Giáo án PTNL bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………

Ngày soạn:................

Ngày dạy:................

Tiết số:................

Bài 33: HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh mô tả được các bộ phận của hạt: hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

- Vỏ hạt : + Vị trí.

               + Chức năng.

- Phôi :   + Các bộ phận của phôi

              + Số lá mầm của phôi.

              + Chức năng của phôi.

- Chất dinh dưỡng dự trữ :   + Vị trí

                                          + Chức năng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích phát hiện kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên.4

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên :

-  Tranh H 3  3.1 ; 3  3.2 Sgk. Bảng phụ;

-  Mẫu vật hạt đỗ đen ngâm và hạt ngô ngâm đã trương lên.

2. Chuẩn bị của học sinh: mẫu vật hạt đỗ đen ngâm và hạt ngô ngâm đã trương lên.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ 

1/ Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả thịt.

  1. Quả đậu đen, quả chuối, quả hồng xiêm, quả bầu.
  2. Quả mơ, quả đào, quả dưa hấu, quả đu đủ.
  3. Quả chò, quả cam, quả vú sữa, quả bbồ kết.
  4. Quả cải, quả táo, quả nho, quả bông.

2/ Vì sao phải thu hoạch quả đỗ đen, quả đỗ xanh trước khi quả chín khô?   

  1. Vì khi chín khô, chất lượng và số lượng quả giảm.
  2. Vì khi chín khô, qủa tự nẻ, hạt bắn ra xung quanh không thu hoạch được.
  3. Vì khi chín khô, quả tự rụng không thu hoạch được.
  4. Vì khi chín khô, hạt thường bị chim ăn ảnh hướng đến năng xuất.

2. Bài học

A. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

GV: Chuẩn bị hạt của các loài cây: lạc, đậu tương, đỗ đen, ngô, lúa, nhãn, hồng xiêm, xoài,... Sau đó yêu cầu học sinh chia làm 2 nhóm

HS: Thực hiện theo nhóm

GV hỏi: Sự phân chia hạt dựa vào đâu?

HS trả lời: Dựa vào khả năng tách được hạt (không tách được và tách được làm 2)

GV: chuẩn KT, dẫn dắt vào bài học “Hầu hết cây xanh có hoa đều do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào ? Các loại hạt có giống nhau không ?”

B. Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Cây xanh có hoa do hạt phát triển thành. Vậy cấu tạo của hạt như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động 1: Các bộ phận của hạt

Mục tiêu: Học sinh mô tả được các bộ phận của hạt : hạt gồm : vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh kết hợp quan sát hình 3  2.1  và 3  2.2 sgk/ 108.

Bước 2: Giáo viên treo tranh H3  2.1 SGK

- Giáo viên:  hướng dẫn học sinh bóc vỏ hạt ngô và hạt đậu đen đã được ngâm nước.

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn để hoàn thành bảng SGK/ 108

GV tổng kết ý kiến của học sinh , Chốt đáp án chuẩn.

Bước 4: Giáo viên gọi 1 học sinh đọc to lại bảng đáp án chuẩn :

HS: quan sát hình 3  2.1 và 3  2.2 sgk, ghi nhớ thông tin.

HS  thực hiện yêu cầu của GV.

- Học sinh quan sát trên mẫu vật thật xác định các bộ phận của 2 loại hạt trên dựa vào hình 3  2.1 và 3  2.2

- Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng SGK.

Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Đại diện học sinh lên bảng trình bày, học sinh dưới lớp theo dõi nhận xét bổ sung.

 

Câu hỏi

Hạt đỗ đen

Hạt ngô

  1. Hạt gồm những bộ phận nào?

Vỏ và phôi

Vỏ,phôi, nhũ phôi

  2. Bộ phận nào bao bọc và bảo vệ hạt?

Vỏ hạt

Vỏ hạt

  3.Phôi gồm những bộ phận nào?

Chồi, lá, thân  và rễ mầm

Chồi, lá, thân  và rễ mầm

  4. Phôi có mấy lá mầm?

2 lá mầm

1 lá mầm

  5. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa ở đâu.

ở 2 lá mầm

ở phôi nhũ

Tiểu kết:  Hạt gồm có 2 bộ phận là : Vỏ và phôi.

                 Phôi gồm có : rễ, thân, lá và chồi mầm.

Hoạt động 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.

Mục tiêu: Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của lệnh tam giác SGK/ 109 

 

 

Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK/ 109 để phân biệt được hạt 2 lá mầm và hạt 1 lá mầm.

Bước 3: Giáo viên hỏi : Thế nào là cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm ?

Cho ví dụ :

Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết luận.

 

HS thực hiện lệnh tam giác, yêu cầu chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt ngô và hạt đậu đen.

- Đại diện học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh nghiên cứu SGK lắm được yêu cầu của giáo viên và lấy thêm ví dụ minh hoạ.

- Học sinh nêu khái niệm về cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm, lấy ví dụ minh hoạ

- Học sinh rút ra kết luận.

Tiểu kết:

Cây 1 lá mầm phôi của hạt có một lá mầm

Cây 2 lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm

  * Ghi nhớ :SGK trang 109

3. Củng cố

Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

-  Giáo viên: củng cố nội dung bài.

-  Giáo viên: đưa bài tập: Chọn đáp án đúng. 

1/ Chất dinh dưỡng (dự trữ) của hạt 1 lá mầm chứa ở:

A. Trong là mầm;      B. Trong phôi nhũ         C. Trong vỏ hạt;          D Trong phôi

2/ Những hạt náo sau đây thuộc loại hạt 2 lá mầm?

A. Mít, nhãn, ổi, lạc.                B. Lúa, ngô, lúa mì.

B. Mít, đậu xanh, lúa.              D. Nhãn, mít, đậu đen.

4. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5’)

Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

 - Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 109

 -  Yêu cầu học sinh  hoàn thành Bài tập cuối trang 109,

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trong vở bài tập

- Chuẩn bị giờ sau: Tìm hiểu về sự phát tán của hạt.

- Đọc trước Bài 3  4. Kẻ bảng trang 111 ra phiếu học tập.

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………………………………………………………………………

....................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ