Tuần:……….
Ngày soạn:................
Ngày dạy:................
Tiết số:................
Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được: Khái niệm phân loại thực vật là gì?
- Nêu được các bậc phân loại thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành
- Vẽ sơ đồ bậc phân loại thực vật,
- Ví dụ:
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân tích thông tin.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài thực vật.
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của giáo viên: bảng phụ
- Chuẩn bị của học sinh xem lại đặc điểm chính của các ngành thực vật đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
- Câu1: Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng
1/ Dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm:
- Cấu tạo của hạt.
- Số lá mầm của phôi.
- Cấu tạo cơ quan sinh sản.
- Cấu tạo cơ quan sinh dưỡng.
2/ Trong những nhóm cây sau đây, nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:
- Cây cải, cây đậu, cây ngô.
- Cây sim, cây lúa, cây hoa hồng.
- Cây cà chua, cây ớt, cây phượng.
- Cây táo, cây ổi, cây bưởi.
2. Bài học
A. Khởi động:
Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Ta đã tìm hiểu các nhóm thực vật từ Tảo đến cây hạt Kín. Chúng hợp thành giới Thực vật.
Ta thấy thực vật rất đa dạng và phức tạp. Tảo: 20000 loài, rêu: 2200 loài, dương xỉ:1100 loài; hạt trần 600 loài; hạt kín gồm 300000 loài. Để tìm hiểu rõ hơn về chúng người ta chia chúng thành các nhóm nhỏ hơn. Công việc đó gọi là: Phân loại thực vật.
B. Hình thành kiến thức.
Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: Phân loại thực vật là gì?
Mục tiêu: Nêu được: Khái niệm phân loại thực vật là gì?
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh độc lại thôi tin đầu bài:? Em hiểu thế nào về Giới thực vật? Bước 2: Giáo viên dẫn dắt: để hiểu khái niệm: Phân loại thực vật là gì? chúng ta hãy hoàn thành lệnh tam giác SGK/ 140. Bước 3: Yêu cầu học sinh nêu khái niệm: Phân loại thực vật. |
- Học sinh đọc sách, nêu được: các nhóm thực vật từ Tảo đến hạt Kín chúng hợp lại thành giới Thực vật. HS thảo luận nhóm thực hiện lệnh tam giác SGK/ 140 Yêu cầu nêu được: (1) Khác nhau. (2) Giống nhau. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. |
Yêu cầu: Tiểu kết: Việc tìm hiểu sự giống và khác nhau của thực vật rồi xếp chung vào các nhómlớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là Phân loại thực vật.
Hoạt động 2: Các bậc phân loại.
Mục tiêu: Nêu được các bậc phân loại thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên giới thiệu các bậc phân loại: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – loài Bước 2: Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu rõ khái niệm về “ nhóm”. “nhóm” không phải là một khái niệm chính thức trong phân loại và không thuộc về một bậc phân loại nào... ,... . Vì vậy, sau khi học xong khái niệm về PLTV chúng ta không nên dùng nhóm hạt Trần mà nói: Ngành Hạt Trần,... ? Trong các bậc phân loại thực vật trên, bậc phân loại nào là bậc cơ sở, bậc phân loại nào là khái quát nhất. Bước 3:GV giới thiệu: ở các bậc thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật càng ít. ? Thế nào là loài. |
- Học sinh nghe và ghi nhớ thông tin.
Yêu cầu hiểu được: - Không dùng khái niệm “nhóm” để gọi các bậc phân loại chính thức.
- Bậc phân loại cơ sở là : Loài. - Bậc phân loại cao nhất là : Ngành - Học sinh trình bày khái niệm về Loài: Loài là tập hợp những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo,... - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. |
Tiểu kết:
Thực vật chia thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:
Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài.
Hoạt động 3: Các ngành thực vật.
Mục tiêu: Vẽ sơ đồ bậc phân loại thực vật
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Bước 1: Giáo viên Treo bảng phụ: Sơ đồ phân chia giới thực vật. Bước 2: GV: Ghép các cụm từ vào các chữ số trên sơ đồ để hoàn thành sơ đồ: Khái quát sự phân chia của giới thực vật. Bước 3: Giáo viên chốt kiến thức: mỗi ngành TV có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành. |
- Học sinh nghiên cứu thông tin SGK/ 141, ghi nhớ thông tin. - Cử đại diện nhóm lên bẳng thực hiện. - Mỗi nhóm 2 học sinh lên bảng ghép nội dung cho phù hợp. - Học sinh trả lời: Ngành hạt kín: - Lớp Hai lá mầm. - Lớp một lá mầm. |
* Ghi nhớ :SGK trang 14 1.
3. Củng cố
Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
GV hỏi: Thế nào là phân loại thực vật? Trật tự phân loại?
? Trình bày sơ đồ khái quát sự phân chia giới thực vật.
? Chia ngành hạt kín thành 2 lớp theo cách trên.
4. Vận dụng, mở rộng.
Mục tiêu:
+ Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
GV đưa bài tập: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) .
Câu: |
Đúng |
Sai |
1/ Tảo là ngành TV bậc thấp, chưa có thân, rễ, lá, sống ở dưới nước là chủ yếu. |
|
|
2/ Rêu là thực vật bậc thấp . |
|
|
3/ Ngành Hạt trần cơ quan sinh sản là nón. |
|
|
4/ Loài là bậc phân loại cơ sở. |
|
|
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong vở bài tập
- Đọc trước bài 4 4.
* Rút kinh nghiệm bài học: