Giáo án PTNL bài 1+2: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 1+2: Đặc điểm của cơ thể sống - Nhiệm vụ của sinh học. Bài học nằm trong chương trình sinh học 6. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:………..     

Ngày soạn:….

Ngày dạy:................……

Tiết số:...............………                                                                                                   

MỞ ĐẦU SINH HỌC

Bài 1, 2:  ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG - NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.

- Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật nói riêng.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.

- Rèn kĩ năng quan sát, tư duy, suy luận.

- Rèn khả năng hoạt động nhóm, khai thác thông tin.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.

4. Năng lực:

- Năng lực đọc hiểu và xử lí thông tin, năng lực vận dụng kiến thức

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tư duy sáng tạo

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh ảnh, mẫu vật về một vài nhóm sinh vật, sử dụng hình vẽ 2.1 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Hòn đá, một đồ vật, một cây xanh, tranh ảnh về động vật.

III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Khởi động (3 phút)

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa thể giải quyết được       ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh môi nhóm nêu một số sinh vật gần gũi xung quanh cuộc sống của các em?

Học sinh: Cây bàng, con gà, con lợn, con trâu, cây lúa…..

Bước 2: Giáo viên: Em hãy cho biết những sinh vật trên có tác động như thế nào tới cuộc sống của chúng ta?

Học sinh: Giúp ích cho cuộc sống của con người.

Bước 3: Giáo viên: Vậy sinh vật có hại cho con người không?

Học sinh: Có thể trả lời đúng hoặc sai.

Bước 4: Những vấn đề trên là 1 phần của nội dung “nhiệm vụ của sinh học” chúng ta sẽ nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn trong bài học hôm nay.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (30 phút)

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động Khởi động.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung, yêu cầu cần đạt

HOẠT ĐỘNG 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. (3’)

Mục tiêu: Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng

Bước 1:

- Giáo viên: cho học sinh kể tên một số, cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, 1 con, 1 đồ vật.

- Học sinh tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế.

Bước 2:

- Giáo viên: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :

- Con cá, cây đậu cần điều kiện gì để sống?

- Cái bàn (hòn đá) có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?

- Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?

- Yêu cầu thấy được con cá và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn hòn đá không thay đổi.

Bước 3: Giáo viên chữa bài bằng cách gọi học sinh trả lời.

Bước 4: Giáo viên tìm thêm một số ví dụ về  vật sống và vật không sống.

- Giáo viên: yêu cầu học sinh rút ra kết luận.

- Một vài học sinh bổ sung.

 

HOẠT ĐỘNG 2: Đặc điểm của cơ thể sống (13’)

Mục tiêu: Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng qua các ví dụ.

Bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát bảng SGK trang 6, giáo viên giải thích tiêu đề của cột 3 và cột 6 và 7.

- Học sinh quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7.

Bước 2: Giáo viên giải thích giúp học sinh hiểu:

    + Trao đổi chất: Lấy các chất cần thiết và loại bỏ chất thải ra ngoài.

VD: Quá trình quang hợp, quá trình hô hấp,...

    + Lớn lên: Sinh trưởng và phát triển.

VD: Sự lớn lên của cây bưởi, con gà,...

    + Sinh sản:

VD: Sự ra hoa, kết quả của cây phượng, mèo đẻ con,...

    + Cảm ứng

VD: Hiện tượng cụp lá của cây xấu hổ

Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động độc lập, giáo viên kẻ bảng SGK vào bảng phụ.

- Học sinh hoàn thành bảng SGK trang 6 (Học sinh điền vào vở luyện tập)

`- Một học sinh lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của giáo viên, học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.

- Học sinh ghi tiếp các ví dụ khác vào bảng.

Bước 4: Giáo viên chữa bài bằng cách gọi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét.

- Giáo viên: hỏi: qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?

Đáp án Bảng SGK/6

1. Nhận dạng vật sống và vật không sống

- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản.

 - Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản.

 

 

 

 

 

 

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  2. Đặc điểm của cơ thể sống:

      + Trao đổi chất với môi trường.

     + Lớn lên và sinh sản.

 

STT

Ví dụ

Lớn lên

Sinh sản

Di chuyển

Lấy các chất cần thiết

Loại bỏ các chất thải

Vật sống

Vật không sống.

1

Hòn đá

-

-

-

-

-

 

    +

2

Con

 gà

    +

    +

    +

    +

    +

    +

 

3

Cây đậu

    +

    +

-

    +

    +

    +

 

4

Cái

đàn

-

-

-

-

-

 

    +

Hoạt động 3: Sinh vật trong tự nhiên (8’)

a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật

Bước 1: Giáo viên: yêu cầu học sinh làm bài tập mục  trang 7 SGK.

- Qua bảng thống kê em có nhận xét về thế giới sinh vật? (gợi ý: nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với người? ...)

- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?

Bước 2: Học sinh hoàn thành bảng thống kê trang 7 GSK (ghi tiếp 1 số cây, con khác).

Bước 3: Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét.

Bước 4: Rút ra kết luận: sinh vật đa dạng.

 

Hoạt động 4: Nhiệm vụ của sinh học (8’)

Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:

- Chương trình Sinh học THCS gồm các phần nào ?

- Nhiệm vụ của sinh học là gì? Vì sao sinh học lại có nhiệm vụ đó.

- Nhiệm vụ của Thực vật học là gì ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu Thực vật học.

- Học sinh đọc thông tin SGK từ 1-2 lần, tóm tắt nội dung chính để trả lời câu hỏi.

Bước 2: Giáo viên gọi 1-3 học sinh trả lời.

Bước 3: Giáo viên cho 1 học sinh đọc to nội dung: nhiệm vụ của thực vật học cho cả lớp nghe.

- Theo các em thế nào là sử dụng hợp lí thực vật ?

- Học sinh nghe rồi bổ sung hay nhắc lại phần trả lời của bạn.

- Học sinh nhắc lại nội dung vừa nghe.

3. Sinh vật trong tự nhiên:

a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật:

 Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người

b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên :

Sinh vật được chia thành 4 nhóm chính: Vi khuẩn, Nấm, Thực vật, Động vật.

 

 

4. Nhiệm vụ của sinh học:

- Nhiệm vụ của sinh học (SGK trang 8)

- Nhiệm vụ của thực vật học (SGK trang 8)

 Hoạt động 3: Luyện tập (3 phút)

- Mục tiêu: Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được.

- Giáo viên: yêu cầu học sinh làm bài tập trắc nghiệm.

Chọn đáp án đúng:

1/ Trong những nhóm vật sau đây, nhóm nào gồm toàn vật sống?

  1. Cây tre, con cóc, con khỉ, cây cột điện.
  2. Cây nến, con mèo, con lật đật, cây xương rồng.
  3. Cây táo, cây ổi, con gà, con chó.           
  4. Cây cà phê, cái thước kẻ, con dao, con cá.

2/ Đặc điểm chung của cơ thể sống là:

  1. Có sự trao đổi chất với môi trường.                 B. Có khả năng di chuyển.

      C. Có khả năng sinh sản.                                    D. Cả A, B và C.

Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (2 phút)

- Mục tiêu:

Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, tương  tự tình huống/vấn đề đã học.

+ Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Là học sinh em phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?

4. Dặn dò (1 phút)

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Làm bài tập trong vở Luyện tập Sinh học.

- Chuẩn bị: 1 số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên.

- Đọc trước Bài 3/ SGK, sưu tầm tranh ảnh và tìm hiểu thêm thông tin về một số loài thực vật.

* Rút kinh nghiệm bài học:

 

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 6, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ