Giáo án VNEN bài Động vật có xương sống (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Động vật có xương sống (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 20: ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được “Thế nào là Động vật có xương sống?”
- Nhận biết được một số đại diện phổ biến của Động vật có xương sống.
- Phân biệt được Động vật không xương sống với Động vật có xương sống.
- Nêu được vai trò của Động vật có xương sống đối với con người và tự nhiên.
- Ứng dụng được những kiến thức về Động vật có xương sống trong việc bảo vệ sức khỏe và giữ gìn môi trường.
- Mô tả được các Động vật có xương sống óc ở địa phương.
- Vận dụng được các kiến thức về Động vật có xương sống nhằm bảo vệ và phát triển vật nuôi có xương sống ở địa phương.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh ảnh, mẫu vật, hình vẽ nhận biết kiến thức.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức biết yêu quý và bảo vệ động vật.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu và so sánh các đại diện của động vật có xương sống
- Tìm hiểu vai trò của động vật có xương sống trong tự nhiên và đời sống con người
- Tìm hiểu các đặc điểm chung của động vật có xương sống
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, sưu tầm tranh ảnh một số ĐVCXS.
2. HS: Nghiên cứu trước bài mới.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trong mục 2
HS: thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi
+ Đại diện các nhóm cho kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Có thể phân tích thêm sau mỗi câu trả lời của HS để HS hiểu sâu hơn. B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu vai trò của ĐVCXS trong tự nhiên và đời sống con người.
* Những sản phẩm từ cá mà con người sử dụng:
+ Thịt cá làm thực phẩm chứa nhiều đạm, nhiều vitamin, dễ tiêu hóa
+ Dầu, gan cá nhám có nhiều vitamin A và D, chất chiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc dùng làm dược phẩm
+ Da cá nhám dùng để làm giày, cặp.
* Lưỡng cư có ích cho nông nghiệp và đời sống con người vì: tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng về đêm; tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh cho con người như: ruồi, muỗi, bọ gậy...
+ Nguyên nhân gây nên sự giảm sút các loài lưỡng cư trong tự nhiên: săn bắt làm thực phẩm; sử dụng thuốc trừ sâu quá mức gây ô nhiễm môi trường.
* Lợi ích của chim
Đối với động, thực vật:
- Chim phát tán quả và hạt
- Chim ăn sâu bọ giúp bảo vệ cây trồng
- Chim làm thức ăn cho một số loài động vật khác
Đối với con người:
- Lông chim có ích trong trang trí, may mặc
- Chim được chăn nuôi (gia cầm) làm thực phẩm
- Chim phục vụ giải trí: công, vẹt...
* Số lượng thú ngày càng bị suy giảm do:
- Con người săn bắt trái phép, quá mức.
- Thiên tai: cháy rừng, lũ... làm phá hủy môi trường sống của chúng
- Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm sinh học.
Hậu quả:
- Thiếu nguồn cung cấp thức ăn
- Thiếu nguồn cung cấp đồ trang trí, mĩ nghệ
- Gây tuyệt chủng một số loài động vật quý hiếm
* Biện pháp bảo vệ:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho mọi người cùng bảo vệ động vật hoang dã
- Gây dựng môi trường sống cho động vật hoang dã như: trồng rừng, ngăn chặn chặt phá rừng...
- Lập các khu bảo tồn động vật hoang dã.
GV yêu các HS thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập điền từ.
HS thảo luận nhóm hoàn thiện bài tập điền từ.
- Đại diện nhóm cho đáp án, lớp nhận xét, bổ xung 3. Tìm hiểu các đặc điểm chung của ĐVCXS
Đặc điểm chung của động vật có xương sống là cơ thể có xương sống. Cấu tạo cơ thể của động vật có xương sống rất đa dạng; nhờ đó chung thích nghi được với môi trường sống. Động vật có xương sống sống theo phương thức dị dưỡng Đa số Động vật có xương sống có vai trò quan trọng đối với con người và tự nhiên.
3. Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học .
- Đọc và nghiên cứu nội dung phần C.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ