Giáo án VNEN bài Đặc trưng của cơ thể sống (T1)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Đặc trưng của cơ thể sống (T1). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Chủ đề 5: ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
BÀI 10: ĐẶC TRƯNG CỦA CƠ THỂ SỐNG (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được dấu hiệu tổ chức cấp cơ thể.
- Phân biệt được các dấu hiệu giống và khác nhau về hoạt động sống của cơ thể thực vật và cơ thể động vật.
- Chỉ và gọi tên được các bộ phận của cơ thể sinh vật.
- Lập được bảng so sánh về cấu tạo cơ thể thực vật và động vật.
2. Kỹ năng
- Quan sát và nhận biết được các dấu hiệu đặc trưng về cấu tạo cơ thể của thực vật và động vật trong môi trường sống xung quanh.
3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật.
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, tranh hình
2. HS: Nghiên cứu trước bài
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm hãy kể tên những thực vật và động vật mà em biết.
+ Tiếp tục quan sát hình 10.1 chỉ ra đâu là cơ thể động vật, đâu là cơ thể thực vật?
HS: thảo luận theo nhóm, lần lượt trả lời các câu hỏi
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: GV hỏi tiếp:
+ Làm thế nào để nhận biết một vật nào đó là sống hay không sống?
HS tiếp tục thảo luận
+ Các nhóm bổ xung tự hoàn thiện kiến thức. A. Hoạt động khởi động
* Cơ thể động vật và thực vật
Vật sống có sự trao đổi chất, lớn lên, sinh sản...

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin và thảo luận về 7 dấu hiệu đặc trưng của tổ chức cấp cơ thể.
HS: thảo luận theo nhóm, tự đọc thông tin và ghi nhớ 7 dấu hiệu đặc trưng của cơ thể sống
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
GV: đánh giá nhóm có kết quả đúng nhất
GV yêu câu HS lấy ít nhất 20 ví dụ về các vật khác nhau theo bảng sau:
STT SV đang sống Đã từng sống, nhưng giờ đã chết Không sống
1 ..... ..... .....
2
HS: có thể liên hệ thực tế vào giờ ra chơi hoặc ở nhà để lấy ví dụ khoảng 20 vật khác nhau.
- Hoặc có thể liên hệ ngay tại sân trường. Báo cáo kết quả thu được theo nhóm.
GV: tiếp tục cho HS tự tìm hiểu những đặc điểm của thế giới sống, về các mức độ của cây xanh và con người ở SHD tr54, 55, thảo luận trả lời câu hỏi phần dưới.
HS thảo luận nhóm, đưa ra ý kiến
- Đại diện báo cáo kết quả, các nhóm khác đánh giá, tự rút ra kết luận. B. Hoạt động hình thành kiến thức
Một sinh vật sống đầy đủ 7 đặc điểm sau:
- Dinh dưỡng; Sinh sản; Di chuyển (động vật); Bài tiết; Hô hấp; Cảm ứng; Sinh trưởng
- Tóm tắt sơ đồ hình 10.3
+ hình 10.3a: Cây xanh  cơ quan  Mô  tế bào thực vật  phân tử (ADN)
+ hình 10.3b: Cơ thể người  Hệ cơ quan  Cơ quan  Mô  Tế bào
- Các cấp độ chưa được thể hiện ở hình:
+ cấp độ dưới tế bào: phân tử, nguyên tử, bào quan
+ cấp độ trên cơ thể: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu nội dung còn lại

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ