Tuần:………
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
Tiết số:................
Bài 38: RÊU - CÂY RÊU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá, nhưng có cấu tạo đơn giản: Cơ quan sinh dưỡng : thân, lá, rễ (giả) ; Cơ quan sinh sản : túi bào tử.
- Sinh sản bằng bào tử.
- So sánh với thực vật có hoa: chưa có mạch dẫn, chưa có rễ thật, chưa có hoa, quả.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh rút ra kiến thức.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh cấu tạo của cây rêu ; Mẫu cây rêu. Kính lúp.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm một số loại rêu tường, có thêm túi bào tử thì càng tốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
GV đưa bài tập: Chọn đáp án đúng nhất:
1/ Cơ thể tảo có cấu tạo:
A. Cơ thể chỉ có một tế bào. B. Cơ thể có nhiều tế bào
C. Cơ thể đơn bào hoặc đa bào. D. Cơ thể đa bào.
2/ Tảo là Thực vật bậc thấp vì:
A. Chưa có rễ, thân và lá thật. B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
C. Sống ở nước. D. Cả B và C.
2. Bài học
A. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay... kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát tảo, tảng rêu tường
Bước 2: Giáo viên hỏi: Bằng sự hiểu biết của em, rêu sống ở đâu? So sánh kích thước của rêu so với tảo?
HS trả lời.
Bước 3: GV: Chuẩn kiến thức vào bài: Giữa rêu và tảo khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản như thế nào?
B. Hình thành kiến thức:
Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Mở bài: Trong tự nhiên có những cây rêu rất nhỏ bé (có khi chiều cao chưa tới 1cm), thường mọc thành từng đám, tạo thành một lớp thảm màu lục tươi. Đó là cây rêu, vậy rêu có cấu tạo và đặc điểm gì? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu
Hoạt động 1: Môi trường sống của rêu.
Mục tiêu: Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá, nhưng có cấu tạo đơn giản: Cơ quan sinh dưỡng: thân, lá, rễ (giả) ; Cơ quan sinh sản: túi bào tử.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK/ 126 và cho biết :
? Rêu sống ở đâu . Bước 2: Giáo viên chiếu tranh: môi trường sống của rêu |
HS độc lập nghiên cứu thông tin, ghi nhớ kiến thức, kết hợp với hiểu biết của mình trả lời câu hỏi của GV. Rêu sống ở nơi đất ẩm. Đại diện 1-2 học sinh phát biểu Lớp bổ sung. |
Yêu cầu: Tiểu kết:
Rêu sống trên cạn ở những nơi đất ẩm ướt.
Hoạt động 2: Quan sát cây rêu.
Mục tiêu: Sinh sản bằng bào tử.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đặt mẫu vật lên bàn theo nhóm, tách một cây , quan sát bằng mắt thường và kính lúp, đối chiếu với H 38.1 sgk/ 126. Yêu cầu học sinh tự thực hiện lệnh tam giác SGK/ 126. Bước 2: Giáo viên chiếu H 38.1 SGK . Yêu cầu đọc thông tin trả lời câu hỏi. + Đặc điểm các bộ phận của cơ quan sinh dưỡng? Bước 3: GV: tổng kết ý kiến đúng và giảng giải thêm: Rêu tuy có dạng cây ( có thân, rễ , lá) nhưng cấu tạo còn đơn giản thô sơ. Thân không có sự phân nhánh, chưa có mạch dẫn, lá mỏng, nhỏ, chưa có đường gân thực sự, rễ là những sợi đa bào giống rễ và thực hiện chức năng của rễ, chưa có mạch dẫn . Yêu cầu 1 học sinh nhắc lại: đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây rêu. Bước 4: Giáo viên chiếu tranh: một đoạn rong mơ, cây rêu và cây cải có hoa. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tổ: + So sánh đặc điểm khác nhau về cơ quan sinh dưỡng của cây rêu với rong mơ (tảo) và cây có hoa? - Giáo viên: thu bài 2 nhóm làm nhanh nhất, dán lên bảng. GV chiếu đáp án: ? Hãy chỉ ra sự tiến hoá của rêu so với tảo. + Giáo viên giảng giải thêm chỉ cho học sinh thấy được sự tiến hoá của rêu so với tảo và cây có hoa so với rêu. Khẳng định: Rêu là thực vật sống ở cạn đầu tiên được xếp vào nhóm Thực vật bậc cao cùng với những thực vật có thân, rễ, lá khác. |
- Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên : đặt mẫu vật lên bàn theo nhóm, tách một cây , quan sát bằng mắt thường và kính lúp, đối chiếu với H 38.1 sgk/ 126. - Cá nhân ghi nhận kiến thức trả lời câu hỏi lệnh tam giác SGK/ 126. - Học sinh thảo luận nhóm bàn : Yêu cầu nêu được : Cơ quan sinh dưỡng của rêu gốm có : - Rễ giả - Thân ngắn, không phân nhánh - Lá nhỏ và mỏng + Lá và thân không có mạch dẫn. Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét , bổ sung. - Học sinh ghi nhớ kiến thức.
- Một học sinh nhắc lại.
- Học sinh thảo luận theo nhóm tổ, thống nhất câu trả lời điền vào bảng phụ nhóm.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện học sinh trả lời.
- Học sinh nghe và ghi nhớ thông tin. |
Tiểu kêt: Cây rêu có thân ngắn, không phân nhánh, lá nhỏ, mỏng chưa có mạch dẫn, rễ giả có khả năng hút nước.
Hoạt động 3: Túi bào tử và sự phát triển của rêu
Mục tiêu: So sánh với thực vật có hoa : chưa có mạch dẫn, chưa có rễ thật, chưa có hoa, quả.
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên chỉ vị trí của túi bào tử trên mẫu câu rêu thật nếu có, chiếu tranh H 38.2 sgk/126: yêu cầu học sinh quan sát và nghiên cứu thông tin SGK/126 và cho biết: ? Đặc điểm của túi bào tử. ? Rêu sinh sản và phát triển nòi giống bằng gì. Bước 2: Giáo viên chiếu: sơ đồ Sự phát triển của rêu. ? Trình bày sự phát triển của rêu. Bước 3: Giáo viên gọi 1 học sinh trình bày trên sơ đồ. |
HS quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của giáo viên : . Yêu cầu nêu được : - Túi bào tử có nắp và cuống dài. - Rêu sinh sản bằng bào tử chứa trong túi bào tử. - Đại diện học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét bổ sung. - Học sinh rút ra lêt luận. |
Tiểu kết: - Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử, rêu sinh sản bằng bào tử.
- Sự phát triển của rêu:
Túi bào tử ------------------- Bào tử rơi ra ngoài ------------------- cây rêu con.
chín mở nắp gặp đất ẩm nảy mầm
Hoạt động 4: Vai trò của rêu
Mục tiêu:
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên chiếu tranh: các môi trường có rêu sống. Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK/127 và cho biết: ? Rêu có lợi ích gì. Bước 2: Giáo viên chiếu đáp án. Bước 3: Giáo viên giảng giải thêm về sự hình thành chất mùn và tạo than. Bước 4: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu kết luận về vai trò của rêu. |
HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi của giáo viên : - Đại diện học sinh trình bày, học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Học sinh ghi nhận kiến thức.
HS rút ra lêt luận. |
Tiểu kết: SGK/ 127
* Ghi nhớ :SGK trang 127
3. Củng cố
Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV hỏi: Bài hôm nay cần nắm vấn đề gì?
GV đưa bài tập: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm có: ……… , ……. , chưa có …….. chính thức.
Trong thân và lá rêu chưa có …………………. . Rêu sinh sản bằng …………… được chứa trong túi bào tử, cơ quan này nằm ở …………… cây rêu.
Gv đưa đáp án, công bố biểu điểm, yêu cầu học sinh đổi chéo bài , chấm điểm cho nhau.
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Mở ô chữ.
4. Vận dụng tìm tòi:
Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Nghiên cứu trước bài 39
- Mỗi nhóm mang một cây dương xỉ, nếu có túi bào tử thì càng tốt.
* Rút kinh nghiệm bài học: