Giáo án PTNL bài: Ôn tập

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Ôn tập. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

 Tuần:………

Ngày soạn:................

Ngày dạy:................

Tiết số:................ 

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

-  Ôn tập củng cố lại toàn bộ hệ thống kiến thức các chương VII- VIII – IX- X về cấu tạo, chức năng của hoa, quả hạt, đặc điểm của các nhóm thực vật từ tảo rêu  quyết hạt trần hạt kín cùng với sự phát triển của giới thực vật

-  Khái quát vai trò của TV trong tự nhiên

-  Đặc diểm cấu tạo, cách dinh dưỡng của vi khuẩn - nấm - địa y.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá kiến thức.

-  Rén kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

-  Có thái độ tích cực học tập, yêu thích bộ môn.

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm, máy chiếu, phim trong, bút dạ.

2. Chuẩn bị của HS: Ôn lại từ Bài 30 đến bài 52. Hệ thống kiến thức theo từng chương.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đánh giá trong giờ ôn tập

2. Tiến trình.

A. Khởi động (5’)

Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

B. Hình thành kiến thức

Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.

Hoạt động 1: I .Các khái niệm

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.

Hoạt động của giáo viên

Hoat động của học sinh

I. Các khái niệm

- HĐ1:

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm chia lớp làm 3 nhóm trả lời câu hỏi.

+ Nhóm I: Sự thụ phấn, tự thụ phấn, thụ tinh, giao phấn, hoa đơn tính, lưỡng tính

+ Nhóm II: Thế nào là dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

+ Nhóm III: Thế nào là quả khô, quả thịt, lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm.

Bước 2: Giáo viên chiếu lên màn hình bài làm của 1 số nhóm nhóm khác bổ sung.

Bước 3: Giáo viên sửa chữa

- Hoạt động nhóm thống nhất ý kiến ghi câu trả lời vào giấy trong  (5')

 

 

 

 

 

 

- Các nhóm theo dõi bài làm trên màn hình, nhận xét.

 

- Sự thụ phấn: + Sự tự thụ phấn.

                      + Sự giao phấn.

- Sự thụ tinh

- Quả khô, quả thịt.

- Lớp 1 lá mầm, lớp 2 lá mầm.

- Dinh dưỡng dị dưỡng, hoại sinh, kí sinh, cộng sinh.

Hoạt động 2: II. Các nhóm thực vật.

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.

- HĐ2: giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm hoàn thành bảng vào phiếu học tập  (5')

GV hoàn thiện kíên thức.

HS thảo luận nhóm :

- Đại diện 2-3 học sinh lên bảng hoàn thành, học sinh khác NX, bổ sung.

 

                        Thực vật bậc thấp  Các ngành tảo

                        (………)

Giới TV

 

 

                                                    (……) Ngành rêu

                        TV bậc cao

                        (……..)                                   (…..) Ngành dương xỉ

                                                   (……)                     

                        (…) Ngành hạt trần

(…...)

                        (….) Ngành hạt kín

? Thế nào là phân loại thực vật?

? Có các ngành thực vật nào?

? Nêu rõ sự tiến hoá từ thấp đến cao của các ngành thực vật trên?

- Học sinh nêu được:

Các ngành thực vật và đặc điểm của các ngành.

+ Tảo là TV bậc thấp chưa có rễ, thân, lá.

+ Rêu đã có thân, lá, rễ giả, chưa có mạch dẫn.

+ quyết: đã có thân, rễ, lá, có mạch dẫn

+Hạt trần: cơ quan sinh dưỡng đa dạng, sinh sản bằng nón chưa có hoa, quả.

+ Hạt kín: sinh sản bằng hoa quả, hạt nằm trong quả.

- Đặc điểm của các ngành TV

+ Tảo

+Rêu

+ Quyết

+ Hạt trần

+ Hạt kín.

Hoạt động 3 : III : Tổng kết vai trò của TV trong tự nhiên và đời sống con người.

Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức về tính đa dạng và thích nghi của thực vật trong điều kiện sống cụ thể.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh nêu được vai trò của thực vật trong tự nhiên ?

- Và trong đời sống con người ?

 

 

 

 

Bước 2: Giáo viên chốt kiến thức:

- Học sinh nêu khái quát

+ Có ích: trong tự nhiên: giữ ổn định lượng khí CO2 và O2 đảm bảo sự hoạt động bình thường của các SV.

- Điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường bảo vệ đất, giữ nước.

-  Trong đời sống: thực vật làm thức ăn, nơi ở cho nhiều động vật. Cung cấp lương thực thực phẩm, gỗ củi, thuốc.

+ Có hại?

Hoạt động 4: IV : Vi khuẩn – Nấm- Địa y.

Mục tiêu:

- Giáo viên: yêu cầu học sinh ? Phân biệt đặc điểm cấu tạo, lối sống của nấm, vi khuẩn, địa y.

? Phân biệt vi khuẩn hoại sinh, kí sinh.

- Học sinh nêu khái quát đặc điểm cấu tạo, lối sống của nấm, vi khuẩn, địa y.

- Vi khuẩn kí sinh:

- Vi khuẩn hoại sinh

3. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Yêu cầu học sinh học thuộc nội dung bài theo dàn ý đã ghi  và các câu hỏi tự luận.

* Rút kinh nghiệm bài học:

…………………………………

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ