Giáo án PTNL bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………. 

Ngày soạn:................ 

Ngày dạy:................

Tiết số:................

Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Học sinh Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì? Đa dạng của thực vật được thể hiện qua: + Số lượng các loài; + Số lượng cá thể trong loài.

-  Sự đa dạng của môi trường sống.

-  Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.: Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp bảo vệ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích khái quát, hoạt động nhóm.

3. Thái độ hành vi

-  Tự xác định trách nhiệm trong việc tuyên truyền bảo vệ TV ở địa phương.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của GV:

-  Tranh một số thực vật quí hiếm.

-  Sưu tầm tin, ảnh về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng

2. Chuẩn bị của HS: Sưu tầm thông tin như GV.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

Câu  1. Điền những từ thích hợp hoàn thành các câu sau:

Thực vật, nhất là thực vật……..có công dụng nhiều mặt, ý nghĩa kinh tế của chúng rất lớn: cho……….dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp, cung cấp……. Tài nguyên đó làm giàu cho tổ quốc,

Bên cạnh đó cũng có một số cây……… cho sức khoẻ, cần hết sức thận trọng khi ……..hoặc tránh ................. .

Câu  2. Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?

2. Bài học:

A. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Mỗi loài trong giới TV khác nhau về những đặc điểm nào? Học sinh lần lượt kể ra các đặc điểm: về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống…Tập hợp tất cả các loài TV với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới TV

Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của TV đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của TV.

B. Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.  

Mở bài: Mỗi loài trong giới TV đều có những nét đặc trưng về cấu tạo hình dạng, kích thước, nơi sống… . Tập hợp tất cả tạo nên sự đa dạng của giới thực vật

Hoạt động 1: Đa dạng thực vật là gì ?

Mục tiêu: Học sinh phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì: Đa dạng của thực vật được thể hiện qua: + Số lượng các loài; + Số lượng cá thể trong loài.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

Bước 1: Giáo viên

? Kể tên những TV mà em biết? Chúng thuộc những ngành nào? Sống ở đâu?

Bước 2: Giáo viên tổng kết: dẫn học sinh tới khái niệm đa dạng của TV là gì?

? Nhận xét khái quát về tình hình TV ở địa phương.

? Đa dạng của Thực vật là gì?

- Thảo luận toàn lớp:

+ Một đến 2 học sinh trình bày tên thực vật học sinh khác NX.

+ Một học sinh nhận biết chúng thuộc những ngành nào và nơi sống.

- Học sinh đọc đoạn thông tin mục I  hiểu được khái niệm.

 

Yêu cầu:Tiểu kết: Khái niệm: SGK/ 157

Hoạt động 2: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam.

Mục tiêu: Học sinh nắm được: Việt Nam có sự đa dạng về Thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị nhưng đang bị giảm sút nên trở nên hiếm.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

a.Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật.

- HĐ1: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn  mục 2a thảo luận

+ Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về TV?

- Đại diện 1-2 nhóm trình bày nhóm khác nhận xét

Bước 2: Giáo viên bổ sung, tổng kết lại về tính đa dạng cao của TV ở Việt Nam.

- Giáo viên: yêu cầu học sinh tìm 1 số TV có giá trị kinh tế và khoa học.

b.Sự suy giảm tính đa dạng của TV ở Việt Nam.

? Thế nào là sự suy giảm tính đa dạng TV?

Bước 3: Giáo viên nêu vấn đề: ở Việt Nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 10000-20000 ha rừng nhiệt đới.

 Cho học sinh làm bài tập sau;

Theo em những nguyên nhan nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của TV (Khoanh tròn vào ý đúng)

1.Chặt phá rừng làm rẫy.

2.Chặt phá rừng để buôn bán gỗ lậu.

3.Khoán nuôi rừng.

4.Cháy rừng.

5. Lũ lụt.

6. Chặt cây làm nhà.

 giáo viên chữa đáp án: các nguyên nhân: 1,2 ,4, 6.

- HĐ2: từ kết quả bài tập trên nêu các nguyên của sự suy giảm tính đa dạng của TV, hậu quả

Bước 4: Giáo viên bổ sung, chốt lại vấn đề.

- HĐ3: cho học sinh đọc thông tin về TV quí hiếm, trả lời câu hỏi

+ thế nào là TV quí hiếm?

+ Kể tên 1 vài cây quí hiếm mà em biết?

- Giáo viên: nhận xét, chốt lại kiến thức.

 

 

- Học sinh dựa vào khái niệm nêu được

+ Đó là sự suy giảm về số lượng loài số lượng cá thể trong loài.

+ Môi trường sống của TV bị thu hẹp.

 

 Học sinh làm bài tập

 

- 1 -2 học sinh báo cáo kết quả, học sinh khác NX.

 

 

 

 

 Học sinh thảo luận nhóm phát biểu (5').

- Học sinh thảo luận nhóm phát biểu

 

 

- Học sinh đọc thông tin trả lời câu hỏi.

-1-2 học sinh phát biểu, lớp bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Do: nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi..

 

 

- Một vài học sinh phát biểu, lớp bổ sung

 

Tiểu kết:

Việt Nam có sự đa dạng về Thực vật khá cao, trong đó nhiều loài có giá trị nhưng đang bị giảm sút nên trở nên hiếm.

Hoạt động   3.Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

Mục tiêu: Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật: Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp bảo vệ.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của HS

? Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?

? Cho biết các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của TV 1 học sinh đọc 5 biện pháp SGK.

 Liên hệ

? Bản thân em đã làm gì được trong việc bảo vệ TV?

- Do: nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi..

- Học sinh đọc các biện pháp SGK ghi nhớ

 

- Học sinh thảo luận:

+ Tham gia trồng cây.

+ Bảo vệ cây cối hiểu được khái niệm.

Yêu cầu: Tiểu kết: - Các biện pháp SGK/158.

3. Củng cố

Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.

Câu  1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1/ Tính đa dạng của thực vật là:

  1. Sự phong phú về số lượng các loài.
  2. Sự phong phú về số lượng cá thể trong mỗi loài
  3. Sự đa dạng về môi trường sống
  4. Cả a,b,c đều đúng

2/ Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật Việt Nam do:

  1. Khai thác bừa bãi
  2. Đốt phá rừng
  3. Khí hậu thay đổi
  4. Không thích nghi với điều kiện sống.

Câu  2. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng của thực vật Việt Nam.

4. Vận dụng tìm tòi mở rộng

Mục tiêu:

+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Đọc phần “Em có biết”

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc trước trước Bài 50.

* Rút kinh nghiệm bài học:

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ