Giáo án VNEN bài Sự sinh sản ở cây xanh (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sự sinh sản ở cây xanh (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 16: SỰ SINH SẢN Ở CÂY XANH (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được “Sinh sản ở thực vật là gì?”
- Phân biệt được các hình thức sinh sản của thực vật.
- Trình bày được vai trò của sinh sản đối với thực vật.
- Ứng dụng kiến thức sinh sản ở thực vật trong việc nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống mới năng suất cao.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng quan sát mẫu vật để xác định các hình thức sinh sản.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức chăm sóc và bảo vệ thực vật
4. Các năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho HS
- Năng lực hợp tác, năng lực tự học, giải quyết vấn đề, NL sử dụng ngôn ngữ sinh học, NL vận dụng kiến thức vào thực tiễn...
- Phẩm chất: Sống thích ứng và hài hòa với môi trường, biết chia sẻ, yêu thương...
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu sinh sản vô tính của thực vật
- Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, mẫu vật (như: cây rau má, củ gừng, củ khoai lang, lá bỏng)
2. HS: 1 số mẫu vật như của GV.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Hình thức tổ chức dạy học
- HS hoạt động cá nhân – nhóm trong lớp học
2. Phương pháp
- Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học nhóm
3. Kĩ thuật
- Chia nhóm, công não, giao nhiệm vụ, tia chớp
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: cho HS tìm hiểu thế nào là sinh sản hữu tính. Yêu cầu HS quan sát hình 16.6, sau đó hãy thảo luận và:
+ Vẽ sơ đồ, mô tả chu trình sống của cây hoa theo H16.6
+ Nhận xét hình thức sinh sản hữu tính của cây có hoa.
+ Nhận xét tính ưu việt của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính.
HS: cá nhân quan sát hình, thảo luận nhóm và thực hiện các yêu cầu của mục này.
- Đại diện báo cáo đáp án từng phần cụ thể. Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức
GV đặt câu hỏi:
? Thụ phấn là gì. Có mấy hình thức thụ phấn
HS nêu được khái niệm về thụ phấn, 2 hình thức thụ phấn ở thực vật
GV yêu cầu HS quan sát hình 16.7 và điền vào hình cho phù hợp với các hình thức thụ phấn ở thực vật.
HS tự quan sát hình và điền được chú thích phù hợp
- Đại diện báo cáo, lớp nhận xét.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm giải thích thế nào là tự thụ phấn, thế nào là giao phấn.
HS thảo luận theo nhóm giải thích
Đại diện nêu ý kiến, các nhóm khác nhận xét  chốt lại đáp án.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió rồi đại diện báo cáo đáp án.
HS: Thảo luận chỉ ra được đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ, nhờ gió.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, sử dụng các từ gợi ý cho sẵn để hoàn thành đoạn văn.
HS thảo luận nhóm nhanh và điền từ phù hợp
- Đại diện báo cáo đáp án của nhóm
B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Hình thức sinh sản hữu tính
a) Sinh sản hữu tính
- Sơ đồ:
(thụ phấn) hạt phấn + noãn  hợp tử (thụ tinh)  phôi  quả  cây mon (hạt nảy mầm)  cây trưởng thành
- Sinh sản hữu tính nhờ cơ quan sinh sản có sự kết hợp của tính đực và tính cái.
b) Thụ phấn:
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn khác nha là tự thụ phấn và giao phấn.
- Chú thích hình 16.7
1. giao phấn
2. giao phấn
3. Tự thụ phấn
Giải thích:
+ Tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
+ Giao phấn là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm; Đĩa mật nằm ở đáy hoa; Hạt phấn to, có chất dính, có gai; Đầu nhụy thường có chất dính
Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng: Hoa tập trung ở ngọn cây; Bao hoa thường tiêu giảm; Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng; Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ; Đầu hoặc vòi nhụy dài, nhiều lông
c) Thu tinh, kết hạt và tạo quả
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) có trong hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn. tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
GV yêu cầu HS tự đọc thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành bảng.
HS: cá nhân đọc thông tin, thảo luận nhóm, hoàn thiện bảng trong 3’
- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận
- Lớp nhận xét, chốt đáp án 3. Đọc thông tin và hoàn thành bảng
Hoàn thành bảng
3. Hướng dẫn về nhà
- Học bài cũ.
- Đọc và nghiên cứu nội dung còn lại của bài.

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ