày hay vẽ lên bảng cho cả lớp theo dõi.

- Giáo viên: nhận xét, đánh giá cho điểm nhóm làm tốt.

Hoạt động 2:  Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ

Mục tiêu:

- Các bước làm thí nghiệm: Chuẩn bị thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm; Nhận xét kết quả thí nghiệmvà kết luận.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân sau đó thảo luận nhóm.

- Học sinh đọc thí nghiệm và quan sát hình 17.2 SGK trang 55.

Bước 2: Giáo viên lưu ý khi bóc vỏ, bóc luôn cả mạch nào?

- Thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi SGK trang 55.

- Giáo viên: có thể mở rộng: chất hữu cơ do lá chế tạo sẽ mang đi nuôi thân, cành, rễ...

- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 3: Giáo viên nhận xét và giải thích nhân dân lợi dụng hiện tượng này để chiết cành.

- Giáo dục ý thức bảo vệ cây, tránh tước vỏ cây để chơi đùa, chằng buộc dây théo vào thân cây.

Bước 4: Giáo viên hỏi: Khi bị cắt vỏ, làm đứt mạch rây ở thân thì cây có sống được không? tại sao?

- Học sinh Suy nghĩ trả lời.

1. Tìm hiểu sự vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan

* Các bước tiến hành thí nghiệm:

Bước  1.Mục đích của thí nghiệm.

Bước   2.Chuẩn bị thí nghiệm.

Bước   3. Tiến hành thí nghiệm.

Bước   4. Nhận xét kết quả thí nghiệm.

Bước 5. Kết luận.

*  Nước và muối khoáng được vận chuyển từ rễ lên thân nhờ mạch gỗ.

 

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  2. Tìm hiểu sự vận chuyển chất hữu cơ

 

 

- Chất hữu cơ vận chuyển nhờ mạch rây.

 

Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Bài tập: Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống:

Mạch ……. gồm những tế bào sống, màng mỏng, có chức năng ………….

Mạch ……. gồm những tế bào hóa gỗ dày, không có chất nguyên sinh, có chức năng.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Nhà Ông nội bạn có cây bưởi rất ngon, muốn có giống bưởi đó và nhanh được ăn thì em cần phải làm gì?

- Để tạo ra nhiều cành hoa có màu sắc khác nhau thì em phải làm gì?

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị: củ khoai tây có mầm, củ su hào, gừng, củ dong ta, 1 đoạn xương rồng, que nhọn, giấy thấm.

* Rút kinh nghiệm bài học:

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ